Lipistad 10
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Stellapharm, Công ty liên doanh Stella |
Công ty đăng ký | Công ty liên doanh Stella |
Số đăng ký | VD-23352-15 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Atorvastatin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | a1592 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Mỡ Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 14395 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Lipistad 10 được chỉ định trong hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng trong điều trị tăng cholesterol toàn phần, làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-C,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Lipistad 10.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén bao phim Lipistad 10 có thành phần là:
- Hoạt chất chính là Atorvastatin hàm lượng 10 mg.
- Các thành phần tá dược khác hoàn chỉnh 1 viên.
Dạng bào chế: Thuốc Lipistad 10 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lipistad 10
2.1 Tác dụng của thuốc Lipistad 10
Tác dụng của thuốc Lipistad 10mg được thể hiện qua thành phần hoạt chất chính bào chế nên thuốc là Atorvastatin.
Atorvastatin hoạt động dựa trên cơ chế ức chế quá trình hoạt động của enzym HMGCoA reductase (là enzym sinh tổng hợp các cholesterol có trong máu); đồng thời ngăn ngừa nồng độ cholesterol xấu (LDL) tăng cao, là nguyên nhân có thể gây ra các bệnh như: bệnh mạch vành, bệnh đau tim, đột quỵ.
Bên cạnh đó, Atorvastatin còn có tác dụng làm chậm quá trình sinh tổng hợp của các triglycerid, làm nồng độ này giảm xuống khi tăng cao, từ đó được áp dụng để điều trị một số thuốc về các bệnh liên quan.
2.2 Chỉ định dùng thuốc Lipistad 10
Thuốc Lipistad 10 trị bệnh gì? Lipistad 10 thường được bác sỹ chỉ định dùng trong các trường hợp được kể đến sau đây:
- Trường hợp tăng lipid huyết (gồm tăng cholesterol và lipid huyết hỗn hợp có hoặc không); tăng cholesterol có yếu tố gia đình đồng hợp tử (vẫn còn LDL).
- Lipistad 10 chỉ định để điều trị các bệnh lý với tình trạng rối loạn betalipoprotein huyết (loại III).
- Dùng để hỗ trợ các biện pháp hạ lipid khác khi chế độ ăn kiêng và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Lipistad 20 (Atorvastatin 20mg)- thuốc điều trị mỡ máu hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Lipistad 10
3.1 Liều dùng của thuốc Lipistad 10
Tuân thủ theo sự chỉ định về liều dùng của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sỹ vì có thể gây nên những hậu quả khôn lường. Tham khảo liều dùng dưới đây:
Liều dùng điều trị tình trạng rối loạn lipid hỗn hợp và tăng cholesterol huyết nguyên phát ở người lớn: sử dụng liều mỗi ngày 10-20 mg.
Liều dùng để đạt được mục tiêu giảm LDL-cholesterol > 45%: 40 mg/1 ngày. [1]
Liều duy trì: sử dụng 10-80 mg/1 ngày.
Điều trị bệnh tăng cholesterol huyết có tính gia đình đồng hợp tử: điều trị với liều 10-80 mg/1 ngày.
Dị hợp tử ở bé trai trên 10 tuổi và bé gái ở tuổi dậy thì: dùng liều 10 mg/1 ngày, và liều tối đa là 20 mg/1 ngày.
Nếu bệnh nhân dùng điều trị tình trạng tăng cholesterol huyết có tính gia đình và có đang sử dụng cùng thuốc khác thì bác sỹ sẽ cân đối liều lượng sao cho đam lại hiệu quả và độ an toàn cao nhất cho người bệnh.
3.2 Cách dùng thuốc Lipistad 10 hiệu quả
Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim nên được dùng theo đường uống. Chú ý uống nguyên viên, không nhai thuốc khi uống.
Sử dụng thuốc có kèm theo chế độ ăn kiêng hợp lý và tập thể dục thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Ngoài những hướng dẫn của bác sỹ, để đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần đọc thật kỹ những hướng dẫn về cách dùng có trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Lipistad 10mg.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên thường xuyên khám định kỳ theo chỉ định của bác sỹ để theo dõi tiến triển của bệnh, và điểu chỉnh liều phù hợp với mỗi giai đoạn.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Lipistad 10 STELLA cho các đối tượng sau đây:
- Bệnh nhân có các biểu hiện dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần hoạt chất, tá dược nào có trong thuốc.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, nhất là 3 tháng đầu; phụ nữ vẫn đang cho con bú.
- Bệnh nhân gặp các vấn đề về chức năng gan và đang có hướng tiến triển; bệnh nhân ở tình trạng tăng aminotransferase có trong huyết thanh kéo dài và không xác định được nguyên nhân.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Thuốc Tormeg 20mg (Atorvastatin) là thuốc gì? giá bao nhiêu?
5 So sánh mẫu mới và mẫu cũ của thuốc Lipistad 10
Mẫu thuốc mới và mẫu thuốc cũ Lipistad 10 đều có cùng công ty sản xuất là công ty Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm (được đổi tên từ công ty TNHH Liên doanh STADA – Việt Nam), đồng thời hàm lượng dược chất của hai thuốc cũng tương đương nhau.
Hình ảnh mẫu cũ:
Hình ảnh mẫu mới:
Do đó, Lipistad 10 STELLA là tên thuốc mới của Lipistad 10 STADA. Bạn đọc có thể kéo lên đầu trang để xem hình ảnh chi tiết và chính xác nhất của mẫu thuốc mới nhất đang lưu hành trên thị trường Việt Nam hiện nay.
6 Tác dụng phụ
Tùy vào khả năng miễn dịch và cơ địa của từng người, tác dụng phụ của thuốc Lipistad 10mg có thể xảy ra hoặc không. Các tác dụng phụ thường gặp đối với bệnh nhân khi sử dụng thuốc có thể là: rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu đau bụng, khô da, nổi mề đay, nhược cơ, hồi hộp,...
Thông báo các tình trạng bạn gặp phải trong khi sử dụng thuốc cho bác sỹ biết và có hướng giải quyết phù hợp.
7 Tương tác
Lưu ý: Thuốc có thể tương tác với một số thuốc khác, làm giảm hoạt tính cũng như tăng khả năng gây ra tác dụng phụ của cả 2 thuốc.
Bệnh nhân nên chú ý điều này để báo cho bác sỹ biết các loại thuốc/sản phẩm/khoáng chất,... mình đang dùng để hạn chế các trường hợp không đáng có xảy ra.
8 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
8.1 Lưu ý và thận trọng
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu các biểu hiện gây ra bởi tác dụng phụ diễn ra kéo dài, nên tạm ngưng dùng thuốc và báo cho bác sỹ được biệt.
Đặc biệt thận trọng khi sử dụng với các đối tượng: nghiện rươu, đối tượng gặp các vấn đề về chức năng gan.
Thận trọng trong quá trình lái xe và vận hàng máy móc nặng do tác dụng phụ của thuốc có thể làm người bệnh buồn ngủ, mất tỉnh táo. Do vậy, tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng thuốc vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến công việc hằng ngày.
8.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Không sử dụng thuốc Lipistad 10 cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, nhất là 3 tháng đầu và bà mẹ vẫn đang cho con bú.
8.3 Bảo quản
Mỗi thuốc khác nhau sẽ có cách bảo quản khác nhau. Tham khảo cách bảo quản thuốc có đi kèm trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Cần chú ý nên bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
Sử dụng thuốc ngay sau khi tách khỏi vỉ. Không sử dụng thuốc hết hạn hoặc đã hư hỏng.
Để thuốc xa tầm tay trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-23352-15.
Nhà sản xuất: Công ty liên doanh Stella - Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim.
10 Lipistad 10 giá bao nhiêu?
Thuốc Lipistad 10 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, hiện tại giá sản phẩm đã được cập nhật ở đầu trang. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn nhanh nhất.
11 Thuốc Lipistad 10 mua ở đâu?
Thuốc Lipistad 10 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Lipistad 10 để mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy ở: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc hãy liên hệ với các dược sĩ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Trong các thử nghiệm so sánh, Atorvastatin cho thấy nồng độ Cholesterol toàn phần (TC), LDL-C, TG và Apolipoprotein B-100 (apo B) trong huyết thanh giảm nhiều hơn so với Pravastatin, Simvastatin, hoặc Lovastatin. [2]
- Thuốc dung nạp tốt, ở một số nghiên cứu, Atorvastatin liều lên đến 80mg/ngày vẫn được dung nạp tốt.
- Atorvastatin đã được nghiên cứu rộng rãi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát các biến cố tim mạch, và có một số lợi thế lâm sàng so với nhiều statin khác về những khía cạnh này.
- Atorvastatin làm giảm 36% nguy cơ tương đối của các biến cố bệnh mạch vành nguyên phát (CHD) (p = 0,0005) so với giả dược ở bệnh nhân tăng huyết áp.
- So với Simvastatin, liệu pháp Atorvastatin tích cực làm giảm 17-22% nguy cơ nhồi máu cơ tim (MI) không tử vong. Hơn nữa, các thử nghiệm ALLIANCE (Khởi đầu hạ lipid tích cực làm giảm các biến cố tim mới) và GREACE (GREEk Atorvastatin và Đánh giá bệnh tim mạch vành) nêu bật lợi ích của Atorvastatin ở bệnh nhân CHD (bệnh mạch vành nguyên phát) ổn định. [3]
13 Nhược điểm
- Sử dung liều cao Atorvastatin có thể gây ra các sự biểu hiện của các gen đích liên kết với yếu tố điều hòa sterol (SREBP), gây ra các tác động khác với các tác động làm giảm chức năng gan. [4]
Tổng 21 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dung thuốc Lipistad 10 do nhà sản xuất cung cấp đã được Bộ Y Tế phê duyệt. Tải bản PDF tại đây
- ^ H S Yee, N T Fong( cập nhật tháng 10 năm 1998), Atorvastatin in the treatment of primary hypercholesterolemia and mixed dyslipidemias, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023
- ^ Marcello Arca, Achille Gaspardone( cập nhật năm 2007), Atorvastatin efficacy in the primary and secondary prevention of cardiovascular events, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023
- ^ Núria Roglans, Joan C Verd, Cristina Peris, Marta Alegret, Manuel Vázquez, Tomás Adzet, Cristina Díaz, Gonzalo Hernández, Juan C Laguna, Rosa M Sánchez( cập nhật năm 2002), High doses of atorvastatin and simvastatin induce key enzymes involved in VLDL production, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023