Levothyrox 50μg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Merck KGaA, Merck KGaA |
Công ty đăng ký | Merck KGaA |
Số đăng ký | VN-17750-14 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Levothyroxine |
Xuất xứ | Đức |
Mã sản phẩm | hm1213 |
Chuyên mục | Thuốc Nội Tiết - Chuyển Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Levothyrox 50μg được chỉ định để điều trị bệnh suy giáp và dự phòng tái phát sau phẫu thuật bướu giáp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Levothyrox 50μg.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Levothyrox 50μg chứa:
Dược chất: Levothyroxine Sodium hàm lượng 50mcg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Nhóm thuốc: Thuốc nội tiết.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Levothyrox 50mcg mỗi hộp 30 viên
2.1 Tác dụng của thuốc Levothyrox 50μg
2.1.1 Dược lực học
Levothyrox 50μg được tổng hợp dưới dạng hormon và chủ yếu bài tiết ở tuyến giáp.
Hormon T4 bài tiết ở tuyến giáp làm tăng tốc độ quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tăng nhanh quá trình chuyển hóa các mô và tế bào. Ở thai nhi và trẻ em mới sinh, hormon ở tuyến giáp rất quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, phát triển toàn bộ các mô xương và mô não. ở người trưởng thành, ngoài một số ác động chung, hormon T3 và T4 còn giúp duy trì chức năng của não, tiêu hóa thức ăn và duy trì nhiệt độ trong cơ thể.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sinh khả dung 80%. Levothyroxine hấp thu ở ruột non. Nồng độ cao nhất sau uống 5-6 giờ.
Phân bố: Tỷ lệ gắn 99,97%.
Chuyển hóa: Ở gan, não, thận, cơ.
Thải trừ: Nửa đời thải trừ là 7 ngày, 3-4 ngày, 9-10 ngày ở người thường, người tăng năng giáp, người suy giáp. Đào thải qua nước tiểu, thận.
2.2 Chỉ định của thuốc Levothyrox 50μg
Thuốc Levothyrox 50μg là thuốc gì?
Bướu giáp đơn thuần lành tính, dự phòng tái phát sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, tùy thuộc tình trạng hormon sau phẫu thuật.
Dự phòng và phòng tránh tái phát bướu cổ.
Điều trị thay thế trong suy giáp.
Điều trị ức chế trong ung thư giáp.
Phối hợp thuốc kháng giáp điều trị cường giáp.
Chẩn đoán trong xét nghiệm ức chế tuyến giáp.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Levothyrox 100mcg: Tác dụng - cách dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Levothyrox 50μg
3.1 Liều dùng của thuốc Levothyrox 50μg
Bướu giáp đơn thuần lành tính, dự phòng tái phát sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, tùy thuộc tình trạng hormon sau phẫu thuật: 75-200 mcg/ngày.
Điều trị thay thế trong suy giáp:người lớn: khởi đầu 25-50 mcg/ngày, duy trì 100-200 mcg/ngày; trẻ em: khởi đầu 12.5-50 mcg/ngày, duy trì 100-150 mcg/m² bề mặt cơ thể.
Điều trị ức chế trong ung thư giáp: 150-300 mcg/ngày.
Phối hợp thuốc kháng giáp điều trị cường giáp: 50-100 mcg/ngày.
Chẩn đoán trong xét nghiệm ức chế tuyến giáp (dùng viên 100mcg): 200 mcg/ngày. Sơ sinh và trẻ nhỏ suy giáp bẩm sinh: khởi đầu 10-15 mcg/kg mỗi ngày trong 3 tháng đầu.
Sử dụng thuốc trước bữa sáng 30 phút đến 1 tiếng.
3.2 Levothyrox 50μg uống lúc nào?
Thuốc bào chế dưới dạng viên nén, dùng đường uống. Bạn có thể uống thuốc với một chút nước lọc. Không nên uống thuốc kèm thực phẩm, đồ uống đặc biệt là đồ uống có Cafein vì có thể giảm hấp thu thuốc.
4 Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần trong Levothyrox 50μg.
Suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên và nhiễm độc giáp chưa điều trị; nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp, viêm toàn tim cấp; phối hợp levothyroxin và tác nhân kháng giáp cho cường giáp thời kỳ mang thai.
Trẻ nhỏ chưa thể uống được viên nén.
Người tăng cường chức năng tuyến giáp đang sử dụng thuốc có các chất đối kháng giáp trạng được tổng hợp nên. Lời khuyên: khuyến cáo không sử dụng thuốc này đối với người bị bệnh tim mất bù, các bệnh ở động mạch vành và tim mà không thể kiểm soát được.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc Berlthyrox 100mg là thuốc gì, giá bao nhiêu? có tác dụng gì?
5 Tác hại của thuốc Levothyrox 50μg
Đối với người đang có bệnh lý ở tim: Levothyrox làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh tim: Đau thắt ngực, nhịp tim không ổn định, nhồi máu cơ tim.
Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cường giáp: tim đậo nhanh, không ngủ được, đau đầu, dễ kích thích, nhanh gầy, đi ngoài. Khi thấy các triệu chứng này phải dừng sử dụng thuốc ngay, bắt đầu sử dụng lại sau vài ngày với liều ít hơn.
Ở trẻ em đang bú mẹ và trẻ nhỏ gây tăng bài tiết Canxi qua nước tiểu.
6 Tương tác
Với thuốc chống đông máu: hormon T3 và T4 ở tuyến giáp làm tăng tác dụng chống đông máu.
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: hormon T3 và T4 làm giảm công dụng của thuốc điều trị tiểu đường.
Làm tăng tác dụng của các thuốc điều trị trầm cảm. Cả 2 thuốc làm tăng tác động qua lại.
- Colestyramine: gây giảm tác dụng của hormon T3 và T4
- Các thuốc làm cảm ứng men: tăng nhanh sự chuyển hóa hormon T3 và T4
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đề phòng: không khuyên dùng nếu mắc chứng béo phì do suy giảm chức năng tuyến giáp dù dùng 1 thuốc hay phối hợp nhiều loại thuốc.
Nếu sử dụng liều quá thấp thì chưa đủ gây ra tác dụng còn sử dụng liều quá cao dễ gây ngộ độc. Gây chán ăn khi dùng chung với các thuốc Amphetamin.
Tác dụng của LT4 giống các triệu chứng của không hấp thu thuốc, nếu có thì chỉ có trong thời gian từ nửa tháng đến một tháng.
Cẩn thận: chất lượng trong cân bằng chữa trị phải được kèm theo sự kiểm tra nội tiết của cơ thể. Cần theo dõi thật kĩ khi rối loạn mạch vành và nhịp tim không ổn định.
Cẩn thận trong các trường hớp mắc: tăng huyết áp, suy giảm chức năng tuyến vỏ thượng thận, khó ăn, gầy sút, lao.
ở người mắc đái tháo đường: hormon T3 và T4 làm tăng đường trong máu, do đó cần tăng liều thuốc điều trị đái tháo đường.
Nếu bệnh nhân từng mắc bệnh về tim mạch, phải đo điện tâm đồ.
7.2 Lưu ý sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Với phụ nữ có thai và đang cho con bú: Hormon T3 T4 khó qua hàng rào nhau thai nên chưa thấy tác dụng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Việc điều trị vẫn được diễn ra bình thường những cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.
7.3 Xử trí quá liều
Triệu chứng:
- Tăng T3.
- Tăng vận động.
- Tim đập nhanh.
- Lo lắng, băn khoăn.
- Động kinh.
- Đột tử tim.
Xử trí:
- Ngừng điều trị.
- Làm các xét nghiệm kiểm tra.
- Dùng thuốc chẹn beta.
- Tinh lọc huyết tương.
7.4 Bảo quản
Levothyroxin rất dễ bị phân hủy nếu tiếp xúc với ánh sáng, bảo quản ở nơi râm và thoáng mát, dưới 30 độ.
Để xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-17750-14
Nhà sản xuất: Công ty Merck Sante S.A.S - Đức.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Levothyrox 50μg giá bao nhiêu?
Thuốc Levothyrox 50μg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Levothyrox 50μg mua ở đâu?
Thuốc Levothyrox 50μg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Levothyrox 50μg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Giá thành rẻ.
- Viên uống tiện sử dụng.
- Thuốc Levothyrox 50μg mang đến tác dụng tốt trong điều trị bệnh lý bướu giúp lành tính cũng như dự phòng nguy cơ tái nhiễm sau phẫu thuật cũng như là lựa chọn hiệu quả thay thế trong suy giáp,...
- Thuốc Levothyrox 50μg được nhà máy lớn nhất nước Đức về hóa chất sản xuất, có quy trình sản xuất tiên tiến.
- Levothyroxin được xem là liệu pháp hiệu quả để điều trị lâu dài ở người bệnh suy cận giáp với TSH >10mIU/L.[1]
- Hiện nay có nhiều nghiên cứu kiểm chứng việc sử dụng phối hợp liothyronine và levothyroxine để tăng hiệu quả nhưng levothyroxine vẫn được xem là liệu pháp hàng đầu trong điều trị suy giáp thay thế các liệu pháp khác.[2]
12 Nhược điểm
- Thuốc cần bác sĩ chỉ định.[3]
- Thuốc Levothyrox 50μg có thể gặp tác dụng phụ
13 Thông báo sự thay đổi mẫu mã của thuốc Levothyrox 50μg
Hiện nay, Levothyrox 50μg đã có mẫu mới, khi đem so sánh với mẫu cũ thì không có sự khác biệt về thành phần, tác dụng, nhà sản xuất,... Mẫu bao bì ngoài thay đổi được trình bày như hình dưới.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Jan Calissendorff, Henrik Falhammar (Ngày đăng 19 háng 1 năm 2020). To Treat or Not to Treat Subclinical Hypothyroidism, What Is the Evidence?, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Héctor F Escobar-Morreale, José I Botella-Carretero, Gabriella Morreale de Escobar (Ngày đăng 25 tháng 10 năm 2014). Treatment of hypothyroidism with levothyroxine or a combination of levothyroxine plus L-triiodothyronine, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Levothyrox 50μg do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây