Latanzen 10mg
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Ladophar, Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Serrapeptase |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | d22074 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Latanzen 10mg được dùng trong điều trị phù nề, viêm xoang, viêm mũi. Bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin giới thiệu tới các bạn những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Latanzen 10mg.
1 Thành phần
Nhóm thuốc: Thuốc kháng viêm.
Thành phần: Thuốc Latanzen 10mg có chứa các thành phần chính bao gồm:
- Serratiopeptidase có hàm lượng 10 mg.
- Ngoài ra thuốc còn chứa các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của Latanzen 10mg
2.1 Tác dụng của thuốc Latanzen 10mg
Serratiopeptidas là hoạt chất có trong thuốc Latanzen có tác dụng là:
- Được biết đến với công dụng chống viêm hiệu quả, hoạt chất thường được dùng trong các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
- Những trường hợp chấn thương, phẫu thuật nội ngoại khoa có thể dùng Latanzen 10mg để giảm đau, chống viêm.
- Giảm viêm trong các trường hợp viêm mũi, viêm răng khôn, viêm amidan, viêm xoang,...
- Chống viêm nhiễm tiết niệu và sinh dục, cụ thể trong những bệnh viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm tinh hoàn.
- Thuốc được dùng để điều trị đục thủy tinh thể, xuất huyết mắt.
2.2 Chỉ định của Latanzen 10mg
Người bị sưng tấy, phù nề nguyên nhân do chấn thương, phẫu thuật,...
Điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản.
Điều trị viêm nha chu, phòng ngừa nhiễm khuẩn sau nhổ răng.
3 Liều dùng - Cách dùng Latanzen 10mg
3.1 Liều dùng Latanzen 10mg
Liều điều trị cho người lớn: Uống 1 viên/ lần, ngày 3 lần.
3.2 Cách dùng thuốc Latanzen 10mg hiệu quả
Thuốc Latanzen 10mg được bào chế dạng viên nén bao phim nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống.
Uống Latanzen 10mg với khoảng 30 – 50 ml. Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn.
Bệnh nhân không được bẻ đôi, hòa viên thuốc cùng các loại nước hoặc giã nhỏ viên thuốc trước khi uống vì có thể làm giảm chất lượng thuốc và khả năng hấp thu của thuốc trong cơ thể.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo Thuốc Methylprednisolon 16 - Liều dùng - Cách sử dụng.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần Serratiopeptidas hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.
5 Tác dụng phụ
Trên hệ tiêu hóa có thể buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ăn uống kém, đầy hơi, chướng bụng…
Trên da và các tổ chức của da: Mẩn ngứa, ban đỏ.
Ngưng sử dụng thuốc Latanzen 10mg và đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để có hướng xử trí phù hợp nếu xuất hiện biểu hiện bất thường.
6 Tương tác
Không dùng thuốc chống đông máu như Warfarin, Heparin… cùng Latanzen 10mg.
Cẩn trọng khi dùng các loại kháng sinh như Tetracycline, Erythromycin với thuốc Latanzen 10mg vì có thể gây độc tính.
==>> Xem thêm thuốc Thuốc Medexa Tab.16mg điều trị rối loạn da, dị ứng nặng, viêm nhiễm
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý khi sử dụng Latanzen 10mg
Theo dõi bệnh nhân và thật thận trọng với bệnh nhân suy giảm chức năng của gan khi dùng Latanzen 10mg.
Những bệnh nhân suy thận mức độ nặng hoặc gặp tình trạng rối loạn đông máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Cân nhắc khi dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson hoặc người già.
Thuốc Latanzen 10mg có thể gây ra tác dụng như nhức đầu, chóng mặt, do đó có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người lái xe và vận hành máy móc, người lao động nặng. Những đối tượng này nên cân nhắc về lịch trình hoạt động, làm việc khi dùng thuốc.
Sử dụng đúng liều thuốc được ghi trên nhãn tuyệt đối không được sử dụng quá liều vì có thể gây hiện tượng ngộ độc, quá liều.
Không tự ý dừng thuốc trong quá trình điều trị vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh đang mắc phải.
Chú ý đọc kỹ lại thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Latanzen 10mg.
7.2 Lưu ý khi dùng thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú
Hiện nay chưa có nghiên cứu hay báo cáo về độ an toàn cũng như khả năng qua hàng rào nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ của thuốc Latanzen 10mg nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
Không để thuốc nơi ẩm ướt.
Bảo quản thuốc tránh tia UV của ánh sáng mặt trời.
Đọc kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì trước khi sử dụng thuốc.
Quan sát thuốc có bị thay đổi màu sắc hay bị chảy nước hay không, nếu có bạn cần ngưng sử dụng thuốc.
Bảo quản thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em, nên đựng thuốc trong các hộp y tế gia đình.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Thuốc Latanzen 10mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc Latanzen 10mg gồm 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Latanzen 10mg giá bao nhiêu?
Thuốc Latanzen 10mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Latanzen 10mg mua ở đâu?
Thuốc Latanzen 10mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc Latanzen 10mg tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, hoặc số 120 Đội Cấn, Ba Đình Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Serratiopeptidase được chỉ định cho bệnh nhân sau phẫu thuật giúp cải thiện đáng kể tình trạng sưng tấy và cứng hàm sau khi nhổ răng hàm thứ 3. Thuốc cũng cải thiện tình trạng viêm tốt hơn so với giả dược trong 5 ngày điều trị. [1]
- Serratiopeptidase cho thấy hoạt tính chống viêm, chống phù nề, giảm đau, kháng sinh mạnh mẽ và được bán dưới dạng viên nén bao tan trong ruột liều cố định hoặc riêng lẻ kết hợp với các loại thuốc khác. [2]
- Dạng bào chế giúp dược chất không bị phá hủy bởi acid dịch vị.
- Thuốc được sản xuất trong nước nên giá thành phù hợp, dễ dàng tìm mua trên thị trường.
12 Nhược điểm
- Liều dùng cần lặp lại 3 lần một ngày do đó có thể gây nên tình trạng quên liều.
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Zaid Tamimi và cộng sự (Ngày đăng năm 2021). Efficacy of serratiopeptidase after impacted third molar surgery: a randomized controlled clinical trial, PubMed. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Tapan K Chaudhuri (Ngày đăng năm 2019). Enhanced production of recombinant serratiopeptidase in Escherichia coli and its characterization as a potential biosimilar to native biotherapeutic counterpart, PubMed. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023