Korulac Cap. 200mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Hankook Korus Pharm, Hankook Korus Pharm. Co., Ltd. |
Công ty đăng ký | Hana Pharm. Co., Ltd. |
Số đăng ký | VN-16277-13 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Etodolac |
Xuất xứ | Hàn Quốc |
Mã sản phẩm | hm5093 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Korulac Cap. 200mg được chỉ định để điều trị viêm xương khớp, thống kinh, dau do gout cấp hay giả gout,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Korulac Cap. 200mg.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Korulac Cap. 200mg có thành phần chính là Etodolac 200mg cùng với các tá dược Lactose, Corn starch, Hydroxypropylcellulose, Magnesium stearate vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Korulac Cap. 200mg
2.1 Tác dụng của thuốc Korulac Cap. 200mg
Vì Korulac 200mg là 1 thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid (NSAID) nên cơ chế tác dụng của thuốc Korulac 200mg lên cơ thể người chưa hoàn toàn sáng tỏ. Nhưng ngày nay, cơ chế thuốc thuộc nhóm NSAID được cho rằng liên quan đến việc ức chế enzym cyclooxygenase (COX), đây là 1 enzym có tác dụng tổng hợp lên prostaglandin (PG) gây ra phản ứng đau, sốt, viêm. Cụ thể:
Thuốc tác dụng lên COX-1 ở thành dạ dày, thành mạch, thận. Ức chế COX-1 có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như loét dạ dày tá tràng,...
Thuốc tác dụng lên COX-2 ở các tổ chức mô viêm hay tổn thương. Ức chế COX-2 thường có lợi hơn trên lâm sàng hơn so với COX-1 vì không gây ra tác dụng không mong muốn.
2.2 Chỉ định thuốc Korulac Cap. 200mg
Bệnh nhân bị viêm xương và viêm khớp với triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau.
Bệnh nhân đang bị thống kinh (tức là phụ nữ gặp tình trạng đau bụng trong những ngày hành kinh).
Bệnh nhân điều trị cơn đau, cơn viêm gây ra bởi các đợt gout cấp hay giả gout.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Seotolac 200mg: tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Korulac Cap. 200mg
3.1 Liều dùng thuốc Korulac Cap. 200mg
Tùy vào loại triệu chứng, thể trạng cơ thể bệnh nhân, tuổi tác, cân nặng mà liều lượng có thể được điều chỉnh để phù hợp với bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân dùng với mục đích giảm đau thì ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần. Mỗi lần từ 200 đến 400mg, sử dụng cách nhau từ 6 đến 8 tiếng. Tối đa trong 1 ngày chỉ được sử dụng 1000mg.
Đối với bệnh nhân mắc các viêm xương - viêm khớp, liều khởi phát có thể là 1 ngày từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 300mg hoặc 1 ngày 2 lần, mỗi lần 400mg hoặc 1 ngày 2 lần, mỗi lần 500mg. Liều sử dụng giảm đau kéo dài thường là trong 1 ngày với liều tối đa dưới 600mg.
3.2 Cách dùng thuốc hiệu quả
Người bệnh nên uống viên thuốc Korulac Cap. 200mg cùng với một cốc nước lọc đầy (ít nhất khoảng 50ml nước). Người bệnh không được phép nhai viên thuốc, hay nghiền viên thuốc trước khi uống.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Etodolac hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định sử dụng với bệnh nhân bị dị ứng chéo với Aspirin hay với các thuốc NSAID khác hoặc bệnh nhân sau khi dùng aspirin hay các thuốc NSAID khác gặp các triệu chứng như hen suyễn, nổi mày đay, polip mũi, phù mạch.
Chống chỉ định sử dụng với bệnh nhân bị suy gan nặng, suy thận nặng.
Chống chỉ định sử dụng với bệnh nhân mắc hội chứng loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Chống chỉ định sử dụng với bệnh nhân sau khi phẫu thuật đặt ống thông mạch vành xong gặp tình trạng đau.
Chống chỉ định sử dụng với phụ nữ dự định có thai hay đang có thai và trong thời kỳ cho con bú.
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra thường nhẹ và thoáng qua, chủ yếu gặp trên đường tiêu hóa. Cụ thể các triệu chứng như là buồn nôn, nôn, ợ hơi, đầy bụng, viêm thực quản, loét dạ dày - tá tràng, táo bón, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt hoặc tiềm ẩn.
Các triệu chứng trên lâm sàng ít gặp hơn ở bệnh nhân như:
Ở đường tiết niệu: Khó tiểu hay tiểu nhiều lần, thậm chí suy thận.
Ở da và mô mềm: Ban đỏ, ngứa, nổi mẩn.
Ở hệ thần kinh: chóng mặt, trầm cảm hay bị kích thích.
Các triệu chứng khác: mờ mắt, ù tai, nhạy cảm với ánh sáng, ớn lạnh, sốt, phù, giữ nước.
6 Tương tác
Kết hợp Korulac 200mg với các thuốc kháng acid dạ dày có thể làm giảm nồng độ của Etodolac trong máu, từ đó làm giảm hấp thu Etodolac vào cơ thể.
Kết hợp Korulac Cap. với Cycloserin, Digoxin, lithium, methotrexat sẽ làm hạn chế quá trình các thuốc trên, ở lại trong cơ thể lâu hơn và từ đó tăng tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân.
Kết hợp Korulac 200mg với các thuốc lợi tiểu thì làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu lên cơ thể bệnh nhân.
Kết hợp Korulac 200mg với thuốc chống đông máu (Heparin, dẫn xuất dicumarol) thì làm tăng tỷ lệ chảy máu ở bệnh nhân.
Kết hợp Korulac 200mg với thuốc ức chế Angiotensin làm ảnh hưởng xấu đến thận, thậm chí là suy thận.
Nếu bệnh nhân thấy biểu hiện lâm sàng gì bất thường trong quá trình kết hợp thuốc thì cần phải đến cơ sở y tế gần nhất.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng Korulac 200mg ở bệnh nhân bị rối loạn tim mạch hay thận nhẹ và những bệnh nhân cao tuổi. Cần theo dõi chức năng thận thường xuyên và nên sử dụng liều thấp nhất có thể vì thuốc có nhiều độc tính lên thận.
Trong quá trình sử dụng Korulac 200mg cần phải luôn theo dõi chức năng gan. Tình trạng gan có thể xấu đi, thậm chí viêm gan có thể xuất hiện mà không có triệu chứng báo trước.
Lưu ý bệnh nhân sử dụng thuốc Korulac có thể xảy ra hiện tượng kết tụ tiểu cầu nhưng vẫn hồi phục được.
7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng thuốc cho các đối tượng này để đảm bảo an toàn.
7.3 Bảo quản
Trong quá trình sử dụng Korulac 200mg, bệnh nhân nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nhiệt độ cần thiết là dưới 30°C, để xa tầm tay trẻ em.
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng quy định bảo quản để thuốc đạt hiệu quả cao nhất.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-16277-13.
Đóng gói: 1 hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang. Kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng.
Nhà sản xuất: Hankook Korus Pharma Co., Ltd.
9 Thuốc Korulac Cap. 200mg giá bao nhiêu?
Thuốc Korulac Cap. 200mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Korulac Cap. 200mg mua ở đâu?
Thuốc Korulac Cap. 200mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Korulac Cap. 200mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Etodolac là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chỉ bán theo đơn và được sử dụng lâu dài để điều trị viêm khớp mãn tính và ngắn hạn để điều trị đau cấp tính.
- Etodolac là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có hiệu quả trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và viêm cột sống dính khớp, và giảm đau sau phẫu thuật.
- Etodolac cũng giúp giảm các loại đau khác, bao gồm đau do bệnh gút và chấn thương. [1]
- rong viêm khớp dạng thấp, etodolac, dùng hai lần mỗi ngày, có hiệu quả tương đương với aspirin liều vừa phải (3 đến 4 g mỗi ngày), nhưng được dung nạp tốt hơn. [2]
12 Nhược điểm
- Cũng như các thuốc không steroid khác, các vấn đề về Đường tiêu hóa là tác dụng phụ được báo cáo thường xuyên nhất, nhưng tỷ lệ mắc hầu hết các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa chỉ cao hơn một chút so với giả dược. [3]
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả JA Balfour và cộng sự (Ngày đăng năm 1991). Etodolac. A reappraisal of its pharmacology and therapeutic use in rheumatic diseases and pain states, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Korulac Cap. 200mg, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Lynch , RN Brogden (Ngày đăng năm 1986). Etodolac. A preliminary review of its pharmacodynamic activity and therapeutic use, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023