Klamentin 500/62.5
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Hậu Giang - DHG, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang |
Số đăng ký | VD-22423-15 |
Dạng bào chế | Thuốc bột pha hỗn dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 24 gói x 2g |
Hoạt chất | Amoxicillin, Aspartame, Manitol, Acid Clavulanic |
Tá dược | Natri Citrat (Sodium Citrate Dihydrate), Sodium Benzoate (Natri Benzoat), Aerosil, Acid Citric Monohydrate |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm1437 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1809 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi gói thuốc Klamentin 500/62.5 bao gồm:
- Amoxicillin hàm lượng 500mg, acid clavulanic hàm lượng 62,5g.
- Tá dược vừa 2g (aerosil, avicel, natri benzoat, acid citric khan, natri citrat, aspartam, bột hương dâu, PVP K30, Manitol).
Nhóm thuốc: thuốc kháng sinh.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Klamentin 500/62.5
2.1 Tác dụng của thuốc Klamentin 500/62.5
Thành phần dược chất chính của thuốc Klamentin 500/62.5 bao gồm: Amoxicillin và acid clavulanic có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu.
Amoxicillin:
Amoxicillin là kháng sinh bán tổng hợp, bị phân hủy bởi men beta lactamase của vi khuẩn. Hoạt chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế việc tổng hợp PG – chất quan trọng trong quá trình tổng hợp nên thành tế bào của vi khuẩn.[1]
Amoxicillin có phổ tác dụng rộng, thuốc có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm hiếu khí và kỵ khí như Haemophilus influenza, Escherichia coli, Proteus vulgari, Bacteroides,... và vi khuẩn Gram dương hiếu khí và kỵ khí như Streptococcus faecalis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Clostridium,...[2]
Acid clavulanic:
Acid Clavulanic có cấu trúc tương tự như cấu trúc của kháng sinh penicillin và có thể kháng men Beta lactamase, ức chế cạnh tranh men Betalactam với penicillin. Vì vậy khi kết hợp với amoxicillin thì phổ tác dụng sẽ rộng hơn khi dùng đơn độc amoxicillin, đồng thời giảm tình trạng kháng thuốc.
Acid clavulanic hấp thu tốt qua Đường tiêu hóa và thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu. Sau khi vào cơ thể, thuốc nhanh chóng được phân phối đến cơ quan, tổ chức và được thải hoàn toàn qua nước thiểu thông qua quá trình lọc ở cầu thận.
2.2 Chỉ định của thuốc Klamentin 500/62.5
- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới: viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phổi.
- Điều trị viêm tai giữa.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn sinh dục, nhiễm khuẩn xương khớp,…
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Klamentin 500/62.5
3.1 Liều dùng thuốc Klamentin 500/62.5
Liều dùng cho trẻ em:
Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên:
- Điều trị viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn nặng: 45mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần.
- Điều trị nhiễm khuẩn nhẹ tới vừa: uống 25mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần.
Trẻ em từ 40kg trở lên: Uống theo liều như người lớn.
Liều dùng cho người lớn:
- Điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ tới vừa: 2 gói x 2 lần/ngày.
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng (nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hô hấp dưới): 2 gói x 3 lần/ngày.
- Thời gian điều trị nên kéo dài từ 5 - 10 ngày, không quá 14 ngày mà không khám lại.
3.2 Cách sử dụng thuốc Klamentin 500/62.5 hiệu quả
- Pha gói hỗn dịch với nước đun sôi để nguội vừa đủ (thường khoảng 5-10ml cho 1 gói), khuấy đều trước khi uống.
- Uống trước ăn để đạt hiệu quả hấp thu tốt nhất. Thời gian điều trị và liều dùng tùy thuộc vào mức độ bệnh và cân nặng.
- Thời gian điều trị thường là từ 5 đến 10 ngày, không được sử dụng quá 14 ngày mà không tái khám.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
- Chống chỉ định dùng thuốc Klamentin 500/62.5 cho những người dị ứng với penicillin và kháng sinh nhóm Cephalosporin.
- Bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và bệnh nhân leukemia không được sử dụng thuốc này.
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc Klamentin 500/62.5 có thể gặp như:
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, đau dạ dày, nôn.
- Rối loạn da và tổ chức da: Phát ban da, ngứa, nổi mề đay.
- Khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè.
- Ngứa và tiết dịch âm đạo, vàng da hoặc mắt.
Khi gặp các tác dụng không mong muốn, báo với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu làm nặng thêm.
6 Tương tác thuốc
Khi phối hợp thuốc Klamentin 500/62.5 với các thuốc khác có thể gây ra tác dụng đối kháng hay hiệp đồng.
Các thuốc có tương tác với Klamentin 500/62.5 bao gồm: Probenecid, Allopurinol; thuốc chống đông máu như Warfarin, Heparin, thuốc tránh thai.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Báo với bác sĩ tình hình sức khỏe, tiền sử gia đình và loại thuốc đang dùng trước khi sử dụng sản phẩm.
- Phụ nữ thời kỳ mang thai: Chưa có khuyến cáo, nên thận trọng cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.
- Phụ nữ đang cho con bú: chưa có khuyến cáo về việc sử dụng sản phẩm này cho phụ nữ đang cho con bú, nên thận trọng.
- Người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của người sử dụng.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
7.2 Bảo quản
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ 15 đến 30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
- Bảo quản nơi dễ nhớ và xa tầm tay trẻ em, vật nuôi.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-22423-15.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma).
Đóng gói: Hộp 24 gói, mỗi gói 2g hỗn dịch.
9 Ưu điểm của thuốc Klamentin 500/62.5
- Klamentin 500/62.5 được bào chế dưới dạng bột pha nên rất dễ uống, kể cả trẻ nhỏ và người cao tuổi.
- Klamentin 500/62.5 là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, công ty dược phẩm với dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được các khách hàng ở trong và ngoài nước tin tưởng và tín nhiệm.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Pubchem. Amoxicillin,Pubchem. Truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2024
- ^ Chuyên gia Drugs. Amoxicillin Prescribing Information,Drugs. Truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2024