Kem Mul Rose
Mỹ phẩm
Thương hiệu | Nhà máy sản xuất Mỹ phẩm Hồng Tâm, Nhà máy sản xuất Mỹ phẩm Hồng Tâm |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH một thành viên thương mại và sản xuất Hồng Tâm |
Dạng bào chế | Kem bôi da |
Quy cách đóng gói | Hộp 30g |
Hoạt chất | Nano Curcumin |
Dược liệu | Sáp Ong, Dầu Jojoba, Neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu - Azadirachta indica), Hoa Hồng (Rosa chinensis Jacq.), Trăn (Python spp.) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa5076 |
Chuyên mục | Thuốc Da Liễu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 13732 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Kem Mul Rose được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị viêm da, làm đẹp da. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Kem Mul Rose.
1 Thành phần
Thành phần:
- Mỡ trăn.
- Nano Cucurmin.
- Dầu Jojoba.
- Tinh dầu Neem.
- Sáp ong.
- Tinh chất hoa hồng.
- Phụ liệu vừa đủ.
Dạng bào chế: Kem bôi da.
2 Tác dụng của từng thành phần trong Kem Mul Rose
2.1 Mỡ trăn
Mỡ Trăn trong truyền thống đã được sử dùng để trị bệnh thấp khớp, nhọt, sẹo lồi và gãy xương. Nó có khả năng gia tăng hoạt động của collagenaza, làm dày và tăng lắng đọng Collagen ở da từ đó làm vô hiệu hoá sự rối loạn của các tổn thương da, làm lành vết thương và hỗ trợ chữa trị các bệnh lý về da.[1]
2.2 Nano Cucurmin
Nano Curcumin để phòng ngừa và điều trị các bệnh về da khác nhau như xơ cứng bì, bệnh vẩy nến và ung thư da. Curcumin bảo vệ da bằng cách dập tắt các gốc tự do và giảm viêm thông qua ức chế yếu tố hạt nhân. Điều trị bằng curcumin cũng làm giảm thời gian lành vết thương, cải thiện sự lắng đọng collagen và tăng mật độ nguyên bào sợi và mạch máu trong vết thương do đó tăng cường khả năng chữa lành vết thương bình thường và vết thương bị suy yếu. Curcumin cũng đã được chứng minh là có tác dụng có lợi như một tác nhân tiền tạo mạch trong việc chữa lành vết thương bằng cách tạo ra yếu tố tăng trưởng biến đổi-beta, tạo ra cả sự hình thành mạch và tích tụ ma trận ngoại bào, tu sửa vết thương. Nano curcumin có tiềm năng phát triển như một tác nhân không độc hại mạnh để điều trị các bệnh về da.[2]
2.3 Dầu Jojoba
Cây jojoba tạo ra este của rượu chuỗi dài và axit béo (sáp) để dự trữ năng lượng lipid cho hạt, chất nền quan trọng cho nhiều ứng dụng công nghiệp và được sử dụng trong các chế phẩm điều trị da. Dầu từ cây jojoba là nguồn sinh học chính của este sáp và có vô số ứng dụng tiềm năng. Việc xem xét các tài liệu cho thấy jojoba có tác dụng chống viêm và nó có thể được sử dụng trên nhiều tình trạng da bao gồm nhiễm trùng da, lão hóa da cũng như chữa lành vết thương. Hơn thế nữa, jojoba đã được chứng minh là có vai trò trong các công thức mỹ phẩm như kem chống nắng và kem dưỡng ẩm, đồng thời cũng giúp tăng cường hấp thụ các loại thuốc bôi ngoài da.[3]
2.4 Tinh dầu Neem
Cây Neem được sử nhiều tại Ấn Độ để điều trị các bệnh ngoài da. Lá neem được sử dụng để trị mụn trứng cá, chàm, chốc lở, loét, mụn mủ, rắn và bọ cạp cắn, thủy đậu, sởi, da đầu có vảy, bệnh vẩy nến, ngứa, bệnh da liễu, bệnh phong, bệnh móng chân và ghẻ. Nó có khả năng sát khuẩn, chống tăng sinh, prooptotic, chống viêm, chống tạo mạch và ức chế sự xâm lấn của khối u nhờ Quercetin, một hợp chất phenolic flavonoid. Neem mang lại triển vọng hấp dẫn trong việc kiểm soát nhiễm trùng, làm lành vết thương, cải thiện sắc tố, kháng viêm và bệnh da liễu khác.[4]
2.5 Sáp ong
Este của axit và rượu béo, axit béo là thành phần chính của sáp ong. Trong số đó, axit 10-hydroxy- trans -2-decenoic thể hiện tác dụng kháng khuẩn, điều này rất quan trọng. Các rượu béo tự do như triacontanol, octacosanol, hexacosanol và tetracosanol có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Các chất khác là triterpen, β-caroten, hợp chất dễ bay hơi và hợp chất phenolic. Trong số các Flavonoid, chrysin đóng vai trò chính, giúp giảm viêm, có tác dụng kháng khuẩn và tái tạo mô da. Sáp ong tạo thành hàng rào bảo vệ da khỏi nhiều tác nhân bên ngoài bằng cách tạo thành một lớp màng trên bề mặt da. β-caroten có trong sáp ong là một nguồn vitamin A quý giá mà nó được chuyển hóa thành. Vitamin A làm chậm quá trình thoái hóa collagen, kích thích phân bào trong lớp biểu bì, do đó giúp da tái tạo nhanh hơn sau tổn thương.[5]
2.6 Tinh chất hoa hồng
Tinh chất hoa hồng có tác dụng chống oxy hoá, giảm quầng thâm, giảm bọng mắt. Mùi hương của tinh chất hoa hồng cũng giúp giảm căng thẳng, giảm stress và có lợi cho tâm lý người dùng, giảm nếp nhăn và tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của da chống lại các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày bên ngoài và bên trong.[6]
3 Tác dụng của Kem Mul Rose
Các thành phần trên kết hợp vào Kem bôi da Mul Rose có tác dụng:
- Dưỡng da giữ ẩm, làm mềm, tránh khô nẻ và làm trắng da, se khít lỗ chân lông.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da cơ địa, chàm, ngứa, eczema, viêm chân lông.
- Hỗ trợ làm giảm mụn trên toàn cơ thể, mờ sẹo, giảm thâm nám.
- Hỗ trợ chữa lành tổn thương da do rạn da, bỏng da.
- Giảm sự kích ứng và khó chịu do côn trùng đốt.
- Giảm thiểu và ngăn ngừa chàm, hăm tã ở trẻ nhỏ.
4 Ai nên sử dụng Kem Mul Rose?
Kem Mul Rose nên được dùng cho:
- Người có nhu cầu dưỡng da, bảo vệ da khỏi khô, nứt nẻ, bong tróc vào mùa đông.
- Trẻ bị chàm sữa, hăm tã.
- Người bị viêm da cơ địa, eczema, nấm, chàm, ngứa, viêm lỗ chân lông.
- Người bị mụn lưng, mặt.
- Người bị bỏng da, bị côn trùng đốt.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng có cùng công dụng: [CHÍNH HÃNG] Serum Dr Skincare trị mụn - Da láng mịn sau 7 ngày
5 Cách sử dụng Kem Mul Rose hiệu quả nhất
5.1 Dưỡng da
Bước 1: Rửa sạch mặt để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da. Lúc đầu nên rửa nước ấm để lỗ chân lông được nở, sau đó rửa lại nước lạnh để se lỗ chân lông.
Bước 2: Chờ khô mặt, lấy một lượng kem vừa đủ lên tay và tán đều ra khắp da mặt đồng thời massage và vỗ nhẹ để dưỡng chất nhanh thấm.
Nên sử dụng vào buổi tối trước khi bạn đi ngủ để tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
5.2 Hỗ trợ điều trị bệnh
Bước 1: Rửa sạch vết thương và vùng bị bệnh, có thể dùng dung dịch sát khuẩn để rửa.
Bước 2: Bôi một lớp kem lên vùng da tổn thương, xoa nhẹ để tán đều kem và kem nhanh thấm.
Nên dùng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
6 Chống chỉ định
Không sử dụng sản phẩm cho người có mẫn cảm với bất kì thành phần nào được liệt kê.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Medskin fusi 2% điều trị viêm da, chốc lở
7 Tác dụng phụ
Sản phẩm hiện chưa ghi nhận tác dụng phụ nào đáng chú ý.
8 Tương tác
Kem Mul Rose chưa ghi nhận tương tác đặc biệt nào. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn có ý định dùng chung Kem Mul Rose với bất kì dược phẩm hay thực phẩm chức năng khác.
9 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
9.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Không sử dụng sản phẩm khi có dấu hiệu bị rạch, bóc, hết hạn sử dụng, không có tem mác, hoặc có dấu hiệu biến màu, chảy nước, ẩm mốc.
10 Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng Kem Mul Rose
10.1 Kem Mul Rose có dùng được cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú không?
Sản phẩm có tính chất dịu nhẹ và thành phần lành tính đối với trẻ em, mẹ bầu và người cho con bú. Tuy nhiên vẫn cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế khi sử dụng cho các đối tương trên.
10.2 Kem Mul Rose có chứa corticoid không? Dùng lâu có hại không?
Kem Mul Rosechiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, tác dụng nhanh nhưng không đột ngột và gây hậu quả lâu dài như corticoids. Người tiêu dùng có nhận biết qua mùi của sản phẩm. Kem Mul Rose có mùi thơm nhẹ dịu của sáp ong, hoa hồng và dược liệu khác với mùi hăng của các sản phẩm chứa corticoids.
11 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Luôn để xa tầm tay trẻ em.
12 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Nhà máy sản xuất Mỹ Phẩm Hồng Tâm.
Đóng gói: Lọ 30 gam.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
13 Kem Mul Rose giá bao nhiêu?
Kem Mul Rose hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
14 Kem Mul Rose mua ở đâu chính hãng?
Kem Mul Rose mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
15 Review về sản phẩm Kem Mul Rose
Kem Mul Rose được ưa chuộng do tính năng vượt trội của nó. Loại kem này tác động lên da một cách tự nhiên, không đột ngột hay gây kích ứng.
Kem Mul Rose được rất nhiều khách hàng tin tưởng đặc biệt là chị em phụ nữ và các bà mẹ có con nhỏ. Sản phẩm đem lại hiệu quả tốt với da và được người tiêu dùng lựa chọn lâu dài.
16 Ưu nhược điểm của Kem Mul Rose
17 Ưu điểm
- An toàn, các thành phần gần như không có tác dụng phụ hay độc tính nghiêm trọng nào được báo cáo.
- Không chứa cồn, phụ gia hay chất tạo màu tạo mùi nên không gây kích ứng, dùng được cho da nhạy cảm.
- Kem có thể chất mềm mại, thấm nhanh qua da, không gây bít tắc lỗ chân lông, ngược lại giúp da khô thoáng, dễ chịu hơn.
- Sản phẩm đã loại bỏ các thành phần phụ trong thảo dược, chỉ giữ lại các thành phần có hoạt tính nhiều nhất qua quá trình chiết xuất nên nồng độ hoạt chất cao, giúp số lượng viên uống ít mà vẫn giữ được tác dụng.
18 Nhược điểm
- Tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào đáp ứng cá nhân mỗi người.
- Kem được lưu hành rộng rãi và tác dụng đa dạng nên dễ gặp tình trạng hàng giả hàng nhái nếu không mua ở những nơi uy tín.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Ugwudike Patrick O , Okaka A NC, Ezeonu Francis E, Neboh Emeka E (Đăng tháng 4 năm 2013). Python fat: effect on collagen levels of human keloid tissue, Researchgate. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022
- ^ Rajesh L Thangapazham, Anuj Sharma, Radha K Maheshwari (Đăng tháng 2 năm 2017). Beneficial role of curcumin in skin diseases, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022
- ^ N Pazyar, R Yaghoobi, M R Ghassemi, A Kazerouni, E Rafeie, N Jamshydian (Đăng tháng 12 năm 2013). Jojoba in dermatology: a succinct review, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022
- ^ Hima Gopinath and Kaliaperumal Karthikeyan (Đăng tháng 12 năm 2021). Neem in Dermatology: Shedding Light on the Traditional Panacea, PMC. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022
- ^ Anna Kurek-Górecka, Michał Górecki, Anna Rzepecka-Stojko, Radosław Balwierz and Jerzy Stojko (Đăng ngày 28 tháng 1 năm 2020). Bee Products in Dermatology and Skin Care, PMC. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022
- ^ Romain Duroux, Anne Mandeau, Gaelle Guiraudie-Capraz, Yannick Quesnel and Estelle Loing (Đăng ngày 16 tháng 10 năm 2020). A Rose Extract Protects the Skin against Stress Mediators: A Potential Role of Olfactory Receptors, PMC. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022