Kalimate
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Euvipharm, Dược phẩm Euvipharm |
Công ty đăng ký | Dược phẩm Euvipharm |
Số đăng ký | VD-28402-17 |
Dạng bào chế | Bột |
Quy cách đóng gói | Hộp 30 gói x 5 g |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Polystyren Sulfonate |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm421 |
Chuyên mục | Thuốc Tác Dụng Lên Quá Trình Đông Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 24029 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Kalimate với thành phần hoạt chất là Calcium polystyrene sulfonate, có tác dụng điều trị hội chứng tăng Kali máu do suy thận cấp tính hoặc mãn tính. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc Kalimate.
1 Thành phần
Trong mỗi gói thuốc Kalimate có chứa thành phần chính là:
Calcium Polystyrene sulfonate hàm lượng 5g.
Dạng bào chế: Bột pha uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Kalimate
2.1 Tác dụng của thuốc Kalimate
2.1.1 Dược lực học
Nhóm thuốc: Thuốc tác động lên hệ tạo máu.
Thuốc Kalimate có thành phần chính là Calcium polystyrene sulfonate - có chứa các nguyên tử calci. Calci này được trao đổi với kali trong cơ thể, đặc biệt là tại ruột già.
Tại đây, Kali liên kết với các nhựa trao đổi ion, ngăn ngừa sự hấp thụ vào máu và sau đó sẽ bài tiết ra khỏi cơ thể theo phân.
Kết quả: làm giảm hấp thu kali từ ruột, giảm nồng độ kali trong máu. Do đó, thuốc này được sử dụng trong trường hợp kali trong máu cao (hyperkaelemia).
2.1.2 Dược động học
Các phân tử Calcium polystyrene sulfonate có kích thước ừ 5 - 10 micromet nên không được hấp thu qua đường tiêu hóa, cuối chu trình bị thải toàn bộ qua phân.
2.2 Chỉ định của thuốc Kalimate
Thuốc Kalimate được chỉ định cho những bệnh nhân suy thận cấp tính hoặc mãn tính có mắc hội chứng tăng nồng độ kali máu.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Verospiron Tab.25mg: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Kalimate
3.1 Liều dùng của thuốc Kalimate
Người lớn dùng với liều thông thường là 15-30g mỗi ngày và phải chia đều ra làm 2-3 lần uống để tránh nguy cơ tồn đọng thuốc trong ruột gây tác dụng không mong muốn. Điều chỉnh theo thể trạng từng bệnh nhân.
Liều dùng cho trẻ em để điều trị tăng kali máu cấp tính là 1g cho một kg cân nặng mỗi ngày, tương tự như như lớn phải chia thuốc ra nhiều lần uống trong ngày .
Ở những bệnh nhân nhi cần điều trị duy trì thì sử dụng với liều 0.5g cho mỗi kg cân nặng một ngày, và cũng chia thành nhiều lần uống.
Thực tế, thể trạng của người bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả đáp ứng của thuốc, cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, do đó cần phải được tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
3.2 Cách dùng thuốc hiệu quả
Thuốc được bào chế dạng thuốc bột nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống .
Cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuyệt đối làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Người lớn mỗi lần nên uống với 30-50ml nước để nồng độ thuốc không quá cao cũng không quá loãng.
Vì thuốc cần được đưa ra ngoài đều đặn theo phân do đó nên uống thuốc cùng với bữa ăn.
Hãy hỏi lại bác sĩ nếu còn chưa rõ về liều dùng của mình hoặc bất kì thắc mắc nào trong khi sử dụng thuốc.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc cho các trường hợp:
Cơ địa quá nhạy cảm với canxi polystyrene sulfonate.
Các bệnh nhân cường cận giáp, di căn ung thư biểu mô,có nồng độ calci huyết tăng.
Bệnh nhân có các bệnh lí ở đường ruột sẽ rất nguy hiểm do nguy cơ xảy ra thủng ruột.
Trẻ sơ sinh không phải là đối tượng thích hợp để dùng thuốc hạ kali máu.
Cần thận trọng với những trường hợp hạ kali máu quá mức.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Verospiron Tab.50mg: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Từ cơ chế tác dụng của thuốc, bên cạnh làm hạ nồng độ kali máu, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, ói mửa
Có thể xảy ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy do rối loạn điện giải ở ruột
Hạ kali máu gây nên hiện tượng chuột rút cơ bắp
Canxi từ thuốc được lấy và giữ lại trong ruột, hấp thu qua hệ tiêu hóa và làm tăng nồng độ canxi trong máu
Thuốc có thể gây dị ứng ở một số cơ địa nhạy cảm
Một số tác dụng phụ khác có thể chưa được ghi nhận và liệt kê trên đây. Tác dụng phụ có thể hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, đặc biệt khi để dài ngày. Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ khi có bất kì biểu hiện khác thường trong quá trình sử dụng thuốc để được tư vấn xử trí.
6 Tương tác
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Kalimate với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác như:
Digitalis điều trị cho những bệnh nhân tim mạch.
Thuốc antacid đang dùng để điều trị viêm loét dạ dày.
Thuốc nhuận tràng có chứa các ion kim loại như Ca, Al, Mg.
Bệnh nhân nên đưa danh sách các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ xem xét, tuyệt đối không tự ý bỏ hay kết hợp sản phẩm khác hay thay đổi liều lượng trong quá trình sử dụng thuốc. Đồng thời bệnh nhân nên rèn luyện thể chất, chế độ ăn uống hợp lí để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Nếu bạn có ý định mang thai hay đang trong thai kì hoặc cho con bú, hãy thông báo với bác sĩ để cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi sử dụng thuốc.
Không nên ăn thực phẩm khó tiêu dễ gây táo bón để tránh tích lũy thuốc trong ruột.
Khi không sử dụng nữa không nên vứt thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ thuốc xuống cống vì sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Kiểm tra hạn sử dụng được in trên bao bì trước khi dùng.
7.2 Lưu ý dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Phụ nữ có thai không được sử dụng thuốc này, cần cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ khi chỉ định điều trị đối với phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc tại nhiệt độ phòng, không để thuốc tiếp xúc tực tiếp với ánh nắng mặt trời và nơi có độ ẩm quá cao.
Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-28402-17.
Nhà sản xuất: Thuốc Kalimate được sản xuất bởi Công ty CTCP Dược phẩm Euvipharm, Việt Nam.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 30 gói x 5 g.
9 Thuốc Kalimate giá bao nhiêu?
Thuốc Kalimate giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Kalimate có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Mua thuốc Kalimate ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Thuốc Kalimate mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn thuốc mà bác sĩ có kê Kalimate và mua thuốc Kalimate 5g trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu điểm
Thuốc Kalimate với thành phần có chứa Calcium polystyrene sulfonate, là 1 trong những lựa chọn đầu tay để điều trị tình trạng tăng kali máu ở bệnh nhân suy thận/ suy tim mạn tính [1].
Được bào chế ở dạng bột pha uống, việc pha loãng giúp giảm kích ứng trên Đường tiêu hóa của thuốc.
Kalimate là thuốc được sản xuất trong nước, nên mức giá thường thấp hơn so với các thuốc ngoại nhập, nhưng vẫn đảm quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP, thuốc đã được kiểm định khắt khe và đạt chuẩn quy định trước khi ra thị trường
Mặc dù các nhà khoa học đã nỗ lự trong việc tìm các liệu pháp thay thể cho Sodium polystyrene sulfonate và calcium polystyrene sulfonate để hạn chế tác dụng phụ trên tiêu hóa của thuốc, nhưng các dược chất tiềm năng đều không cho thấy lợi ích về chi phí và hiệu quả tối ưu hơn so với phương pháp ban đầu. Nhựa trao đổi ion vẫn là lựa chọn hàng đầu để hạ chỉ số kali máu. [2]
Calcium polystyrene sulfonate được cho là vượt trội so với Sodium khi dùng cho bệnh nhân bị suy thận có kali máu tăng cần điều trị lâu dài do ít gây tác dụng phụ hơn và cho hiệu quả kiểm soát kali máu lâu dài hơn. [3]
12 Nhược điểm
Việc điều trị lâu dài với Calcium polystyrene sulfonate có thể gia tăng đáng kể các biến chứng nguy hiểm trên hệ tiêu hóa, đặc biệt là tỷ lệ cao gặp phải hoại tử ruột do dùng thuốc kéo dài [4]
Tổng 17 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sản xuất do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Dustin J Little 1, Robert Nee, Kevin C Abbott, Maura A Watson, Christina M Yuan (Ngày đăng: tháng 4 năm 2014). Cost-utility analysis of sodium polystyrene sulfonate vs. potential alternatives for chronic hyperkalemia, Pudmed. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Kiran Nasir, Aasim Ahmad (Ngày đăng: tháng 10-12 năm 2014).Treatment of hyperkalemia in patients with chronic kidney disease: a comparison of calcium polystyrene sulphonate and sodium polystyrene sulphonate, Pudmed. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả P. Buraphat, Niyomnaitham, A Pongpaibul, M Maneerattanaporn (Ngày đăng: tháng 10 năm 2019). Calcium polystyrene sulfonate-induced gastrointestinal tract necrosis and perforation, Pudmed. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2023