Japet
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược phẩm An Thiên (A.T PHARMA CORP), Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên |
Số đăng ký | VD-31599-19 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Atorvastatin, Ezetimibe |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa2874 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Mỡ Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 563 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Japet được chỉ định để điều trị bệnh tăng Cholesterol máu, bệnh động mạch vành. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Japet hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi viên thuốc Japet chứa:
- Ezetimibe hàm lượng 10mg.
- Atorvastatin hàm lượng 20mg.
- Cùng các tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Japet
2.1 Tác dụng của thuốc Japet
Nguồn gốc của Cholesterol huyết tương có từ 2 nguồn là nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc ngoại sinh do được hấp thu từ thức ăn qua niêm mạc ruột. Nguồn gốc nội sinh do cơ thể người tự sinh tổng hợp. Các thuốc làm hạ Cholesterol hiện nay cũng có cơ chế tác động lên nguồn gốc nội sinh hoặc ngoại sinh của Cholesterol.
Thuốc Japet chứa Ezetimibe và Atorvastatin có tác dụng làm hạ nồng độ Cholesterol trong huyết tương.
Cơ chế tác dụng của Ezetimibe là ức chế hấp thu Cholesterol từ thức ăn ở niêm mạc ruột non do đó làm giảm Cholesterol có nguồn gốc ngoại sinh.
Cơ chế tác dụng của Atorvastatin:
- Atorvastatin là ức chế Enzym HMG-CoA. Vai trò của Enzym HMG-CoA là xúc tác cho phản ứng chuyển HMG-CoA thành Mevalonat, đồng thời thuốc làm giảm tốc độ tổng hợp Cholesterol ở cơ thể người.
- Atorvastatin làm giảm lượng Cholesterol toàn phần ở cả người bị bệnh do di truyền hoặc không do di truyền. Cụ thể là, thuốc làm giảm nồng độ LDL-C, Apolipoprotein B, VLDL-C và Triglycerid trong máu nhưng lại làm tăng Cholesterol có lợi cho sức khỏe là HDL-C.
Thuốc Japet 10/20 kết hợp hai dược chất Ezetimibe và Atorvastatin với hàm lượng mỗi chất phù hợp giúp làm giảm nồng độ Cholesterol huyết tương bằng 2 cách ức chế hấp thu và ngăn tổng hợp. Do đó, thuốc có tác dụng điều trị bệnh tăng Cholesterol máu cho bệnh nhân mắc bệnh này do bất kỳ nguyên nhân nào.
2.2 Chỉ định thuốc của thuốc Japet
Thuốc hạ mỡ máu Japet 10/20 để điều trị cho bệnh nhân tăng Cholesterol máu do cả nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh.
Thuốc được chỉ định cho người vừa bị bệnh động mạch vành vừa bị bệnh tăng Cholesterol máu. Dùng thuốc Japet ở các bệnh nhân này với mục đích:
Giảm tỷ lệ tử vong do động mạch vành hoặc do nhồi máu cơ tim.
Nguy cơ phải tái tạo mạch máu cơ tim cho bệnh nhân giảm.
Chậm tiến triển xơ vữa động mạch vành.
Ngăn hình thành thương tổn mới.
==>> Xem thêm thuốc có cùng dược chất: Thuốc Flypit 10 - Thuốc điều trị tăng cholesterol máu.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Japet
3.1 Liều dùng thuốc Japet
Liều dùng thuốc Japet được bác sĩ điều chỉnh cho từng bệnh nhân dựa căn cứ vào nồng độ Lipid huyết tương.
Liều khởi đầu nên cho bệnh nhân uống 1 viên mỗi ngày.
Sau 2 tuần, làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ Lipid huyết tương. Nếu nồng độ Lipid huyết tương mà không giảm về mức bình thường thì cần tăng liều dùng. Liều thường dùng là uống từ 1 đến 4 viên mỗi ngày, có thể chia làm 1-2 lần uống thuốc.
Bệnh nhân là người cao tuổi, người bị suy gan, suy thận nhẹ thì không cần điều chỉnh liều dùng.
Bệnh nhân suy thận nặng chỉ dùng thuốc Japet này nếu cơ thể có thể dung nạp Atorvastatin ở liều tối thiểu là 5mg hoặc cao hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng sử dụng cho đối tượng này.
Bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc khác cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Japet
Bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn ít Cholesterol trước, trong và sau khi điều trị bằng thuốc Japet.
Uống cả viên thuốc với nhiều nước. Nên uống thuốc sau ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân bị dị ứng với Ezetimibe, Atorvastatin hoặc bất kỳ thành phần của thuốc Japet thì không được dùng thuốc.
Người mắc bệnh gan hoạt tính và bệnh nhân tăng Transaminase kéo dài mà không biết rõ nguyên nhân không được uống thuốc này.
Chống chỉ định dùng thuốc Japet cho phụ nữ có thai và cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể xem thêm thuốc: Thuốc Tormeg 20mg: tác dụng - chỉ định - liều dùng
5 Tác dụng phụ
Trên hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, đau bụng và buồn nôn.
Trên hệ thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh, nhìn mờ hoặc mất ngủ.
Trên hệ cơ xương khớp: Đau cơ hoặc khớp.
Trên da: Ban da, ngứa, dị ứng nổi mẩn.
Trên hệ hô hấp: Viêm mũi, viêm xoang, ho.
Hiếm gặp người bị viêm cơ, tiêu cơ vân.
6 Tương tác
Uống cùng thuốc ức chế Enzym CYP3A4 làm tăng nồng độ của Atorvastatin trong huyết tương gây ra bệnh cơ và tiêu cơ.
Atorvastatin trong thuốc Japet gây tương tác với Amiodaron.
Atorvastatin trong thuốc Japet làm tăng nhẹ khả năng chống đông của Coumarin.
Dùng thuốc Japet với các hỗn dịch kháng Acid có chứa Magie và Nhôm làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết tương.
Không nên sử dụng đồng thời thuốc này với Antipyrin, Colestipol, Digoxin, các chất ức chế Protease do các thuốc này sẽ tương tác với thành phần Atorvastatin trong thuốc Japet bị ảnh hưởng tới hấp thu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Japet.
Kiểm tra vỉ thuốc Japet về hình thức cảm quan, hạn dùng trước mỗi lần sử dụng.
Thận trọng dùng thuốc Japet và cần kiểm tra nồng độ Creatinin Kinase cho các đối tượng sau:
Bệnh nhân nhược giáp không kiểm soát.
Đã từng dùng thuốc Statin hoặc Fibrat mà có biểu hiện độc tính trên cơ.
Người trên 70 tuổi.
Người nghiện rượu.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không dùng thuốc Japet cho phụ nữ có thai và cho con bú do ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc Japet ở nơi khô thoáng, sạch sẽ ở điều kiện độ ẩm dưới 70%.
Nhiệt độ bảo quản thuốc không quá 30 độ C.
Tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào làm hỏng thuốc.
Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-31599-19.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên.
Đóng gói: Ép vỉ Alu-Alu 10 viên; Hộp 2 vỉ, 3 vỉ, 5 vỉ, 10 vỉ.
9 Thuốc Japet giá bao nhiêu ?
Thuốc Japet hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Japet được cập nhật ở đầu trang hoặc để biết chi tiết về sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi bạn đọc có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 88 8633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Japet mua ở đâu?
Thuốc Japet mua ở đâu chính hãng và uy tín nhất ? Bạn đọc có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Japet để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân hoặc liên hệ qua số hotline hoặc nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Japet là sự kết hợp của 2 thành phần hạ mỡ máu là Ezetimibe/Atorvastatin cho tác dụng hiệp đồng, khả năng hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với phương pháp đơn trị liệu.
- Ezetimibe/Atorvastatin 10/20mg mang lại hiệu quả thay đổi các chỉ số lipid cao hơn gấp đôi liều Atorvastatin 10mg. [1]
- Thuốc Japet dung nạp tốt kể cả ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Ezetimibe/simvastatin 10/20 mg tương đương với Atorvastatin 20mg trong việc kiểm soát rối loạn lipid máu và có thể có tác dụng thuận lợi hơn đối với chỉ số Apolipoprotein so với Atorvastatin 20 mg ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. [2]
- Thuốc Japet là sản phẩm trong nước nên dễ dàng tim mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
- Dạng viên nén bao phim tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
12 Nhược điểm
- Có thể gây ra một số vấn đề trên tiêu hóa và thần kinh như đau bụng, đau đầu,...
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ C Constance, S Westphal, N Chung, M Lund, C McCrary Sisk, A O Johnson-Levonas, R Massaad, C Allen( cập nhật tháng 7 năm 2007), Efficacy of ezetimibe/simvastatin 10/20 and 10/40 mg compared with atorvastatin 20 mg in patients with type 2 diabetes mellitus, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023
- ^ Ju-Hee Lee, Hyun-Jae Kang, Hyo-Soo Kim, Dae-Won Sohn, Byung-Hee Oh, Young-Bae Park( cập nhật tháng 10 năm 2013), Effects of ezetimibe/simvastatin 10/20 mg vs. atorvastatin 20 mg on apolipoprotein B/apolipoprotein A1 in Korean patients with type 2 diabetes mellitus: results of a randomized controlled trial, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023