Hurazol
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Mediplantex, Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Mediplantex |
Công ty đăng ký | Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Mediplantex |
Số đăng ký | VD-18025-12 |
Dạng bào chế | Viên nang bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Esomeprazole |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm1236 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2235 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Hurazol được chỉ định để điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Hurazol.
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi viên thuốc Hurazol 40mg có chứa các thành phần:
Esomeprazol có hàm lượng 40 mg.
Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: thuốc Hurazol được bào chế dưới dạng viên nang bao tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Hurazol 40mg
2.1 Tác dụng của thuốc Hurazol
2.1.1 Dược lực học
Esomeprazole là đồng phân S của omeprazo, có hoạt tính ức chế bơm proton dạ dày. Trong ngăn chứa axit của tế bào thành, esomeprazole được proton hóa và chuyển hóa thành achiral sulfenamide có hoạt tính.
Sulfenamide hoạt động tạo thành một hoặc nhiều liên kết disulfide cộng hóa trị với bơm proton hydro-kali Adenosine triphosphatase (H + / K + ATPase), do đó ức chế hoạt động của nó và tế bào thành bài tiết ion H + vào lòng dạ dày, bước cuối cùng trong sản xuất axit dạ dày. H + / K + ATPase là một protein màng không thể thiếu của tế bào thành dạ dày.
Do đó, Hurazol là thuốc được sử dụng hiệu quả để điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, chứng khó tiêu, bệnh loét dạ dày tá tràng và hội chứng Zollinger-Ellison.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Esomeprazole đạt nồng độ hấp thu tối đa sau khi uống khoảng 1,5 giờ. Sinh khả dụng của thuốc với liều dùng 40 dùng duy trì và dùng liều duy nhất lần lượt là 90%, 64%. Thức ăn làm giảm độ hấp thu của Esomeprazole nên cần dùng thuốc lúc đói, trước khi ăn.
Phân bố: Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của Esomeprazole khoảng 97%, Thể tích phân bố khoảng 16L.
Chuyển hóa: Qua gan.
Thải trừ: Chủ yếu qua nước tiểu, một lượng nhỏ qua phân với nửa đời thải trừ khoảng 1-1,5 giờ.[1]
2.2 Chỉ định của thuốc Hurazol
Thuốc Hurazol là thuốc gì?
Thuốc Hurazol được chỉ định trong các trường hợp:
Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát bệnh loét dạ dày, tá tràng do dùng NSAID.
Cải thiện tình trạng loét dạ dày - tá tràng.
Hội chứng Zollinger - Ellison.
Đối tượng mắc bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Esomeprazol 20 - US, thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Hurazol
3.1 Liều dùng thuốc Hurazol
Loét tá tràng: Mỗi ngày dùng 20 mg, thời gian điều trị từ 2 đến 4 tuần.
Loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược: Mỗi ngày dùng 20g, thời gian điều trị kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Đối với bệnh nhân xuất hiện đề kháng với các trị liệu khác có thể tăng liều lên 40mg một ngày.
Hội chứng Zollinger-Ellison: Mỗi ngày dùng 60 mg.
Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng: Mỗi ngày dùng từ 20 đến 40mg.
3.2 Cách dùng thuốc Hurazol hiệu quả
Thuốc Hurazol hấp thu bị ảnh hưởng bởi thức ăn, do đó bệnh nhân nên uống thuốc trước khi ăn.
Uống thuốc với một ít nước, chú ý bệnh nhân phải nuốt nguyên viên không được nhai hoặc nghiền nát viên thuốc.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Hurazol cho bệnh nhân mẫn cảm với Esomeprazol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Esolona: cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng.
5 Tác dụng phụ
Thuốc Hurazol khi dùng sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ sau:
Trên hệ thần kinh xuất hiện tình trạng nhức đầu, mất ngủ, choáng váng, chóng mặt, ngủ gà.
Trên hệ tiêu hóa với các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Trên hệ miễn dịch: xét nghiệm thấy giảm tiểu cầu, bạch cầu, phù mạch, sốt phản vệ.
Trên da: viêm da, ngứa, nổi mề đay.
Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
6 Tương tác
Khi dùng đồng thời Hurazol với các thuốc như Ketoconazole, itraconazole… sẽ làm giảm nồng độ và sự hấp thu của các thuốc này.
Dùng cùng 1 lúc Hurazol với Atazanavir sẽ làm giảm nồng độ và tác dụng của Atazanavir do đó không dùng kết hợp hai thuốc với nhau.
Hurazol dùng đồng thời với những thuốc chuyển hóa bởi CYP2C19 như Diazepam, Phenytoin.. sẽ làm giảm nồng độ của các thuốc này trong huyết tương, do đó làm giảm tác dụng của chúng.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi dùng thuốc Hurazol dễ làm mờ nhạt các triệu chứng và dẫn đến sự chậm trễ cho việc chẩn đoán bệnh nên cần loại trừ bệnh lý ác tính trước khi dùng thuốc.
Đối tượng phải dùng Hurazol cần phải theo dõi thường xuyên.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều.
Trước khi sử dụng thuốc cần kiểm tra hạn sử dụng. Nếu thuốc ẩm mốc, quá hạn không được dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa có báo cáo đầy đủ và rõ ràng về ảnh hưởng của thuốc Hurazol đối với phụ nữ có thai. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi dùng.
Bà mẹ cho con bú: Chưa biết được là Hurazol có bài tiết vào sữa mẹ không. Do đó, để đảm bảo an toàn không nên dùng thuốc cho nhóm đối tượng này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi dùng quá liều thuốc Hurazol, sẽ tăng nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn. Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường cần đưa bệnh nhân đến cơ sở gần nhất để điều trị kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Để ở khoảng cách an toàn với trẻ em, không để trẻ nghịch ngợm uống sản phẩm.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-18025-12.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex- Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên nang cứng.
9 Thuốc Hurazol giá bao nhiêu?
Thuốc Hurazol hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Hurazol mua ở đâu?
Thuốc Hurazol mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Hurazol để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu Nhược điểm của Thuốc Hurazol
12 Ưu điểm
- Thuốc Hurazol dùng đường uống, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được.
- Thuốc Hurazol có chứa hoạt chất esomeprazol là thuốc ức chế bơm proton thế hệ 2 mang đến hiệu quả cân bằng dịch vị, diệt vi khuẩn H.pylori vượt trội hơn so với các thuốc thế hệ đầu tiên.
- Thuốc Hurazol được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex được sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn GMP, đảm bảo mọi khâu sản xuất thuốc đều được quản lý nghiêm ngặt, giúp thuốc có chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng.
- Hoạt chất esomeprazole có trong thuốc được chứng minh là một giải phap điều trị hiệu quả, dung nạp tốt để kiểm soát triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, bệnh loét tá tràng. Nghiên cứu kéo dài 8 tuần cho thấy esomeprazol chữa lành hiệu quả viêm thực quản, giải quyết hiệu quả các triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm thực quản ăn mòn.[2]
- Hoạt chất esomeprazole với liều 20mg, 40mg giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng hiệu quả ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày-thực quản. Việc kết hợp esomeprazol và Amoxicillin, Clarithromycin giúp tăng tỷ lệ diệt vi khuẩn H.Pylori.[3]
13 Nhược điểm
- Giá thành hơi cao.
- Thuốc cần chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tổng 25 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của Drugbank (Ngày cập nhật ngày 17 tháng 10 năm 2022). Esomeprazole, Drugbank. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Lesley J Scott, Christopher J Dunn, Gordon Mallarkey, Miriam Sharpe (Ngày đăng năm 2002). Esomeprazole: a review of its use in the management of acid-related disorders in the US, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả David A Johnson (Ngày đăng tháng 2 năm 2003). Review of esomeprazole in the treatment of acid disorders, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022