Tiropramide
8 sản phẩm
Dược sĩ Hương Trà Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Tiropramide là thuốc có tác dụng chống co thắt sử dụng trong các trường hợp có các dấu hiệu co thắt tử cung, đường mật, tiết niệu-sinh dục,… Để hiểu hơn về hoạt động của thuốc, các thông tin cần thiết về Tiropramide thì trong bài viết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về hiệu quả của Tiropramide.
1 Dược lý và cơ chế tác dụng
1.1 Dược lực học
Tiropramide là một dẫn xuất của phenylalanine.
Các đặc tính dược lý của thuốc chống co thắt, tiropramide, đã được nghiên cứu trong các chế phẩm cơ trơn cô lập.
Tiropramide ở nồng độ từ 10(-6) đến 10(-4) M làm thư giãn các cơ trơn khác nhau co thắt tự phát và do các chất kích thích cơ trơn hoặc kích thích điện. Tiropramide không tương tác với tất cả các thụ thể thuốc được kiểm tra, cho thấy hoạt tính giãn cơ trơn đơn thuần.
Tiropramide được phát hiện có tác dụng ức chế cả sự hấp thu Ca và giải phóng Ca trong bàng quang tiết niệu của chuột lang.
Tiropramide được coi là hữu ích để ức chế phản ứng co bóp của bàng quang tiết niệu, vì cơ quan này chủ yếu được bẩm sinh bởi các tế bào thần kinh kích thích không cholinergic.
1.2 Dược động học
Hấp thu: Sau 18-27 phút, Tiropramide có mặt ở huyết tương. Sau 1-1,7 giờ, Tiropramide đạt nồng độ tối đa. Tiropramide có Thể tích phân bố 847L.
Thải trừ: Qua nước tiểu. Tiropramide có thời gian bán thải 2,9 giờ.
2 Công dụng và chỉ định
Tiropramide dùng để điều trị:
Hội chứng ruột kích thích.
Co thắt tử cung.
Co thắt tiết niệu-sinh dục.
Co thắt đường mật.
Co thắt dạ dày-ruột.
Cơn đau quặn mật.
3 Chống chỉ định
Người suy tuần hoàn.
Người mẫn cảm với Tiropramide.
Người bị Megacolon.
Người hẹp Đường tiêu hóa.
Người suy gan nặng.
Người hẹp GIT.
Người phình đại tràng.
4 Liều dùng và cách dùng
4.1 Liều dùng
Người lớn: 100-200mg/lần.
4.2 Cách dùng
Thuốc dùng đường uống.
Có thể uống Tiropramide cùng hoặc xa bữa ăn.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Papaverin chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa
5 Tác dụng không mong muốn
Phản ứng dị ứng.
Táo bón.
Khô miệng.
Buồn nôn, nôn.
6 Tương tác thuốc
Tiropramide chưa ghi nhận tương tác.
Không uống Tiropramide với thuốc khác.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Butylscopolamin giảm cơn đau quặn mật
7 Thận trọng khi sử dụng Tiropramide
Có tác dụng phụ IG cần:
Không dùng khi đói bụng.
Kéo dài thời gian dùng.
Tiêm chậm khi tiêm tĩnh mạch, nhất là ở người huyết áp động mạch thấp.
Thận trọng dùng trong thai kỳ.
8 Cách bảo quản Tiropramide
Tiropramide để xa tầm tay trẻ. Để thuốc được nguyên vẹn thì nên tránh ẩm, thể thuốc khô ráo, đảm bảo không bị thay đổi chất lượng.
9 Các dạng bào chế phổ biến
Tiropramide chủ yếu ở dạng viên nén bao phim 100mg. Đây là hàm lượng dễ tính liều phù hợp với chỉ định và dễ sử dụng, thuận tiện uống.
Biệt dược gốc là: Tiromin, Tiromac, Tipron, Spastro, Maiorad, Alfospas, Thuốc Tiram Tiropramide HCl 100mg…
Một số thuốc khác chứa Tiropramide là: Thuốc Tirokoon Tablet Tiropramide Hydrochloride 100mg, Benoma tab,…
10 Tài liệu tham khảo
- Chuyên gia của Mims. Tiropramide, Mims. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2023
- Chuyên gia của Pubchem. Tiropramide, Pubchem. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2023
- Tác giả I Takayanagi, T Hisayama, M Iwase, N Sakuma, H Nagai (Ngày đăng năm 1989). Pharmacological properties of tiropramide, an antispasmodic drug, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2023