Thỏ Ty Tử (Cuscuta australis R.Br.)
57 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Linh Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Thỏ ty tử được biết đến khá phổ biến với công dụng tăng cường chức năng gan thận, bổ thận tráng dương, cải thiện suy nhược thần kinh, lợi tiểu, hỗ trợ thai kỳ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Thỏ ty tử.
1 Giới thiệu về cây Thỏ ty tử tên khoa học
Thỏ Ty Tử là tên gọi khác của Hạt tơ hồng, thuộc họ Tơ hồng (Cuscutaceae), có tên khoa học là Cuscuta australis R.Br. (hoặc Cuscuta hygrophilae H. W. Pearson).
Tơ hồng là loại cây ký sinh bắt buộc, chỉ có thể sống trên cây ký chủ sau khi nảy mầm. Sau khi cây tơ hồng ký sinh vào cây chủ, haustorium sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống mạch máu của cây chủ (bao gồm phloem và xylem). Các plasmodesmata cũng có thể được hình thành giữa các tế bào của sợi tơ hồng và cây chủ. Chúng được sử dụng để trao đổi chất giữa tơ hồng và cây chủ, giúp tơ hồng hấp thụ đường, nước và chất dinh dưỡng trực tiếp từ cây chủ thông qua haustoria để sống sót. Ngoài ra, các chất chuyển hóa, protein, mRNA, các chất cao phân tử khác và một số mầm bệnh thực vật, chẳng hạn như vi khuẩn và vi rút, cũng có thể được truyền giữa tơ hồng và cây chủ.
1.1 Đặc điểm thực vật
Dây tơ hồng là loại cây ký sinh có thân mảnh, màu vàng hoặc nâu nhạt, sinh sống trên các cây khác và sử dụng rễ mút để hút chất dinh dưỡng từ cây chủ. Lá của loài cây này biến dạng thành vẩy. Hoa hiếm khi nở, có hình cầu màu trắng nhạt và tụ lại thành 10-20 hoa. Quả của nó có hình cầu, đường kính khoảng 3mm, nứt từ dưới lên, chứa từ 2-4 hạt hình trứng.
1.2 Thu hái và chế biến
Tên khoa học của Thỏ ty tử là Semen Cusutae sinensis. Để lấy Thỏ ty tử, người ta hái cả cây về vào tháng 8-9 và phơi khô, sau đó đập lấy hạt và sàng lọc để tách các tạp chất. Hạt Thỏ ty tử có hình cầu, đường kính từ 0,9mm đến 1,5mm. Mặt ngoài của hạt có màu nâu xám, nâu vàng hoặc nâu đỏ, có nhiều nốt sẩn nhỏ. Một đầu của hạt có một rãnh hình dải hẹp, hơi lõm xuống. Hạt có chất lượng tốt, rắn chắc, khó bị vỡ và có mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây Tơ hồng phổ biến trên khắp đất nước ta nhưng ít thấy ra hoa. Vì vậy, hạt tơ hồng (hay còn gọi là Thỏ ty tử) vẫn phải nhập từ Trung Quốc.
2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Thỏ ty tử bao gồm cuscutin (chất Nhựa), cuscutacin (alkaloid), acid hữu cơ, Flavonoid, lignan và dầu béo.
3 Công dụng - Tác dụng của cây Thỏ ty tử
3.1 Tác dụng dược lý
Cao của hạt Tơ hồng khi dùng trên chuột có khả năng kích thích hệ miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của khối u.
3.2 Vị thuốc Thỏ ty tử - Công dụng theo y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Thỏ ty tử có tính bình, vị cay ngọt, có tác dụng tăng cường chức năng thận, cải thiện suy nhược thần kinh, lợi tiểu, hỗ trợ thai kỳ, cải thiện tình trạng tiêu chảy và có tác dụng làm sáng mắt.
3.2.2 Công dụng của cây Thỏ ty tử
Cây Thỏ ty tử được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đau lưng, xơ cứng động mạch vành, suy nhược thần kinh, cũng như giúp giảm các triệu chứng như mỏi gối, ù tai, mắt mờ, liệt dương, di tinh. Cây thường được chế biến thành dạng thuốc sắc, hoàn hoặc bột và thường được kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả.
Tuy nhiên, Thỏ ty tử không nên được sử dụng đối với những người bí đại tiện hoặc dễ bị cường dương.
Trong cuốn sách Thần Nông Bản Thảo Kinh có viết: Thỏ ty tử vị cay, tính bình mà hơi ôn. Chủ trị gân cốt tổn thương, có thể bồi bổ các triệu chứng mang tính hư nhược của cơ thể, tăng cường khí lực, làm cho thân thể khỏe mạnh. Thỏ ty tử giã nát lấy nước
bôi lên mặt, có thể trừ mụn ruồi và hắc khí. Nếu dùng nhiều lần và lâu ngày còn có thể trị các bệnh về mắt, cải thiện thị lực, giúp cơ thể nhanh nhẹn, hoạt bát, kéo dài tuổi thọ.
Lý Thời Trân cho rằng, vì Thỏ ty tử là loại cây ưa sáng, sống nhiều ở những nơi hoang dã, hạt rơi xuống đất, lúc mới mọc thì có rễ, mùa hạ này mầm, mọc ở khắp nơi nhưng không thể tự nuôi sống mình, nên phải sống nhờ vào cây thân gỗ, quấn vào thân cây mà sinh trưởng, gốc tự đứt. Quả của nó như hạt đậu, màu vàng, ưa sống ở trên cành cây, có nhiều công dụng trị bệnh rất tốt. Thỏ ty tử quy về can, thận, tỳ kinh, vừa có tác dụng tráng dương, lại ích tinh, là vị thuốc bổ can, thận, tỷ. Thích hợp dùng cho các chứng bệnh như gan, thận yếu, đau lưng, lạnh gối, liệt dương, hoạt tình, nước tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu dắt, đường tiết niệu có chất cặn bã, mắt kém, tỳ hư, phân lỏng, tiêu chảy. Thỏ ty tử còn được coi là một vị thuốc bổ máu quan trọng, thích hợp trị bệnh thiếu máu mạn tính, âm hư, thiếu máu, xuất huyết nhẹ. Trong Bản thảo cương mục còn nói đến tác dụng trị bệnh tiêu khát của Thỏ ty tử, bồi bổ ngũ lao thất thương, nhuận tim, phổi... Thỏ ty tử là loại dược phẩm cao cấp với công dụng giúp thân thể khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thọ. Trong Bản thảo cương mục còn ghi: Phương thuốc tiên có tác dụng làm sáng mắt. DÙng lâu ngày giúp da dẻ hồng hào, giảm quá trình lão hoá.
4 Cách ngâm rượu Thỏ ty tử và các bài thuốc
- Rượu thỏ ty tử và Ngũ Vị Tử bao gồm rượu trắng 500ml, 30g thỏ ty tử và 30g ngũ vị tử, ngâm trong 7-10 ngày trước khi sử dụng, uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 20-30ml. Giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, hỗ trợ điều trị đau lưng, chóng mặt, tình trạng xuất tinh sớm.
- Rượu thỏ ty tử: Sử dụng thỏ ty tử 100g và rượu trắng ngon 500ml để ngâm trong vòng 7 ngày, sau đó lọc bỏ bã. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20-30ml. Loại rượu này có tác dụng tốt cho người bị phù nề ở mặt và tay chân.
- Viên thỏ ty tử và phụ tử bao gồm 100g thỏ ty tử và 120g phụ tử. Nghiền nhuyễn, trộn với một chút rượu và đóng thành viên to bằng hạt ngô. Uống 50 viên cùng với rượu mỗi lần, giúp bổ thận, tăng cường sinh lý nam, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, nhẹ cơ thể.
- Bổ gan sáng mắt: Sử dụng xa tiền tử 12g, Thục Địa 12g và thỏ ty tử 12g để tán bột, sau đó trộn với mật để tạo thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, pha với ít rượu ấm. Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp can thận đều yếu và thị lực giảm sút.
- Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: Sử dụng thỏ ty tử 10g, phụ tử chế 8g, Sơn Thù 8g, Đương Quy 8g, nhục Quế 10g, kỷ tử 10g, lộc giác giao 12g, Đỗ Trọng 12g và thục địa 16g để sắc và uống trong vòng 1 tháng.
Trị đau lưng, mỏi gối do phong thấp, sáng mắt, dùng lâu giúp da dẻ hồng hào, giảm quá trình lão hóa
Lấy 1,5kg hạt thỏ ty tử ngâm với 101 rượu, phơi khô, sau đó tiếp tục ngâm nhiều lần, cho đến khi dùng hết rượu, rồi đem giã nhỏ, mỗi lần dùng 10g cùng với rượu, mỗi ngày 2 lần.
Trị bệnh tiêu khát
Thỏ ty tử đun cùng nước, uống đến khi khỏi bệnh.
Chữa tiểu dắt
Thỏ ty tử đun lên lấy nước uống, uống với lượng tùy ý.
Trị tiểu đục, tiểu ra máu, tìm, thận yếu, tỉnh ít, huyết khô, nhiệt miệng, chóng mặt, tim đập nhanh
Thỏ ty tử, Mạch Môn đông, mỗi thứ một lượng đủ dùng. Các vị thuốc trên giã nhỏ, trộn với Mật Ong nặn thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 70 viên với nước muối dưa chua.
Chữa tê mỏi không có sức lực
Thỏ ty tử (rửa qua), Ngưu Tất, mỗi loại 31g. Các vị thuốc trên ngâm rượu, lấy ra phơi khô, tán nhỏ, lại cho vào rượu đun tiếp thành dạng cao. Sau đó nặn thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần dùng 20 - 30 viên, uống với rượu lúc đói.
Chữa gan bị tổn thương, mờ mắt
Thỏ ty tử 93g, ngâm trong rượu 3 ngày, lấy ra phơi khô, tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng gà nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên với rượu ấm, uống lúc đói.
Chữa phù nề người, mặt
Thỏ ty tử 400g, ngâm trong 51 rượu, thời gian 2 - 3 đêm. Mỗi lần uống 11, mỗi ngày dùng 3 lần. Nếu chứng phù nề không giảm, tiếp tục dùng thêm vài thang.
Trị nấm chân mày
Thỏ ty tử sao qua, tán nhỏ, cho dầu vào trộn đều, bôi trực tiếp lên chỗ bị nấm.
Chữa bệnh trĩ
Thỏ ty tử sao đến khi có màu vàng den thì tán nhỏ, trộn đều với lòng trắng trứng gà, dùng để bôi.
5 Mỹ phẩm Đông Y
Tranh cuộn vẽ màu, lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Trung Quốc.
Làm đẹp bằng các vị thuốc Đông y đã có lịch sử tử lâu đời, là viên ngọc sáng của truyền thống Y học Trung Quốc. Trong bản thảo văn hiển trải qua các thời đại có ghi chép nhiều loại thuốc Đông y dùng để làm đẹp. Trong đó, phần lớn đã được Y học hiện đại chứng thực là có công dụng tốt.
Chế phẩm từ phần hoa có tác dụng bổ máu. điều tiết chức năng trong cơ thể, giảm quá trình lão hóa, làm đẹp da, có tác dụng loại bỏ các vết nám lâu năm và những sắc tố đen dưới da, nhưng khi sử dụng cần chú ý có thể gây dị ứng. Chế phẩm từ gà ác đặc biệt thích hợp cho việc điều hóa kinh nguyệt, bổ máu ở phụ nữ.
Loại thuốc thường dùng trong làm đẹp chủ yếu là: Đương quy dùng chữa mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn ruồi, rụng tóc. Trên mặt thì dùng nước thuốc sắc để bôi, sau khi gội đầu bôi nước thuốc lên tóc xoa bóp nhẹ nhàng. Cầu kỷ tử có tác dụng bổ khí huyết, giảm quá trình lão hóa. Sơn dược, hạt Sen, bách hợp, táo đỏ có công dụng kiện tỳ, ích vị, an thần, đẹp da, tăng cường tính đàn hồi cho da. Cây hòe, đậu đen có
tác dụng tráng dương, bổ âm, thanh nhiệt, bổ thận, sáng mắt, đen tóc. Địa hoàng được mệnh danh là "nhiên liệu của sinh mệnh", chống lão hóa. Ngoài ra, thỏ ty tử, đào nhân, đương quy, chỉ ma, thục địa, nhân hạt phong, nhân hạt mơ, mỡ lợn, mỡ dê, mỡ gà, Dầu Vừng, dầu lạc, sáp ong, mật ong đều có tác dụng bảo vệ và làm đẹp da.
6 Tài liệu tham khảo
- Nhận thức cây thuốc và dược liệu, chủ biên Trần Hùng (Xuất bản năm 2021). Thỏ ty tử trang 74 - 75, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
- Tác giả Tao Li và cộng sự (Đăng ngày 22 tháng 8 năm 2022). Bidirectional mRNA transfer between Cuscuta australis and its hosts, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 04 năm 2023.
- Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Thỏ ty tử, trang 53-56. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023.