Thiopental

0 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Thiopental

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

THIOPENTAL 

Tên chung quốc tế: Thiopental

Mã ATC: N01AF03. 

Loại thuốc: Thuốc gây mê đường tĩnh mạch.

Cấu trúc 3D của Thiopental
Cấu trúc 3D của Thiopental

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc bột pha tiêm: 500mg, 1g.

2 Dược lực học 

Thiopental là một thuốc gây mê nhóm barbiturat tác dụng ngắn, tan nhiều trong lipid hơn các barbiturat khác. Sau khi tiêm liều đơn, tình trạng mê xảy ra sau khoảng 30 giây và kéo dài trong khoảng 20 đến 30 phút. Liều cao hoặc dùng nhiều liều có thể kéo dài thời gian gây mê. Thuốc ức chế có hồi phục hoạt động của các mô nhạy cảm. Hệ TKTW rất nhạy cảm với thiopental. Tác dụng trên hệ TKTW của thiopental chủ yếu trên hệ lưới hoạt hóa thần kinh ở não giữa. Tác dụng ức chế TKTW của thiopental phụ thuộc liều dùng, tốc độ và đường dùng, dược động học của thuốc, tuổi và tình trạng bệnh nhân cũng như các thuốc dùng cùng. Cơ chế tác dụng của thiopental có thể do làm tăng hoạt động của GABA do thay đổi dẫn truyền qua synap thông qua receptor GABAA. Thiopental có tác dụng giãn cơ vẫn kém và không có tác dụng giảm đau. Sau khi tiêm thiopental, hiếm gặp tình trạng kích thích nhưng có thể xảy ra các cử động không tự chủ phụ thuộc liều và run cơ. Thiopental có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp phụ thuộc liều. Thuốc có thể giảm nhu cầu oxy của não và tưới máu não tới 45% so với khi tinh. Thuốc cũng có thể làm giảm áp lực nội sọ ở bệnh nhân tăng áp lực nội sọ; giảm tình trạng tăng hoạt động ở não ở bệnh nhân động kinh hoặc phát hiện trên điện não đồ. Thiopental làm giảm chức năng thận. Liều cao có thể gây vô niệu. Thuốc ức chế sự giải phóng adrenalin và giảm hoạt tính của renin trong huyết tương. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Sau khi dùng thiopental đường tĩnh mạch khởi mê (2,5 - 5 mg/kg) ở người lớn, thời gian khởi phát tác dụng nhanh từ 10 - 40 giây với tác dụng mạnh nhất vào khoảng 1 phút và thời gian gây mê kéo dài 5 - 8 phút. Tuy nhiên, khi tiêm liều nhắc lại hoặc truyền tĩnh mạch, thời gian gây mê sẽ kéo dài hơn. 

3.2 Phân bố

Ngay sau khi tiêm tĩnh mạch, 55% thuốc tới các cơ quan được tưới máu tốt, đặc biệt gan và tổ chức mỡ. Do tan mạnh trong lipid, thuốc nhanh chóng đi qua hàng rào máu - não. TKTW hấp thu một lượng thuốc đáng kể. Thuốc cũng có thể đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Do thuốc có hiện tượng tái phân bố, nồng độ thuốc trong máu giảm nhanh và tác dụng gây mê giảm. 

3.3 Chuyển hóa

Thiopental chuyển hóa chủ yếu ở gan bằng phản ứng oxy hóa và khử Lưu Huỳnh. Quá trình này tạo ra chất chuyển hóa pentobarbital có tác dụng gây ngủ. 

3.4 Thải trừ

Thiopental và các chất chuyển hóa không có hoạt tính thải trừ chủ yếu qua thận. Nửa đời thải trừ của thuốc là 11,6 giờ ở người lớn và 6 giờ ở trẻ em. Do tốc độ chuyển hóa thấp và tái phân bố chậm từ mô mỡ, tác dụng tồn dư của thiopental tương đối dài. Dùng liều nhắc lại có thể gây tích lũy thuốc, không dùng quá liều được chỉ định. Ở bệnh nhân suy thận, cần giảm liều. Ở bệnh nhân tăng urê huyết hoặc xơ gan, tác dụng của thuốc có thể tăng do thay đổi nồng độ protein huyết tương.

4 Chỉ định 

Chỉ định của Thiopental
Chỉ định của Thiopental

Khởi mê khi gây mê toàn thân ở người lớn và trẻ em. Duy trì mê trong thời gian ngắn ở người lớn. 

Hỗ trợ kiểm soát các cơn co giật khi các biện pháp khác không có tác dụng ở người lớn. 

Giảm áp lực nội sọ ở bệnh nhân tăng áp lực nội sọ với điều kiện bệnh nhân được kiểm soát thông khí hô hấp tốt ở người lớn.

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với thuốc hoặc các barbiturat. 

Bệnh porphyria cấp tính. 

Loạn dưỡng cơ. 

Tắc nghẽn hô hấp, hen phế quản cấp, sốc nặng. 

Bệnh tim mạch nặng, suy hô hấp nặng, tăng huyết áp ác tính. Ngộ độc cấp tính rượu, thuốc an thần, thuốc giảm đau và thuốc điều trị rối loạn tâm thần. 

6 Thận trọng 

Tiêm tĩnh mạch nhanh thiopental có thể gây hạ huyết áp nặng. Vì vậy, cần tiêm tĩnh mạch chậm. Thiopental không được khuyến cáo truyền tĩnh mạch liên tục để duy trì mê vì gây tích lũy thuốc, gây phản ứng kéo dài. 

Thiopental gây ức chế hô hấp, giảm cung lượng tim và có thể gây ra suy tuần hoàn cấp ở bệnh nhân có bệnh tim mạch, đặc biệt bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt.

Thận trọng đặc biệt: Ở những bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn, chảy máu nghiêm trọng, bỏng, bệnh tim mạch, hen, nhược cơ, suy tuyến vỏ thượng thận (kể cả khi đã điều trị bằng cortison), suy mòn và tăng urê huyết. 

Giảm liều: Ở những bệnh nhân sốc, mất nước, thiếu máu nặng, tăng Kali huyết, nhiễm độc huyết, rối loạn chuyển hóa như cơn bão giáp, phù niêm, đái tháo đường. 

Ở bệnh nhân suy gan, suy thận: Thiopental chuyển hóa chủ yếu ở gan nên cần giảm liều ở bệnh nhân suy gan. Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận. 

Bệnh kèm theo: Bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp cần điều chỉnh điều trị trước khi gây mê. 

Thoát mạch (tiêm ra ngoài tĩnh mạch): Thoát mạch có thể gây hoại tử mô tại chỗ và đau nặng. Tránh để thoát mạch khi tiêm thiopental. Khi bị thoát mạch cần chườm đá và tiêm tại chỗ hydrocortison. Dung dịch 5% có thể gây đau tại chỗ tiêm và viêm tĩnh mạch huyết khối. Tiêm vào động mạch: Tiêm thiopental vào động mạch có thể gây co thắt động mạch nặng và đau rát bỏng ở vị trí tiêm. Tránh tiêm vào động mạch. Khi bị tiêm vào động mạch, nên đặt kim tiêm tại chỗ và tiêm các thuốc chống co thắt như Papaverin hoặc tiêm prilocain. Nên dùng thuốc chống động để giảm nguy cơ huyết khối. Dùng ở bệnh nhân có bệnh lý thần kinh kèm tăng áp lực nội sọ: Đã có những báo cáo bệnh nhân bị hạ kali huyết nặng khi truyền thiopental và tình trạng tăng kali huyết hồi ứng xảy ra sau khi ngừng truyền. Nên chú ý đến nguy cơ tăng kali huyết hồi ứng khi ngừng truyền thiopental.

7 Thời kỳ mang thai 

Chi dùng thiopental cho phụ nữ mang thai khi lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai. Dùng thiopental khi đẻ có thể gây ức chế hô hấp trẻ sơ sinh. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Thiopental đi vào sữa mẹ và được phát hiện có trong sữa đến 36 giờ sau khi tiêm. Vì vậy, không nên cho trẻ bú trong khoảng thời gian này. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

9.1 Thường gặp 

Hệ miễn dịch: dị ứng (như co thắt khí quản, co thắt thanh quản, ban đỏ, phù nề trên da. 

Tâm thần: tâm trạng khoan khoái, giấc mơ bất thường. Hô hấp: giảm thông khí, ngừng thở trong thời gian ngắn, nấc.

9.2 Chưa xác định được tần suất: 

Hệ miễn dịch: phản ứng phản vệ, phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ, thiếu máu tan máu do dị ứng kèm tổn thương thận.

Tâm thần: mê sảng, lú lẫn. 

Thần kinh: suy giảm trí nhớ, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu. Tim: ức chế cơ tim, rối loạn nhịp tim. 

Mạch máu: hạ huyết áp, suy tuần hoàn, viêm tĩnh mạch, huyết 

khối. 

Hô hấp: ho, hắt hơi, co thắt khí quản, ức chế hô hấp. 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn.

Chuyển hóa: hạ kali huyết khi truyền, tăng kali huyết hồi ứng khi Tương kỵ ngừng truyền. 

Toàn trạng: khó chịu, rét run, mệt mỏi. Tại chỗ: đau, thoát mạch. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng

Thiopental nên được sử dụng bởi những chuyên gia được đào tạo về gây mê và có đầy đủ các thiết bị hồi sức và thông khi để xử trí các tình trạng cấp cứu. Điều chỉnh liều dùng phụ thuộc vào từng bệnh nhân và mức độ gây mê cần đạt. 

Tiêm tĩnh mạch chậm. Thường dùng dung dịch thiopental 2,5% (25 mg/ml). Đôi khi có thể dùng dung dịch 5% (50 mg/ml). Để chuẩn bị dung dịch tiêm tĩnh mạch, bột pha tiêm thiopental được hoàn nguyên trong nước cất pha tiêm.

10.2 Liều dùng 

10.2.1 Khởi mê và duy trì mê trong thời gian ngắn trong gây mê toàn thân ở người lớn 

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm, liều khởi đầu 100 - 150 mg, tiêm trong 10 – 15 giây, thường dùng dung dịch 2,5%. Sau đó dùng 100 - 150 mg sau 0,5 - 1 phút nếu cần. 

Người suy nhược, người hơn 65 tuổi nên giảm liều hoặc kéo dài thời gian tiêm thuốc. 

10.2.2 Khởi mê trong gây mê toàn thân ở trẻ em 

Trẻ sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch chậm, liều khởi đầu đến 2 mg/kg, sau đỏ 1 mg/kg, nhắc lại nếu cần, tối đa 4 mg/kg. 

Trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên: Tiêm tĩnh mạch chậm, liều khởi đầu đến 4 mg/kg, sau đó 1 mg/kg, nhắc lại nếu cần, tối đa 7 mg/kg.

10.2.3 Hỗ trợ kiểm soát các cơn co giật khi các biện pháp khác không có tác dụng ở người lớn 

Tiêm tĩnh mạch chậm liều 75 - 125 mg, thường dùng dung dịch 2,5%. Nên dùng ngay khi bắt đầu co giật. Sau đó, có thể dùng các biện pháp khác để kiểm soát co giật như tiêm tĩnh mạch hoặc đặt trực tràng Diazepam

10.2.4 Giảm áp lực nội sọ ở bệnh nhân tăng áp lực nội sọ với điều kiện bệnh nhân được kiểm soát thông khi hô hấp tốt ở người lớn.

Tiêm tĩnh mạch chậm 1,5 - 3 mg/kg, nhắc lại nếu cần.

11 Tương tác thuốc 

10.2.5 Ảnh hưởng của các thuốc lên thiopental

Dùng thiopental cùng các thuốc ức chế TKTW khác (như benzodiazepin) hoặc rượu có thể dẫn đến tác dụng ức chế hiệp đồng trên TKTW. Tác dụng tương tự xảy ra với tác dụng ức chế hô hấp. Các thuốc giảm đau loại opioid có thể làm tăng tác dụng ức chế hộ hấp của thiopental và có thể phải giảm liều thuốc gây mê. 

Các thuốc cạnh tranh với thiopental ở vị trí gắn protein huyết tương (như Aspirin, meprobamat, probenecid, sulfisoxazol) có thể làm tăng tác dụng của thiopental và có thể cần giảm liều.

10.2.6 Ảnh hưởng của thiopental tới các thuốc 

Nếu dùng thiopental lặp lại sau khoảng thời gian ngắn, thuốc có thể gây cảm ứng enzym gan. Điều này có thể dẫn đến tăng chuyển hóa các thuốc khác như dẫn xuất coumarin, corticoid, thuốc tránh thai đường uống và do đó, giảm hiệu quả của các thuốc này.

Thiopental làm tăng độc tính của methotrexat. 

Thiopental làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chẹn beta, chẹn alpha, chẹn adrenergic, chẹn calci, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, kháng receptor angiotensin, lợi niệu, diazoxid, Methyldopa, moxonidin, các nitrat và các thuốc giãn mạch. Tác dụng giảm đau của penthidin có thể bị giảm bởi thiopental. Thiopental có thể tăng độc tính trên gan của isoniazid; phản ứng quá mẫn xảy ra khi dùng thiopental với Vancomycin tiêm tĩnh mạch. Thiopental có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim, hạ huyết áp của thuốc chống trầm cảm ba vòng. 

12 Tương kỵ

Dung dịch thiopental có pH 10 - 11 nên có tính kiềm mạnh để duy trì độ ổn định. Dung dịch này tương kỵ với các acid, muối acid và các dung dịch như: pethidin, Morphin, promethazin. Thiopental không nên pha với bất kỳ loại dung dịch hoặc dịch truyền nào khác ngoại trừ nước cất và dung dịch Natri clorid 0,9%.

13 Quá liều và xử trí 

13.1 Triệu chứng

Các triệu chứng quá liều thiopental là ức chế hô hấp, ngừng thở, hạ huyết áp, suy tuần hoàn và giảm thân nhiệt.

13.2 Xử trí

Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm thông khí nhân tạo, hỗ trợ tuần hoàn. 
Suy hô hấp trong khi gây mê bằng thiopental phải được điều trị bằng hô hấp nhân tạo với oxygen. Ngừng thở hoặc suy hô hấp nặng phải được điều trị bằng hô hấp có điều khiển với oxygen. Hạ huyết áp thường xảy ra lúc ban đầu, còn khi quá liều sẽ dẫn đến suy tuần hoàn. Khi có trụy tim mạch cần phải ngay lập tức để nằm đầu thấp. Nếu huyết áp tiếp tục giảm, phải dùng thuốc co mạch và tăng huyết áp như dopamin, adrenalin. Nếu ngừng tim, cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ngay lập tức.

Cập nhật lần cuối: 2018.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Thiopental

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633