Tetrahydrozoline (Tetryzolin)
10 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
1 Dược lý và cơ chế tác dụng
Tetryzoline, còn được gọi là Tetrahydrozoline, là một dẫn xuất của imidazoline có đặc tính alpha (α)-adrenergic trung tâm và ngoại vi.
Tetryzoline là một amin cường giao cảm và là chất chủ vận alpha-adrenergic với đặc tính co mạch và thông mũi.
Cơ chế hoạt động của thuốc là làm co các tiểu động mạch nhỏ hơn của đường mũi và mạch máu kết mạc để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi và kích ứng mắt.
Tetryzoline có thể đi qua hàng rào máu não để hoạt động trên thụ thể alpha-2 adrenoceptors và imidazole, gây ra các tác dụng như hạ huyết áp, nhịp tim chậm, giảm đau, hạ thân nhiệt, an thần.
2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Tetryzoline được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa khi sử dụng ở dạng viên uống, thuốc có thể đi qua hàng máu não. Sau khi nhỏ mắt tetryzoline 0,05%, nồng độ đỉnh của thuốc đạt khoảng 0,068 đến 0,380ng/ml.
Thải trừ: Sau khi nhỏ mắt tetryzoline 0,05%, tetryzoline được phát hiện trong nước tiểu sau 24 giờ.
3 Chỉ định
Làm giảm tình trạng mẩn đỏ, nóng rát và kích ứng do khô mắt.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với tetryzoline.
Đang sử dụng các thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO).
5 Tác dụng phụ
Một số phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị bao gồm:
Châm chích, đỏ mắt, giãn đồng tử, mờ mắt.
Rối loạn tim: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực,...
Rối loạn hệ thần kinh: Nhức đầu, run,..
Rối loạn mạch máu: Huyết áp tăng.
Rối loạn chung: Đổ mồ hôi, suy nhược.
Thông báo với bác sĩ tất cả những phản ứng không mong muốn bạn gặp phải trong quá trình điều trị để được xử trí kịp thời.
6 Liều dùng và cách dùng
6.1 Cách dùng
Thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Rửa tay sạch trước khi nhỏ mắt.
Để tránh tình trạng nhiễm bẩn, không để đầu ống nhỏ mắt chạm trực tiếp vào niêm mạc mắt hoặc bất kỳ bề mặt nào khác.
Kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường, nếu thấy có dấu hiệu bất thường (đổi màu, vẩn đục), tránh sử dụng sản phẩm để đảm bảo an toàn.
6.2 Liều dùng
Dung dịch tetryzoline hydrochloride 0,05%: Nhỏ vào mỗi bên mắt 1-2 giọt, mỗi ngày nhỏ 4 lần.
7 Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, tăng nhãn áp góc hẹp, cường giáp.
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Việc lạm dụng thuốc có thể tăng tình trạng đỏ mắt. Không sử dụng quá 4 lần/ngày.
Đậy chặt nắp ống sau mỗi lần sử dụng.
Trước khi điều trị bằng tetryzoline hydrochloride, hãy thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc và tiền sử bệnh để đảm bảo an toàn.
8 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Thời kỳ mang thai: Chỉ sử dụng tetryzoline hydrochloride khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: Tham khảo ý kiến của bác sĩ.
9 Tương tác
Thông báo với bác sĩ tất cả những thuốc bạn đang sử dụng để tránh tương tác không mong muốn.
Sử dụng cách xa các thuốc nhỏ mắt khác để đảm bảo an toàn.
10 Bảo quản
Bảo quản tetryzoline hydrochloride ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Để xa tầm với của trẻ.
11 Hiệu quả của fluorometholon/tetryzoline trong điều trị kích ứng kết mạc
Hiệu quả lâm sàng của thuốc nhỏ mắt Efemoline [fluourometholone (0,1%) + tetryzoline (0,25%)] và của Fluorometholone 0,1% đã được nghiên cứu trong một thử nghiệm lâm sàng mù đôi có đối chứng ở 35 bệnh nhân (63 mắt) trong điều trị vùng nhãn cầu trên và sau phẫu thuật sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và lác. Cả hai loại thuốc đều là chất ức chế viêm hiệu quả. Sự vượt trội của fluorometholone + tetryzoline so với fluorometholone đã được chứng minh rõ ràng: các triệu chứng chủ quan được cải thiện nhanh hơn nhiều. Không có xu hướng tăng áp lực nội nhãn.
12 Một số sản phẩm chứa tetryzoline trên thị trường
Một số sản phẩm có chứa tetryzoline có trên thị trường bao gồm New V.Rohto, V.Rohto Lycee, Visine,...
13 Tài liệu tham khảo
- Tetrahydrozoline, PubChem. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
- Tác giả H Fanta và cộng sự (Ngày đăng năm 1983). [Fluorometholon/tetryzoline in the treatment of conjunctival irritation], PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.