Tế Tân (Herba Asari - Asarum sieboldii)

45 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Tế Tân (Herba Asari - Asarum sieboldii)

Tế tân được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức, bệnh hô hấp trên. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Tế tân.

1 Tế tân là cây gì?

Tế Tân còn có tên gọi khác là Hoa tế tân. Tên khoa học của Tế tânAsarum sieboldii Miq. (Asarum heterotropoides), thuộc họ Mộc Hương (Aristolochiaceae).

Dược liệu toàn cây Tế Tân có tên gọi Herba Asari.

Hình ảnh cây Tế tân
Hình ảnh cây Tế tân

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 20cm; thân rễ mọc bò ngang trong đất, dài khoảng 3-8cm, đầu phân nhánh, rễ nhiều, nhỏ và dài. Lá mọc từ thân rễ, thường 2 lá, có cuống dài và mảnh, hình tim, gốc có tai tròn, đầu nhọn, dài 4-9cm, rộng 6-12cm, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn ở các gân, gân lá hình chân vịt.

Hoa mọc đơn độc, có cuống dài 3-5cm, màu nâu đỏ nhạt, bao hoa hình ống, phía trên chia 3 thùy hình trứng rộng. Quả gần hình cầu. 

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây. 

Thu hái lúc cây ra quả vào mùa hạ hoặc đầu thu, phơi hay sấy khô.

Tế tân cắt đoạn: Dược liệu Tế tân cắt đoạn là những đoạn dài ngắn không đều, hình trụ tròn, mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều vòng nốt sần. Đoạn rễ mảnh hơn, mặt ngoài có nếp nhăn dọc hay mịn, cũng màu nâu xám. Mặt cắt dược liệu màu trắng hay hơi ngà. Dược liệu có mùi hăng, thơm, khi nếm thử có vị cay, cảm giác tê đầu lưỡi.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây có nguồn gốc Trung Quốc, hiện chưa được nhập trồng tại Việt Nam.

2 Thành phần hóa học

Thân rễ Tế tân chứa nhiều hợp chất hóa thực vật, bao gồm dầu dễ bay hơi, lignan, Flavonoid, amide…; trong đó, tinh dầu là thành phần quan trọng nhất.

Nhóm hợp chấtThành phần
Terpenoidα-pinene, β-pinene, camphor
Hợp chất thơmMethyleugenol, 3,5-dimethoxytoluene, Elemicin, Safrole, Kakuol, Thymol
Lignan(-)-Asarinin, (-)-Sesamin
Hợp chất aliphaticPentadecane, Eucarvone
Glycosyl flavonoidNaringenin, Naringenin-5-o-β-d-glucopyranoside, Naringenin-7-o-β-d-glucopyranoside, Naringenin-5,7-di-o-β-d-glucopyranoside, Naringenin-7,4′-di-o-β-d-glucopyranoside, Chalcononaringenin-2′-o-β-d-glucopyranoside

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Phòng phong - Vị thuốc trị cảm mạo, đau nhức và bệnh chàm

3 Tế tân có tác dụng gì?

3.1 Tác dụng dược lý

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chức năng dược lý chính của Tế tân bao gồm tác dụng hạ sốt và giảm đau, tác dụng chống viêm, lợi ích tim mạch và tác dụng ức chế miễn dịch.

3.1.1 Hạ sốt, giảm đau

Tác dụng giảm đau này có thể liên quan đến việc giảm hàm lượng oxit nitric (NO), prostaglandin E2 (PGE-2), và malondialdehyde (MDA), cũng như hoạt động của nitric oxide synthetase (NOS) và cải thiện hoạt động của superoxide dismutase (SOD).

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu Tế tân có tác dụng hạ sốt đáng kể đối với thỏ và chuột bị sốt bình thường và thí nghiệm. Cả chiết xuất tinh dầu và nước của lá Tế tân đều có tác dụng giảm đau mạnh. Chúng có tác dụng có lợi đối với các cơn đau khác nhau như đau răng, đau thần kinh và đau đầu, đồng thời có tác dụng cải thiện đối với cơn đau ngoại biên. Tuy nhiên, so với morphine và Pethidine, tác dụng chậm và kéo dài, cơ chế tác dụng chính xác vẫn chưa rõ ràng.

3.1.2 Chống viêm

Chiết xuất nước và chiết xuất Ethanol của Asarum đều cho thấy khả năng chống viêm đáng kể chống lại chứng viêm do xylene gây ra. Chiết xuất Asarum làm tăng đáng kể quá trình phosphoryl hóa IKKβ, IκB và p65, dẫn đến việc kích hoạt NF-κB và được phát hiện là ức chế đáng kể quá trình phosphoryl hóa P38 và ERK, do đó ngăn chặn việc kích hoạt đường dẫn tín hiệu MAPK.

3.1.3 Bảo vệ tim mạch

Tinh dầu Tế tân có tác dụng kích thích đáng kể đối với tim của thỏ, chuột và chó bị sốc tim. Cơ chế là tăng áp suất tâm thất trái (LVP), áp suất động mạch trung bình (MAP) và cung lượng tim ở chó bị sốc tim, tăng thể tích, cũng như: nhịp tim, co bóp cơ tim.

Tế tân có thể làm giảm huyết áp ở bệnh nhân huyết áp cao và tăng huyết áp ở bệnh nhân huyết áp giảm, điều này thể hiện tác dụng điều hòa hai chiều. 

3.1.4 Kháng khuẩn, kháng virus

Chiết xuất từ Tế tân có hiệu quả chống lại virus gây u nhú ở người. Ngoài ra cũng chống lại Escherichia coli, Staphylococcus aureus, pneumonia, Pseudomonas aeruginosa Candida albicans. Tinh dầu Tế tân cũng ức chế tốt đối với 5 loại vi khuẩn: Staphylococcus cholermidis, Propionibacterium freudenreichii, Micrococcus luteus, Corynebacterium jeikeiumCorynebacterium xerosis.

3.1.5 Chống lão hóa

Tế tân có thể cải thiện hoạt động của nitric oxide synthase (iNOS), giảm hàm lượng malonodialdehyde (MDA), loại bỏ các gốc tự do và tăng hàm lượng NO, đồng thời giảm tác hại của các gốc tự do oxy đối với lipid tế bào. Đồng thời, nó cũng có thể làm tăng hoạt động của SOD, tăng cường khả năng thu hồi các gốc tự do của cơ thể và giảm tác hại của các gốc tự do đối với cơ thể. Asarum có thể làm tăng đáng kể hoạt động của Glutathione Peroxidase (GSH-Px) trong mô tim và gan của chuột già và ức chế các phản ứng gốc tự do. 

3.1.6 Chống ung thư

Hoạt tính ức chế của chiết xuất Asarum trên bốn dòng tế bào khối u (HL-60, BGC-823, KB và Bel-7402) chỉ ra rằng chiết xuất Asarum có tác dụng chống khối u nhất định. Asarinin gây ra quá trình sinh tổng hợp dopamin thông qua kích hoạt hệ thống PKA-CREB-TH và bảo vệ chống lại khả năng gây độc tế bào do 6-OHDA gây ra bằng cách ức chế việc kích hoạt liên tục hệ thống ERK-p38MAPK-JNK1/2-caspase-3 trong các tế bào PC12.

Tác dụng của Tế tân
Tác dụng của Tế tân

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Cúc Hoa Vàng Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Tế tân có tính ôn, vị cay, quy vào kinh phế, thận, can, có tác dụng khư phong tán hàn, trừ thấp, hành thủy, chỉ thống, ôn phế khu đờm.

Trong cuốn sách Thần nông bản thảo kinh có viết: tế tân có vị cay, tính ôn; được dùng trong chữa trị các bệnh đường hô hấp như ho khan, thở gấp; đau đầu do cảm mạo phong hàn, khớp tứ chi co rút, đau nhức do phong thấp, da thịt tê bì mất cảm giác. Dùng lâu dài có tác dụng làm thông cửu khiếu, thân thể thoải mái, kéo dài tuổi thọ.

Trong đông y, Tế tân được dùng trong chữa trúng phong hàn, đau nhức đầu, phong thấp, ho, hen, đau răng, ngạt mũi, bí mồ hôi, ứ huyết. Dùng ngoài chữa hôi miệng.

Ngoài ra, Tế tân có mùi thơm vị cay nồng, có thể phát tán khai khiếu. Dược tính ôn hòa, có tác dụng tán hàn. Công hiệu của tế tân được nói trong Bản kinh đều do đặc điểm vị cay, tính ôn tạo nên. Vì vị cay, tính ôn có thể phát tán, nên có tác dụng chữa trị đau đầu do phong hàn, phong thấp, kết đờm, tụ khí trong lồng ngực, động kinh. Lại vì nó có thể tản nhiệt, phàm là miệng lưỡi lở loét, cổ họng sưng đau, dau răng do phong hỏa vượng cũng có thể chữa trị. Đồng thời, vị cay của tế tân có tác dụng tiết phế, những người bệnh bị ho, thở dốc do phong hàn đều có thể sử dụng. Vị cay có tác dụng bổ gan, vì vậy các chứng bệnh như gan khí không đủ, động kinh hay bệnh về mắt có thể dùng vị thuốc này để chữa trị. Vị đắng còn có thể nhuận táo, vì vậy thường dùng cho người bị bệnh âm kinh yếu, bệnh về tai hoặc táo bón. Tế tán trong Y học lâm sàng hiện đại được ứng dụng rộng rãi, thường được dùng để giải nhiệt, giảm đau, trị các bệnh do cảm cúm, phong thấp gây ra như đau đầu, phát sốt, sợ lạnh, các khớp toàn thân đau nhức. Ngoài ra, còn có tác dụng trị các bệnh về trúng phong ở đầu và mặt như đau đầu, đau đầu thông thường, viêm mũi do phong hàn hoặc phong nhiệt gây ra, dau răng do phong hàn, phong nhiệt, ngất do trúng phong. Tế tân còn có thể dùng để trị các bệnh ở động mạch vành, co thắt cơ tim, đau thắt lưng, gối, kết hạch ở vú, đau mắt dẫn đến chảy nước mắt. Bên cạnh đó, tế tân cũng có tác dụng trị liệu rất tốt chứng ho, hen suyễn. 

Bên cạnh đó, tế tân còn có khả năng gây tê. Sử dụng 1 nhánh tế tân cho vào miệng nhai, đầu lưỡi sẽ có cảm giác hơi tê, mất tri giác, một hồi lâu sau mới có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu. Nên người ta cho rằng tế tân có khả năng gây tê cục bộ. Công dụng này đã được ứng dụng trong các trường hợp làm thuốc gây tê trước khi nhổ răng, phương thuốc này có hiệu quả rõ rệt khi sử dụng đơn độc tế tân hoặc phối hợp với các dược liệu khác. 

Tuy nhiên, tế tân đã được cho rằng trong nó có chứa 1 lượng độc nhất định, người xưa đã thận trọng trước khi dùng, còn có câu nói rằng: "Tế tân tuy tốt, nhưng dùng nhiều khí ứ trệ mà chết”. Vậy mà, thần y Trương Trọng Cảnh lại mạnh dạn sử dụng một lượng lớn tế tân để chữa bệnh. Theo phân tích và chứng minh của Y học hiện đại cho thấy, chỉ cần kết hợp được liệu với lượng thích hợp sẽ có hiệu quả kỳ diệu.

Liều lượng: dùng 4g - 8g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hay viên hoặc bột. Dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Dùng ngoài với lượng thích hợp.

Kiêng kỵ: Không phối hợp Tế tân với Lê lô. Thận trọng khi dùng Tế tân với người âm hư hỏa vượng.

Sơ đồ trị liệu của Tế Tân

4 Các bài thuốc từ cây Tế tân

4.1 Chữa đau răng

Bài 1 (Tế tân ngâm rượu): Tế tân, thạch cao mỗi vị 10g. Ngâm với 100ml rượu trong nửa ngày, ngậm rồi nhổ đi. 

Bài 2: Tế tân, Kinh Giới, tổ ong, đồng lượng. Thái nhỏ, mỗi lần sắc 9g với một bát nước to tới khi còn 7/10, lấy nước ấm để ngậm.

Bài 3: Tế tân, nhũ hương, Bạch Chỉ mỗi vị 4g, xuyên ô 2g. Tán bột mịn, mỗi lần rắc 1-2g vào chỗ đau, ngày 3-4 lần.

4.2 Chữa trúng gió lạnh, chân tay co cứng, giá lạnh, hôn mê

Tế tân, ma hoàng, Quế chi, thạch xương bồ, phụ tử chế, Cam Thảo mỗi vị 4g. Sắc nước uống. Dùng ngoài lấy Tế tân tán bột, thổi vào mũi làm hắt hơi và xát vào chân răng nếu răng cắn chặt không nói được.

4.3 Chữa lở mồm, loét lưỡi

Tế tân, Hoàng Liên, đồng lượng. Tán nhỏ, trộn đều, bôi vào miệng lưỡi, đồng thời ngậm cho chảy nước dãi ra.

4.4 Chữa đau nửa đầu

Tế tân, hùng hoàng, đồng lượng. Nghiền thành bột mịn, trộn đều, thổi vào mũi - đau bên phải thì thồi mũi bên trái và ngược lại.

4.5 Trị chứng ngoại cảm phong hàn (Ma hoàng phụ tử tế tân thang)

Tế tân, ma hoàng mỗi vị 4g, phụ tử 8g. Sắc uống.

4.6 Trị đau nhức các khớp do phong thấp 

Tế tân, cam thảo mỗi vị 4g, Xuyên Khung, Tần Giao mỗi vị 12g. Sắc uống.

4.7 Trị ho nhiều đờm loãng (Linh cam ngũ vị khương tân thang)

Tế tân, cam thảo, Ngũ Vị Tử mỗi vị 4g, Phục Linh 12g, can khương 6g. Sắc uống.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Qingcheng Yang và cộng sự (Ngày đăng 22 tháng 8 năm 2021). The combination of two natural medicines, Chuanxiong and Asarum: A review of the chemical constituents and pharmacological activities, SAGE Journals. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023. 
  2. Dược Điển Việt Nam 5 tập 2 (Xuất bản năm 2017). Tế tân trang 1328 - 1329, Dược điển Việt Nam 5 tập 2. Truy cập ngày 15 tháng 09 năm 2023.
  3. Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Tế tân trang 801-803, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
  4. Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Tế tân, trang 80-82. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tế Tân (Herba Asari - Asarum sieboldii)

Ligpro Warm Spray Before 200ml
Ligpro Warm Spray Before 200ml
Liên hệ
Ligpro Cold Spray During-After 200ml
Ligpro Cold Spray During-After 200ml
Liên hệ
Độc Hoạt Tang Ký Sinh OPC
Độc Hoạt Tang Ký Sinh OPC
Liên hệ
Viên Ngậm Thảo Mộc Zalocol
Viên Ngậm Thảo Mộc Zalocol
Liên hệ
Tuyết Liên Phong Thấp Linh Plus
Tuyết Liên Phong Thấp Linh Plus
200.000₫
Tỷ Thống Linh – Pai Du Pi Tong Lin Capsule
Tỷ Thống Linh – Pai Du Pi Tong Lin Capsule
120.000₫
Revmaton
Revmaton
Liên hệ
 Xương Khớp Bảo Nhân
Xương Khớp Bảo Nhân
Liên hệ
Xoang Bảo Nguyên
Xoang Bảo Nguyên
Liên hệ
Onepharm LiverMaxs (Lọ)
Onepharm LiverMaxs (Lọ)
Liên hệ
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595