Spiramycin

54 sản phẩm

Spiramycin

Ngày đăng:
Cập nhật:

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

SPIRAMYCIN

Tên chung quốc tế: Spiramycin.

Mã ATC: J01FA02.

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm macrolid.

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim: 750 000 đvqt (250 mg), 1 500 000 đvqt (500 mg), 3 000 000 đvqt (1 g).

Dung dịch uống: Sinh 75 000 đvqt/ml (25 mg/ml).

Bột đông khô pha tiêm: Lọ 1 500 000 đvqt

Dạng kết hợp: Viên bao phim chịu 750 000 đoạt spiramycin và Metronidazol 125 mg.

2 Dược lực học

Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid có phổ kháng khuẩn tương tự phổ kháng khuẩn của erythromycin, mặc dù in vitro tác dụng kém hơn Erythromycin trên một số chủng vi khuẩn nhạy cảm. Spiramycin có tác dụng chống lại Toxoplasma gondii.

Spiramycin

Thuốc có tác dụng kim khuẩn trên vi khuẩn đang phân chia tế bào. Cơ chế tác dụng của thuốc là tác dụng trên các tiểu đơn vị 505 của ribosom vi khuẩn và ngăn cản vi khuẩn tổng hợp protein. Ở nồng độ thấp trong huyết thanh, thuốc có tác dụng chủ yếu kìm khuẩn, nhưng khi đạt nồng độ cao, thuốc có thể diệt khuẩn chậm đối với vi khuẩn nhạy cảm mạnh.

Phổ kháng khuẩn

Các chủng vi khuẩn nhạy cảm: Vi khuẩn Gram dương hiếu khí: Bacillus cereus, Corynebacterium diphtheriae, Enterococci, Rhodococcus equi, Staphylococcus meti-S, Staphylococcus meti-R'. liên cầu B. Streptococcus, Streptococcus pneumo-niae, Streptococcus pyogenes. Vi khuẩn Gram âm hiếu khí: Bordetella pertussis, Branhamella catarrhalis, campylobacter legionella, moraxella. Vi khuẩn ký sinh: Actinomyces, Bacteroides, Eubacterium, Mobiluncus, Peptostreptococcus, Porphyromonas, Prevotella, Propionibacterium acnes, Khác: Borrelia burgdorferi. Chlamydia, Coxiella, Leptospires, Mycoplasma pneumoniae. Treponema pallidum..

Những chủng vi khuẩn thạy cảm trung gian: Vi khuẩn Gram âm hiếu khí: Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens. Khác: Ureaplasma urealyticum.

Những chủng vi khuẩn đề kháng: Vi khuẩn Gram dương hiểu khi: Corynebacterium jeikeium, Nocardia asteroides. Vi khuẩn Gram âm hiếu khí: Acinetobacter, Enterobacteria, haemophilus. pseudomonas. Vi khuẩn kỵ khi Fusobacterium. Khác: Mycoplasma hominis.

Spiramycin không có tác dụng với các vi khuẩn đường ruột Gram âm. Cũng đã có thông bảo về sự đề kháng của vi khuẩn đối với spiramycin, trong đó có cả sự kháng chéo giữa spiramycin, erythromycin và oleandomycin. Tuy nhiên, các chúng kháng erythromycin đôi lúc vẫn còn nhạy cảm với spiramycin.

3 Dược động học

Hấp thu: Spiramycin hấp thu không hoàn toàn từ đường tiêu hóa và bị giảm khi dùng cùng thức ăn. Liều uống được hấp thu khoảng 20 - 50%. Thức ăn làm giảm khoảng 70% nồng độ tối đa của thuốc trong huyết thanh và làm cho thời gian đạt đỉnh chậm 2 giờ so với uống lúc đói.

Phân bố: Sau khi uống 6 triệu đvqt spiramycin, nồng độ đỉnh huyết trong là 3,3 microgam/ml sau 1,5 - 3 giờ. Sau khi truyền 1,5 triệu đạt trong 1 giờ, nồng độ đỉnh huyết tương khoảng 2,3 microgam/ml. Tỷ lệ thuốc gắn vào protein huyết tương dao động từ 10 - 28%. Nửa đời thải trừ khoảng 5 - 8 giờ. Nếu cách 8 giờ cho 1 liều 1,5 triệu đvqt, trạng thái ổn định đạt được vào cuối ngày thứ hai. Nồng độ đỉnh (Cmax): 3 microgam/ml; Cmin(nồng độ đáy): Khoảng max min 0,50 microgam/ml. Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô (phổi: 20 - 60 microgam/g; amidan: 20 - 80 microgam/g; viêm xoang: 75 - 110 microgam/g; xương: 5 - 100 microgam/g). Thuốc đạt nồng độ cao trong phổi, amidan, phế quản và các xoang. Thuốc không qua hàng rào máu - não, nhưng qua nhau thai và vào sữa mẹ. 10 ngày sau khi ngừng điều trị còn thấy trong lách, gan và thận khoảng 5 - 7 microgam/g thuốc còn hoạt tính. Kháng sinh macrolid xâm nhập và tích lũy trong các thực bào (bạch cầu đa nhân trung tỉnh, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào màng bụng, phổi), Nồng độ trong thực bào giúp giải thích được tác dụng của các macrolid đối với các vi khuẩn nội bào.

Chuyển hóa: Sipramycin chuyển hóa chậm ở gan, thành các chất chuyển hóa có hoạt tính.

Thải trừ: 10% liều uống được thải trừ qua nước tiểu, thải trừ rất nhiều qua mật; nồng độ trong mật 15 - 40 lần cao hơn nồng độ trong huyết thanh. Một lượng khá lớn được tìm thấy trong phân.

4 Chỉ định

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra do các vi khuẩn nhạy cảm

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm họng, viêm xoang cấp.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: bội nhiễm viêm phế quản cấp; đợt bùng phát viêm phế quản mạn tính; viêm phổi cộng đồng ở những người không có yếu tố nguy cơ, không có dấu hiệu lâm sàng nặng và thiếu những yếu tố lâm sàng gợi đến nguyên nhân do phế cầu. Trong trường hợp nghi ngờ Viêm phổi không điển hình, macrolid được chỉ định trong mọi trường hợp không phụ thuộc mức độ nặng và cơ địa.

Nhiễm trùng da lành tính: chốc lở, chốc lở hóa của bệnh da, chốc loét, nhiễm trùng da - dưới da (đặc biệt viêm quầng), nhiễm trùng da mạn tính. 

Nhiễm trùng miệng.

Nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu.

Phòng ngừa viêm màng não do Meningococcus: Trong trường hợp chống chỉ định với Rifampicin, mục đích là diệt N. meningitidis ở mũi hầu. Spiramycin không dùng để điều trị viêm màng não do Meningococcus, mà chỉ được chỉ định trong phòng ngừa cho bệnh nhân đã điều trị lành bệnh, trước khi trở lại sinh hoạt trong tập thể và cho người đã tiếp xúc với bệnh nhân trong 10 ngày trước khi nhập viện.

Phòng ngừa tái phát thấp khớp cấp ở bệnh nhân dị ứng với penicilin. Bệnh Toxoplasma ở phụ nữ mang thai.

Một số sản phẩm chứa Spiramycin
Một số sản phẩm chứa Spiramycin

5 Chống chỉ định

Người có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc hoặc với các kháng sinh khác thuộc nhóm macrolid 

6 Thận trọng

Sử dụng thận trọng khi dùng spiramycin cho người có rối loạn chức năng gan, vị thuốc có thể gây độc với gan.

Thận trọng cho người bị bệnh tim, loạn nhịp (bao gồm cả người có khuynh hướng kéo dài khoảng QT).

Khi bắt đầu điều trị nếu thấy phát hồng ban toàn thân có sốt, phải ngừng thuốc vì nghi bị bệnh mụn mủ ngoại ban cấp. Cần ngừng điều trị và chống chỉ định sử dụng lại spiramycin đơn thuần hoặc kết hợp.

Không sử dụng dạng viên nên cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Spiramycin không bài tiết dưới dạng còn hoạt tính qua thận, không cần điều chỉnh liều trong trường hợp suy thận.

Vì một số trường hợp rất hiếm thiếu máu tan máu được báo cáo ở bệnh nhân thiếu glucose-6-phosphat-dehydrogenase (G6PD), không nên sử dụng spiramycin cho các bệnh nhân này.

7 Thời kỳ mang thai

Spiramycin đi qua nhau thai, nhưng nồng độ thuốc trong máu thai nhị thấp hơn trong mẫu người mẹ. Mặc dù không có các bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai, do chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về dùng spiramycin cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ, nên không dùng spiramycin cho người mang thai, trừ khi không còn liệu pháp nào thay thế và phải theo đõi thật cẩn thận.

8 Thời kỳ cho con bú

Spiramycin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ cao. Thuốc cần dùng thận trọng cho phụ nữ cho con bú. Nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Spiramycin hiếm khi gây ADR nghiêm trọng.

Thường gặp

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ia chảy, khó tiêu (khi dùng đường uống).

Tại chỗ: kích ứng tại chỗ tiêm.

Thần kinh: chóng mặt, đau đầu. Ít gặp

Toàn thân: mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, cảm giác đè ép ngực.

Dị cảm tạm thời, loạn cảm, lão đảo, đau, cứng cơ và khớp nối, cảm giác nóng rát, nóng đỏ bừng (khi tiêm tĩnh mạch).

Tiêu hóa: viêm kết tràng cấp

Da: ban da, ngoại ban, mày đay.

Hiếm gặp

Toàn thân: phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng dài ngày thuốc uống spiramycin.

Tim: kéo dài khoảng QT.

10 Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng sử dụng spiramycin nếu có ADR nặng, hỗ trợ chức năng sống và điều trị triệu chứng khi cần thiết.

11 Liều lượng và cách dùng

Cách dùng

Liều lượng và hoạt lực của spiramycin được biểu thị bằng đơn vị quốc tế (đvạt) hoặc mẹ.

1 mg spiramycin tương đương với khoảng 3.000 đvqt 

Spiramycin dùng đường uống dạng base hoặc đường tiêm tĩnh mạch dạng muối adipat, cũng có thể dùng dạng adipat qua đường trực tràng.

Thức ăn trong dạ dày làm giảm Sinh khả dụng của spiramycin, nên cần cho uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ.

Người bệnh dùng spiramycin phải theo hết đợt điều trị.

Spiramycin cũng được phối hợp trong cùng chế phẩm với metronidazol.

Liều dùng

Dùng đường uống

Người lớn: 6,0 - 9,0 triệu đvqt/ngày, chia 2 – 3 lần. Liều có thể lên tới 15,0 triệu đvqt/ngày, chia làm nhiều lần, đối với nhiễm khuẩn nặng.

Trẻ em: 150 000 đv qukg thể trọng/24 giờ, chia làm 3 lần.

Dự phòng viêm màng não do não mô cầu

Người lớn: 3,0 triệu đvqt12 giờ, trong 5 ngày.

Trẻ em (viên 1.5 triệu dvqt): 75 000 đvqtkg/12 giờ trong 5 ngày.

Dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai:

Nếu nhiễm Toxoplasma trong khi mang thai, sự lây nhiễm qua nhau thai có thể dẫn tới bệnh nguy hiểm cho bào thai. Phải hỏi ý kiến chuyên gia về cách xử trí. Spiramycin có thể làm giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con. Khi có bằng chứng nhiễm ở nhau thai hoặc bảo thai, dùng pyrimethamin với sulfadiazin và acid folinic ở giai đoạn sau ba tháng đầu của thai kỳ.

Trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm khuẩn nhưng sinh ra từ người mẹ đã nhiễm Toxoplasma thì spiramycin được cho trẻ dùng trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Nếu trẻ được xác định là nhiễm Toxoplasma thì cho dùng Pyrimethamin và sulfadiazin trong 12 tháng kết hợp với acid folinic.

Dùng đường tĩnh mạch (Dạng thuốc dùng cho người lớn):

Liều thông thường khuyên dùng để truyền tĩnh mạch chậm là 1,5 triệu đvqt, củ 8 giờ một lần. Nếu nhiễm khuẩn nặng liều có thể tăng lên gấp đôi. Nên chuyển từ truyền tĩnh mạch sang đường uống ngay khi tình trạng lâm sàng cho phép.

Nên pha thuốc trong lọ (1,5 triệu đvqt) với 4 ml nước tiêm vô khuẩn.

Lắc kỹ cho đến tan. Pha loãng dung dịch này với dung dịch Glucose 5% để có thể tích tối thiểu là 100 ml. Truyền chậm trong 1 giờ.

12 Tương tác thuốc

Dùng spiramycin đồng thời với thuốc uống ngừa thai sẽ làm mất tác dụng phòng ngừa thụ thai.

Spiramycin làm giảm nồng độ của Levodopa trong máu nếu dùng đồng thời.

Spiramycin ít hoặc không ảnh hưởng đến hệ enzym Cytochrom P450 ở gan, vì vậy so với erythromycin, spiramycin ít có tương tác hơn với các thuốc được chuyển hóa bởi hệ enzym này.

13 Tương kỵ

Không trộn spiramycin với các thuốc khác trong cùng lọ.

14 Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Chưa biết liều spiramycin gây độc. Khi dùng liều cao, có thể gây rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Có thể gặp khoảng QT kéo dài, hết dần khi ngừng điều trị (đã gặp ở trẻ sơ sinh dùng liều cao hoặc ở người lớn tiêm tĩnh mạch có nguy cơ kéo dài khoảng QT).

Xử trí: Trong trường hợp quá liều, nên làm điện tâm đồ để đo khoảng QT, nhất là khi có kèm theo các nguy cơ khác (giảm Kali huyết, khoảng QT kéo dài bẩm sinh, kết hợp dùng các thuốc kéo dài khoảng QT và/hoặc gây xoắn đỉnh). Không có thuốc giải độc. Điều trị triệu chứng.

Cập nhật lần cuối: 2017

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Spiramycin

Vinphazin
Vinphazin
27.000₫
Radaugyl
Radaugyl
25.000₫
Novogyl 750000IU/125mg
Novogyl 750000IU/125mg
Liên hệ
 Gerdogyl
Gerdogyl
Liên hệ
Glonacin 3.0 M.I.U
Glonacin 3.0 M.I.U
Liên hệ
Bi-Daphazyl
Bi-Daphazyl
95.000₫
Rovagi 1.5
Rovagi 1.5
100.000₫
Agimdogyl
Agimdogyl
120.000₫
Fixusa
Fixusa
100.000₫
Penveril
Penveril
Liên hệ
Thenvagine
Thenvagine
66.000₫
Rovathepharm 200mg
Rovathepharm 200mg
65.000₫

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633