Sắt
516 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Trungtamthuoc.com - Sắt là một nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, tuy nhiên vai trò của nó lại cực kỳ quan trọng. Thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con người. Do đó bổ sung sắt như thế nào cho hợp lý là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Sau đây, hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy giải đáp thắc mắc trên cho mọi người.
1 Vai trò của sắt đối với con người
Sắt cần thiết cho sự tạo thành hem (thành phần của hồng cầu) và các enzym khác. Khoảng 75 - 90% lượng sắt của toàn cơ thể nằm trong huyết sắc tố của hồng cầu tuần hoàn. Trong 1ml khối hồng cầu có khoảng 1mg sắt. Sắt được vận chuyển trong huyết tương bằng cách gắn với transferrin (protein vận chuyển sắt). Dự trữ sắt chủ yếu ở gan dưới dạng ferritin, ngoài ra sắt còn được dự trữ ở dạng hemosiderin trong đại thực bào.
Sắt trong cơ thể được cung cấp từ thức ăn. Quá trình hấp thu sắt từ thức ăn xảy ra ở dạ dày, tá tràng và phần trên của ruột non. Chuyển hóa sắt được cân bằng giữa hấp thu và mất đi (khoảng 1mg/ngày).
Sắt tham gia vào nhiều chức năng sống, điển hình là chức năng hô hấp và chức năng miễn dịch của con người.
Những lý do thiếu sắt thường gặp:
Thiếu dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không cung cấp các thực phẩm chứa sắt trong bữa ăn. Nguyên nhân này hiếm khi gặp ở người lớn.
Giảm hấp thu sắt sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày hoặc do rối loạn tiêu hóa.
Tăng nhu cầu:
- Phụ nữ có thai.
- Bà mẹ cho con bú.
- Trẻ em trong giai đoạn phát triển.
Mất máu:
- Mất máu cấp tính: Do chấn thương, tai nạn, cho máu.
- Máu máu kép dài: Kinh nguyệt nhiều, kéo dài hoặc do giun móc, giun lươn, hoặc do xuất huyết da dày - ruột...
2 Hậu quả của thiếu sắt
Hậu quả dễ thấy nhất của thiếu sắt là thiếu máu nhược sắc mức độ nhẹ và vừa. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như:
- Người hay mệt mỏi.
- Tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể (máu thực hiện chức năng này). Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
- Khó thở khi gắng sức.
- Nhịp thở nhanh.
- Có thể bệnh nhân có triệu chứng ăn dở: Tức là thèm ăn những thức ăn không bình thường.
- Giai đoạn đầu bệnh nhân có biểu hiện giảm dự trữ sắt: Ferritin huyết thanh thấp, khả năng gắn sắt toàn phần của huyết thanh tăng lên, thể tích trung bình hồng cầu bình thường.
- Giai đoạn sau biểu hiện dự trữ sắt bị thiếu hụt trầm trọng: Ferritin huyết thanh thấp (dưới 30 mcg/dl), giảm rõ rệt các chỉ số thể tích trung bình hồng cầu, lượng hemoglobin trung bình hồng cầu, nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu, hồng cầu nhỏ, nhạt màu. Trong những trường hợp nặng có sự thay đổi kích thước hồng cầu, hồng cầu không đều, hồng cầu bị biến dạng.
- Đối với trẻ em, khi thiếu sắt còn dẫn đến hậu quả chậm biết nói, chậm biết ngồi, chậm biết đi.
3 Nhu cầu sắt đối với cơ thể
Nhu cầu sắt hàng ngày đối với nam và nữ khác nhau, thông thường, mỗi ngày nam giưới cần 1mg, nữ giới cần 1,6 - 2mg. Đối với trẻ mới sinh, trong cơ thể chúng đã có một lượng sắt dự trữ từ trong bào thai khoảng 0,25g. Ở trẻ sinh non, sinh già tháng, suy dinh dưỡng bào thai, lượng sắt dự trữ còn ít hơn, chỉ khoảng 0,15g.
Người ta ước tính được rằng trong thời kỳ mang thai và 6 tháng đầu cho con bú, bà mẹ phải mất đi khoảng 955mg sắt (bao gồm: cho thai 450mg, ở nhau thai 150mg và mất máu khi sinh 175mg và tiết vào sữa cho con 180mg).
Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 -18 tuổi, người mang thai cần một lượng sắt nhiều hơn.
4 Bổ sung sắt đúng cách
4.1 Bổ sung sắt bằng thực phẩm
Nguồn thực phẩm cung cấp sắt như tiết bò, thịt bò, men bia khô, trứng gà, cua biển, đậu nành...mỗi loại có chứa một hàm lượng sắt khác nhau. Ví dụ trong 100g tiết bò, lượng sắt chiếm đến 52mg...
Sắt có trong cả thực vật và động vật nhưng hàm lượng sắt trong động vật nhiều hơn, đặc biệt là các loài động vật sống trên cạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Cơ thể mỗi người hấp thu được 10 - 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật. Tính trung bình cơ thể chỉ hấp thu được 10%. Chính vì vậy, muốn đủ lượng sắt cung cấp mỗi ngày cần ăn lượng sắt gấp 10 lần khuyến cáo từ thực phẩm.
Cần lưu ý: Hạn chế ăn các thực phẩm quá giàu phospho vì gây kết tủa sắt, dẫn đến hấp thu sắt bị suy giảm. Tăng cường ăn thực phẩm giàu Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) vì chúng giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố.
4.2 Bổ sung sắt bằng thuốc
Khi cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt, nguyên tắc đầu tiên là cần xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp. Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi cơ thể phục hồi đủ lượng sắt đạt mức bình thường mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên bổ sung chế phẩm sắt kết hợp Acid Folic.
Tác dụng phụ của thuốc sắt là gây táo bón, do đó để hạn chế tình trạng này, trong một số viên sắt có thêm các thành phần dược liệu có tính nhuận tràng.
5 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả: Nazanin Abbaspour, Richard Hurrell và Roya Kelishadi (Ngày đăng: ngày 19 tháng 2 năm 2014). Review on iron and its importance for human health, NCBI. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2021
2. Tác giả: Brunilda Nazario, MD (Ngày đăng: ngày 12 tháng 7 năm 2011). What You Need to Know About Iron Supplements, WebMD. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2021