Rotigotin

0 sản phẩm

Ước tính: 3 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Rotigotin

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

ROTIGOTIN

Tên chung quốc tế: Rotigotin

Mã ATC: N04BC09

Loại thuốc: Thuốc điều trị Parkinson.

1 Dạng thuốc và hàm lượng:

Miếng dán giải phóng thuốc qua da: 1 mg/24 giờ; 2 mg/24 giờ; 3 mg/24 giờ; 4 mg/24 giờ; 6 mg/24 giờ; 8 mg/24 giờ.

2 Dược lực học

Rotigotin là thuốc chủ vận dopamin không có cấu trúc ergolin. Thuốc chủ vận trên thụ thể dopamin D2, D3, và có tác động trên thụ thể D1 D4 và D4. Với các thụ thể khác ngoài hệ dopaminergic, thuốc đối kháng thụ thể alpha2B - adrenergic, chủ vận trên thụ thể serotonin typ 1A (5HT1A), nhưng không có hoạt tính trên thụ thể 5HT2B. Ngoài ra, thuốc còn đối kháng thụ thể alpha 1 và M2. 

Thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng của bệnh Parkinson thông qua kích thích các thụ thể D3, D2, và D1, của nhân đuôi và nhân vô hến trong não (caudate-putamen). Thuốc cũng có tác dụng điều trị triệu chứng của hội chứng chân không yên (RLS). Cơ chế của thuốc trong điều trị hội chứng chân không yên chưa rõ tuy nhiên có thể liên quan đến tác dụng trên các thụ thể dopamin.

3 Dược động học

3.1 Hấp thu

Sau khi sử dụng, rotigotin được giải phóng liên tục từ miếng dán và hấp thu qua da. Nồng độ thuốc ở trạng thái ổn định đạt được sau 1 - 2 ngày sử dụng miếng dán và được duy trì bằng cách sử dụng 1 lần/ngày miếng dán được dùng trong 24 giờ). Nồng độ trong huyết tương của rotigotin tương quan tỷ lệ thuận với liều trong khoảng 1 mg/24 giờ - 24 mg/24 giờ. Khoảng 45% hoạt chất từ miếng dán được giải phóng vào da trong 24 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối sau khi sử dụng miếng dán khoảng 37.. Việc luân chuyển vị trí dán trên da có thể dẫn đến sự khác biệt hàng ngày về nồng độ thuốc trong huyết tương. Dán thuốc ở vai cho sinh khả dụng cao hơn. Tuy nhiên không ảnh hưởng đến hiệu quả lâm sàng của thuốc.

3.2 Phân bố

Trong các nghiên cứu in vivo, tỷ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương là 89,5%. Thể tích phân bố của thuốc ở người lớn là 84 lưng. 

3.3 Chuyển hóa

Phần lớn rotigotin được hấp thu bị chuyển hóa tại gan. Thuốc chuyển hóa thông qua phản ứng N-dealkyl hóa và phản ứng liên hợp pha II. Các chất chuyển hóa chính như rotigotin sulfat, glucuronid rotigotin, N-desropyl-rotigotin sulfat và N-desthienylethyl-rotigotin sulfat không còn hoạt tính. 

3.4 Thải trừ

Khoảng 71% thuốc thải trừ qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa và 23% thuốc thải trừ qua phân. Chỉ có một lượng nhỏ rotigotin được thải trừ nguyên vẹn qua thận (dưới 1% liều hấp thu). Độ thanh thải của thuốc sau khi dùng qua da là 10 lít/phút và nửa đời thải trừ là 5 - 7 giờ. Thuốc thải trừ theo 2 pha với nửa đời thải trừ pha ban đầu từ 2 - 3 giờ. 

4 Chỉ định 

Rotigotin điều trị Parkinson
Rotigotin điều trị Parkinson

Điều trị bệnh Parkinson. 

Điều trị triệu chứng hội chứng chân không yên mức độ trung bình đến nặng. 

5 Chống chỉ định 

Tiền sử quá mẫn với roligotin.

Chụp cộng hưởng tử hoặc sốc điện chuyển nhịp. 

6 Thận trọng 

Lớp nền của miếng dán có chứa nhôm. Để tránh bỏng da nên ngừng sử dụng miếng dán nếu bệnh nhân phải chụp cộng hưởng từ hoặc sốc điện chuyển nhịp. 

Thuốc chủ vận dopamin làm giảm hệ thống điều hòa huyết áp, dẫn đến hạ huyết áp tư thế. Tác dụng này cũng đã được quan sát thấy khi điều trị với rotigotin. Theo dõi huyết áp của bệnh nhân khi bắt đầu điều trị và trong quá trình điều chỉnh liều. 

Rotigotin có thể gây ra tình trạng buồn ngủ và ngủ gà trong các hoạt động hàng ngày mà bệnh nhân không nhận được bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Bác sĩ cần đánh giá liên tục bệnh nhân về tình trạng buồn ngủ do bệnh nhân có thể không nhận thấy tác dụng này cho đến khi được hỏi. Khi bắt đầu điều trị, cần cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ này khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Cân nhắc giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc nếu bệnh nhân có tình trạng buồn ngủ hoặc ngủ gà.

Các phản ứng trên da tại vị trí dùng thuốc có thể xảy ra ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. ADR này có thể hạn chế bằng cách thay đổi vị trí dùng thuốc hàng ngày (ví dụ từ bên phải sang bên trái và từ = phần trên xuống phần dưới của cơ thể). Không nên sử dụng thuốc tại cùng một vị trí trong 14 ngày. Nếu phản ứng tại vị trí dùng thuốc kéo dài hơn vài ngày, dai dẳng; phản ứng nghiêm trọng hoặc lan rộng, cần nhắc giảm liều hoặc ngừng thuốc dựa trên đánh giá lợi ích và nguy cơ cho từng bệnh nhân.

Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng an thần kinh ác tính và hội chứng ngừng thuốc chủ vận dopamin (ví dụ: đau, mệt mỏi, trầm cảm, đổ mồ hôi và lo lắng). Do đó, nên ngừng thuốc bằng cách giảm dần liều. 

Khi dùng miếng dán rotigotin, cần cảnh báo cho bệnh nhân về nguy cơ có thể tăng hoặc có ham muốn mãnh liệt về đánh bạc, giới tính, mất kiểm soát khi mua sắm, ăn uống vô độ và các ham muốn khác. Khi đó có thể cân nhắc giảm liều hoặc ngừng thuốc. 

Tỷ lệ ADR liên quan đến hệ dopaminergic như ảo giác, rối loạn vận động và phủ ngoại biên nhìn chung cao hơn khi dùng kết hợp với Levodopa ở bệnh nhân Parkinson. Nên cân nhắc đặc điểm này khi chỉ định rotigotin. 

Trong quá trình điều trị hội chứng chân không yên bằng rotigotin. các triệu chứng có thể tăng nặng lên. Đợt tăng nặng thường xảy ra trong 2 năm đầu điều trị. Các triệu chứng có thể khởi phát sớm hơn vào buổi tối (hoặc thậm chí vào buổi chiều), tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và sự lan rộng của các triệu chứng đến các bộ phận khác của cơ thể. Tránh dùng rotigotin với liều cao hơn khoảng liều đã được phê duyệt cho hội chứng chân không yên để hạn chế đợt tăng nặng này. 

7 Thời kỳ mang thai 

Không có dữ liệu đầy đủ về an toàn khi sử dụng rotigotin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng gây quái thai ở chuột và thỏ, tuy nhiên độc tính đối với phôi thai đã được quan sát thấy ở chuột cống và chuột nhất ở liều gây độc. Do nguy cơ tiềm ẩn trên người chưa rõ, không dùng rotigotin trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian điều trị bằng rotigotin. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Thuốc giảm tiết prolactin nên có khả năng ức chế tiết sữa. Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng rotigotin và các chất chuyển hóa được bài tiết qua sữa mẹ. Do chưa có dữ liệu trên người, nên ngừng sử dụng thuốc khi cho con bú.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

9.1 Thường gặp 

Tâm thần rối loạn tri giác (xuất hiện ảo giác, ảo tưởng), mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, giấc mơ bất thường. 

Thần kinh: buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn vận động. Chóng mặt tư thế. 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, khó tiêu. 

Tim mạch: hạ huyết áp tư thế, đánh trống ngực. 

Da và mô dưới da: ban đỏ, chứng tăng tiết mồ hôi, ngứa. 

Phản ứng tại vị trí dùng thuốc: ban đỏ, ngứa, kích ứng, phát ban, viêm da, mụn nước, đau, chàm, viêm, sưng, đổi màu, sẵn, tróc da, mày đay, mẫn cảm. 

Khác: ngã, phù ngoại vi, suy nhược, giảm cân. 

9.2 Ít gặp 

Miễn dịch: quá mẫn, có thể bao gồm phủ mạch, phù lưỡi và phù môi. 

Tâm thần: buồn ngủ, ngủ gà, hoang tưởng, mất phương hướng, kích động. 

Mặt: nhìn mở, suy giảm thị lực, lóa mắt.

Tim mạch: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, rung nhĩ 

Tiêu hóa: đau bụng, tăng enzym gan. 

Da và mô dưới da: ngửa diện rộng, kích ứng da, viêm da tiếp xúc. 

Sinh sản: rối loạn cương dương. Khác: tăng cân. 

9.3 Hiếm gặp 

Tâm thần: rối loạn tâm thần, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hành vi hung hãng. 

Thần kinh; co giật, 

Tim mạch: nhịp nhanh thất

Da và mô dưới da: phát ban diện rộng, 

Khác: cáu gắt.

9.4 Hướng dẫn cách xử lý ADR

Xử lý đợt tăng nặng khi điều trị hội chứng chân không yên. Nếu ADR ở mức độ nhẹ, có thể chia đôi liều, dùng lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ. Nếu ADR ở mức độ nặng, nên ngừng thuốc và thay thế bằng thuốc ức chế kênh dẫn truyền calci alpha 2-delta (enacarbil, Pregabalin hay Gabapentin). Nên ngừng rotigotin ít nhất 10 ngày trước khi dùng thuốc ức chế kênh dẫn truyền calci alpha 2-delta để đánh giá mức độ nặng của ADR.

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Thuốc được dùng bằng cách dán lên da. Miếng dân phải được dán lên vùng da lành, sạch, khô trên bụng, đùi, hông, sườn, vai hoặc cánh tay trên. Tránh dán lập lại cùng một vị trí trong vòng 14 ngày. Không dán lên vùng da bị đỏ, kích ứng hoặc bị tổn thương Sau khi dán lên da, nên ấn mạnh miếng dán xuống bằng lòng bàn tay trong khoảng 30 giây để miếng dán dính chặt. Không cắt miếng dán thành nhiều mảnh. Có thể kết hợp nhiều miếng dán để đạt liều lượng mong muốn.

Liều dùng

10.1.1 Điều trị bệnh Parkinson 

Giai đoạn sớm của Parkinson: Khởi đầu với liều 2 mg/24 giờ. Sau đó tăng 2 mg/24 giờ mỗi tuần theo đáp ứng điều trị. Liều thấp nhất có hiệu quả là 4 mg/24 giờ. Liều tối đa trong giai đoạn sớm là 8 mg/24 giờ. 

Giai đoạn muộn của Parkinson: Khởi đầu với liều 4 mg/24 giờ. Sau đó tăng 2 mg 24 giờ mỗi tuần theo đáp ứng điều trị. Liều tối đa trong giai đoạn muộn là 16 mg/24 giờ. Đối với liều cao hơn 8 mg 24 giờ, có thể sử dụng nhiều miếng dán để đạt được liễu điều trị, ví dụ có thể đạt được 10 mg/24 giờ bằng cách kết hợp một miếng dán 6 mg 24 giờ và một miếng dán 4 mg 24 giờ. 

10.1.2 Điều trị triệu chứng hội chứng chân không yên mức độ trung bình đến nặng 

Khởi đầu với liều 1 mg/24 giờ. Tùy thuộc vào đáp ứng, có thể tăng 1 mg 24 giờ mỗi tuần đến liều tối đa 3 mg/24 giờ. Đánh giá lại tỉnh cần thiết của việc duy trì điều trị mỗi 6 tháng.

10.1.3 Sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan nhẹ - trung bình. Thận trọng khi sử dụng và xem xét giảm liều rotigotin trên bệnh nhân suy gan tiến triển hoặc suy gan nặng.

Bệnh nhân suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận nhẹ - trung bình (bao gồm trưởng hợp lọc máu). 

Trẻ em: Chưa có đánh giá về hiệu quả và an toàn khi dùng rotigotin trên trẻ em. Dữ liệu hiện nay không đủ để khuyến cáo liều dùng rotigotin trên trẻ em. 

Ngưng điều trị: Để tránh nguy cơ triệu chứng tái phát năng khi ngừng thuốc đột ngột, cần giảm liều từ tử. Liều thường dùng nên giảm cách ngày mỗi 1 mg/24 giờ cho đến khi ngừng điều trị. 

Các thuốc chứa Rotigotin
Các thuốc chứa Rotigotin

11 Tương tác thuốc 

Thuốc đối kháng dopamin như thuốc an thần kinh (phenothiazin, butyrophenon, thioxanthen) hoặc metoclopramid có thể làm giảm hiệu quả của rotigotin. Tránh phối hợp các thuốc này với rotigotin. Thận trọng khi dùng đồng thời rotigotin với các thuốc an thần, thuốc ức chế TKTW (benzodiazepin, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm) hoặc rượu do nguy cơ tăng tác dụng trên TKTW. Dompendon, omeprazol, cimetidin không ảnh hưởng đến được động học của rotigotin. 

Rougotin không ảnh hưởng đến dược động học của levodopa. Carbidopa và ngược lại. Tuy nhiên rotigotin có thể làm tăng ADR trên hệ dopaminergic của levodopa gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn vận động có sẵn.

12 Quá liều và xử trí 

12.1 Triệu chứng

Các triệu chứng xuất hiện liên quan đến tác dụng chủ vật trên dopamin bao gồm buồn nôn, nới, hạ huyết áp, cử động không chú ý, ảo giác, lú lẫn, co giật và các dấu hiệu khác của kích thích dopaminergic trung ương.

12.2 Xử trí

Không có thuốc giải độc khi dùng quá liều các thuốc chủ vận dopamin.

Trong trường hợp nghi ngờ quá liều, gỡ bỏ miếng dán vì khi đó hoạt chất sẽ ngừng hấp thu vào máu và nồng độ trong huyết tương của rotigotin giảm nhanh chóng. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ tần số tim, nhịp tim và huyết áp. Điều trị quá liều bằng các biện pháp hỗ trợ chung để duy trì các dấu hiệu sinh tồn. Lọc máu không có tác dụng vì rotigotin không được loại trừ bằng lọc máu.

Cập nhật lần cuối: 2021

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Rotigotin

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633