Vitamin B2 (Riboflavin)

1481 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Vitamin B2 (Riboflavin)

Bài viết biên soạn theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

Trang 1418-1419, tải PDF TẠI ĐÂY

RIBOFLAVIN (Vitamin B2

Tên chung quốc tế: Riboflavin. 

Mã ATC: A11HA04. 

Loại thuốc: Vitamin. 

RIBOFLAVIN (Vitamin B2) 
RIBOFLAVIN (Vitamin B2)

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 25 mg, 50 mg, 100 mg. 

Viên nang: 50 mg, 100 mg, 400 mg. 

Thuốc tiêm: 5 mg/ml, 10 mg/ml. Thường kết hợp với các vitamin khác trong các Dung dịch tiêm truyền đa vitamin. 

2 Dược lực học 

Trong cơ thể, riboflavin được biến đổi thành 2 coenzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng coenzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Những coenzym này có hoạt tính như một chất mang phân tử hydro cho các enzym quan trọng khác ảnh hưởng đến phản ứng oxy hóa - khử các chất hữu cơ và trong quá trình chuyển hóa trung gian và sự hình thành một số vitamin và các coenzym của chúng như niacin, Vitamin B6, Vitamin B12. Riboflavin cũng gián tiếp liên quan đến việc duy trì sự toàn vẹn của hồng cầu. 

Được chỉ định để phòng và điều trị thiếu riboflavin, nhưng riboflavin còn có thể có ích trong điều trị thiếu máu hồng cầu bình thường xảy ra ở người có bệnh chuyển hóa mang tính gia đình có kèm lách to và thiếu hụt glutathion reductase. Mặc dù cần có thêm nghiên cứu, nhưng một vài thử nghiệm cho thấy ở người có tiền sử đau nửa đầu dùng liều cao (400 mg riboflavin/ngày) có thể giảm được tần số và thời gian kéo dài các cơn đau, lợi ích thấy rõ nhất sau 3 tháng dự phòng bằng riboflavin. Riboflavin còn được sử dụng điều trị bệnh trứng cá, methemoglobin máu bẩm sinh, co rút cơ, hội chứng bỏng chân. Vì thải trừ riboflavin theo đường nước tiểu nhanh nên còn dùng làm chất chỉ thị trong việc theo dõi thải trừ thuốc trong phác đồ sử dụng một số loại thuốc khác.

Thiếu riboflavin sẽ có các triệu chứng như sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng, thay đổi thị lực, viêm da bã nhờn; thiếu máu hồng cầu bình thường và viêm dây thần kinh trong những trường hợp nặng. Thiếu riboflavin nói chung thường liên quan đến thiếu các chất dinh dưỡng khác và có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như ở bệnh Pellagra.

Chẩn đoán thiếu riboflavin có thể dựa trên kết quả đo glutathion reductase hồng cầu, flavin hồng cầu hoặc nồng độ riboflavin nước tiểu. Dù các phép thử này không có tính chẩn đoán nhưng với kết quả thử nồng độ riboflavin nước tiểu ít hơn 19 - 27 microgam/g creatinin được coi là thiếu riboflavin. 

Nhu cầu về riboflavin liên quan đến năng lượng được đưa vào cơ thể, lượng protein và mức chuyển hóa của cơ thể, phụ thuộc độ tuổi; các thời kỳ đặc biệt như có thai, cho con bú... 

Riboflavin được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hóa của riboflavin được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim.

Sau khi uống hoặc tiêm bắp, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Riboflavin là một vitamin tan trong nước, đảo thải nhanh qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, riboflavin cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Riboflavin có đi qua nhau thai vào sữa.

Thiếu hụt riboflavin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như sau: Tuy có sẵn trong thực phẩm nhưng do kém bền với nhiệt độ và ánh sáng nên quá trình bảo quản, chế biến không đúng sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này. 

Do nhu cầu tăng, nhưng cung cấp không đủ: tuổi dậy thì, có thai. cho con bú, người dùng thuốc tránh thai, người nhiễm khuẩn lâu ngày, bệnh gan, nghiện rượu, người ung thư, bệnh tim, đái tháo đường và đang dùng probenecid hoặc những thuốc khác làm giảm hấp thu rifbolavin. 

Do giảm hấp thu: ỉa chảy kéo dài, người cao tuổi. 

Do mất nhiều vitamin này khi thẩm phân phúc mạc, thẩm phân thận nhân tạo. 

3 Chỉ định 

Phòng và điều trị thiếu riboflavin.

4 Chống chỉ định 

Quá mẫn với riboflavin. 

5 Thận trọng 

Sự thiếu riboflavin thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác. 

5.1 Thời kỳ mang thai 

Liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây tác dụng có hại trên thai nhi. 

5.2 Thời kỳ cho con bú 

Không gây ảnh hưởng gì khi người mẹ dùng theo nhu cầu hàng ngày hoặc bổ sung liều thấp các vitamin.

6 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Không thấy có ADR khi sử dụng riboflavin. Dùng liều cao riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.

7 Liều lượng và cách dùng

7.1 Cách dùng 

Riboflavin thường được dùng để uống, nếu liều cao, nên chia thành liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu.

Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch khi cần thiết như khi có rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều) hoặc ỉa chảy, kém hấp thu. Riboflavin dạng tiêm thường là thành phần của thuốc tiêm đa vitamin.

Riboflavin là một thành phần trong dịch truyền nuôi dưỡng toàn phần. Khi trộn pha trong túi đựng mềm 1 lít hoặc 3 lít dịch truyền và dung dịch chảy qua hệ dây truyền dịch thì lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịch truyền một lượng riboflavin để bù vào số bị mất này.

7.2 Liều lượng

Dạng uống 

Điều trị thiếu riboflavin: Trẻ em 3 - 10 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ. Người lớn: 5 - 30 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.

Lượng riboflavin cần trong một ngày có thể như sau: 

  • Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,3 mg;
  • 7 tháng đến 1 năm tuổi: 0,4 mg;
  • 1 đến 3 tuổi: 0,5 mg;
  • 4 đến 8 tuổi: 0,6 mg;
  • 9 đến 13 tuổi: 0,9 mg;
  • 14 đến 18 tuổi: nữ: 1 mg, nam: 1,3 mg. 

8 Tương tác thuốc 

Đã gặp một số ca “thiếu riboflavin” ở người đã dùng clopromazin, imipramin, Amitriptylin và adriamycin. 

Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột. 

Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột. 

Sản phẩm có chứa RIBOFLAVIN (Vitamin B2) 
Sản phẩm có chứa RIBOFLAVIN (Vitamin B2)

Cập nhật lần cuối: 2018.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Vitamin B2 (Riboflavin)

Sanfodulin+ (Ống)
Sanfodulin+ (Ống)
Liên hệ
Kotimogin Gold
Kotimogin Gold
Liên hệ
Be-Max Rism
Be-Max Rism
Liên hệ
DHC Vitamin B Mix 90 ngày
DHC Vitamin B Mix 90 ngày
Liên hệ
Teens Active
Teens Active
Liên hệ
Sữa Boost Optimum 800g
Sữa Boost Optimum 800g
Liên hệ
Sữa XO số 3 800g Hàn Quốc
Sữa XO số 3 800g Hàn Quốc
Liên hệ
Sữa S-26 Gold Newborn Số 1 900g
Sữa S-26 Gold Newborn Số 1 900g
Liên hệ
Nestle Nan Optipro Plus 4
Nestle Nan Optipro Plus 4
Liên hệ
Sữa Care 100 Gold
Sữa Care 100 Gold
Liên hệ
Sữa Nutren Junior
Sữa Nutren Junior
Liên hệ

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595