Retinal
4 sản phẩm
Dược sĩ Kim Viên Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Hoạt chất Retinal được biết đến và sử dụng trong điều trị da liễu các vấn đề liên quan đến lão hóa và sắc tố da. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Retinal.
1 Retinal là gì?
Retinal là một loại dẫn xuất vitamin A có tác dụng mạnh mẽ trong việc tăng độ đàn hồi, chống lão hóa, ít tác dụng phụ và hầu như không gây kích ứng.
CTCT: C20H28O
Retinal là tinh thể màu cam, không tan trong nước và tan trong chất béo.
Bản thân retinal được coi là một dạng vitamin A khi được động vật ăn. Số lượng các phân tử khác nhau có thể chuyển đổi thành võng mạc khác nhau tùy theo loài. Retinal ban đầu được gọi là retinene, nó được đổi tên sau khi người ta phát hiện nó là một vitamin A aldehyde. Retinal có thể được hấp thu trực tiếp vào cơ thể hoặc được cơ thể tổng hợp từ carotenoids (α-carotene hoặc β-carotene), hoặc từ β-cryptoxanthin.
2 Retinal có tác dụng gì?
2.1 Dược lực học
Retinaldehyde có hiệu quả và dung nạp tốt trong việc cải thiện các dấu hiệu lão hóa do ánh nắng.
Retinal giúp cải thiện thị lực: Retinal gặp điều kiện xúc tác là bóng tối nó tương tác với protein opsin để hình thành rhodopsin- sắc tố cảm nhạy với ánh sáng tại võng mạc, giúp mắt nhìn được hình ảnh trong môi trường hiếm sáng.
Retinal cũng đóng vai trò là một chất chống oxy hóa hiệu quả.
Retinal thúc đẩy quá trình sản sinh Collagen, nhiều nghiên cứu đã cho thấy Retinal có tốc độ chuyển hóa tế bào, gia tăng hiệu quả điều trị, cải thiện các dấu hiệu lão hóa nhanh gấp 11 lần so với Retinol.
2.2 Cơ chế tác dụng
Trong cơ thể, retinal chuyển hóa thành Vitamin A theo các phương trình sau:
Retinal có thể chuyển đổi lẫn với retinol , dạng vận chuyển và dự trữ của vitamin A:
Retinal + NADPH + H + ⇌ retinol + NADP +
Retinol + NAD + ⇌ retinal + NADH + H + ,được xúc tác bởi retinol dehydrogenase (RDH) và rượu dehydrogenase (ADH).
Retinol được gọi là rượu vitamin A hoặc thường gọi đơn giản hơn là vitamin A. Retinal cũng có thể bị oxy hóa thành axit retinoic :
retinal + NAD + + H 2 O → axit retinoic + NADH + H + (được xúc tác bởi RALDH)
retinal + O 2 + H 2 O → axit retinoic + H 2 O 2 (được xúc tác bởi retinal oxidase), được xúc tác bởi retinal dehydrogenase còn được gọi là retinaldehyd dehydrogenase (RALDH) cũng như retinal oxidase .
2.3 Dược động học
Khả năng dung nạp của chế phẩm 0,5% tốt hơn một chút, trong khi cả hai chế phẩm 0,1 và 0,05% bôi trên da mặt đều được dung nạp tốt và cho phép sử dụng kéo dài (lên đến 3 năm) ở những bệnh nhân bị viêm da.
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
Retinal được chỉ định sử dụng dùng ngoài da đối với các trường hợp da gặp ttifnh trạng như vảy nến, lão hóa, da nám, sạm,....
3.2 Chống chỉ định
Không sử dụng Retianl cho phụ nữ có thai và người dị ứng với Retinal.
4 Những ứng dụng trong lâm sàng
Retinal được sử dụng nhiều trong điều trị những vấn đề về tổn thương da như viêm da, tổn thương da do ánh nắng,...
Bệnh vẩy nến và các rối loạn liên quan, rối loạn sừng hóa bẩm sinh, mụn trứng cá, lão hóa do ánh sáng và thiếu vitamin A là những chỉ định điều trị bằng retinoid cổ điển đã được phê duyệt, trong khi u lympho tế bào T ở da, sarcoma Kaposi liên quan đến AIDS, bệnh bạch cầu cấp tính cấp tính và lentigines tím hiện đã được xác nhận.
Ngoài ra, retinoids đã được sử dụng thành công trong một số bệnh da liễu khác, ví dụ: tiền ung thư và khối u biểu mô, tiết bã nhờn, bệnh rosacea và mụn trứng cá, lichen phẳng, viêm nang lông bạch cầu ái toan, condylomata accuminata, lichen sclerosus và teo cơ.
5 Liều dùng - Cách dùng
5.1 Liều dùng
Retinal được khuyến cáo sử dụng nồng độ thấp nhất khi mới bắt đầu sử dụng. Sau khi da quen dần mưới bắt đầu tăng liều từ từ. Nồng độ ban đầu nên dùng là 0,05%, dùng với 1 lượng nhỏ.
5.2 Cách dùng
Retinal được khuyến cáo dùng ngoài da, bôi một lớp mỏng.
Khuyến cáo chỉ sử dụng vào ban đêm vì Retinal sẽ khiến da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với tia UV.
Với người lần đầu sử dụng, chỉ nên sử dụng Retinal với tần suất 2 - 3 lần/ tuần. Sau tăng dần tần suất lên lên, nếu xuất hiện ngứa da, đỏ da, nên quay lại tần suất ban đầu.
Vui lòng tránh sử dụng nó cùng lúc vì có thể gây kích ứng khi sử dụng với các sản phẩm Vitamin C.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Vitamin A - Vi chất cần thiết cho cơ thể chúng ta
6 Tác dụng không mong muốn
Retinal là một hoạt chất mạnh nên sẽ có thể gây kích ứng da. Ngoài ra Retinal còn làm da bạn trở nên khô, bong tróc và nhạy cảm với ánh nắng hơn nếu dùng quá nhiều.
7 Tương tác thuốc
Retinal dùng ngoài da nên chưa ghi nhận trường hợp tương tác nào đối với các thuốc khác.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Collagen - Đẹp da tóc móng, chắc khỏe xương khớp
8 Thận trọng khi sử dụng Retinal
- Không dùng nhiều sản phẩm chứa Retinol, Retinal cùng lúc vì sẽ tăng nồng độ khiến da bị kích ứng.
- Nếu lần đầu sử dụng, bạn nên thử dùng những sản phẩm có nồng độ vừa phải, với tần suất thấp.
- Không dùng sản phẩm có Retinal vào ban ngày vì sẽ trở thành độc tố khiến da xấu hơn khi chúng tiếp xúc với tia UV. Hãy sử dụng kem chống nắng để giúp bảo vệ da được tối ưu hơn.
- Không nên dùng Retinal ngay lập tức sau khi rửa mặt để không khiến da bị tổn thương, thay vào đó, hãy để da nghỉ 30 phút.
- Hãy tìm hiểu thật kỹ về làn da của mình, nên bắt đầu với sản phẩm có hàm lượng Retinol thấp nhất (khoảng 0.03%).
9 Các câu hỏi thường gặp về hoạt chất Retinal
9.1 Retinal khác gì Retinol?
Retinal và Retinol có cấu trúc gần giống nhau, Retinal và Retinol có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Đều là những dẫn xuất của Vitamin A nên retinol và retinal là hai hoạt chất vàng trong việc điều trị các vấn đề về da. Tuy nhiên về thế mạnh của từng hoạt chất cũng có điểm khác nhau, nếu da bạn bị mụn hoặc da không đều màu thì nên lựa chọn Retinol còn nếu da đang gặp các vấn đề lão hóa da thì nên chọn Retinal.
Retinal có tác dụng mạnh hơn so với Retinol. Nồng độ trong chế phẩm của 2 chất này cũng khác nhau. Retinal trong mỹ phẩm thường có nồng độ 0,05 - 0,1% trong khi đó nồng độ của Retinol là 0,25 - 0,5 - 1%.
Nên dùng Retinol hay Retinal sẽ phụ thuộc vào tình trạng da của bạn, và tình trạng da sẽ được đánh giá bởi các bác sĩ da liễu. Không khuyến khích bạn tự ý sử dụng Retinal vì có thể sẽ gặp tình trạng kích ứng da.
9.2 Có nên sử dụng Retinal cho trẻ em không?
Không khuyến cáo sử dụng Retinal cho trẻ em, khi da trẻ vẫn còn nhạy cảm và không có các vấn đề về sắc tố.
9.3 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Retinal không?
Giống như Retinol, Retinal không được sử dụng ở phụ nữ mang thai. Tuy sử dụng ngoài da nhưng Retinal vẫn có thể vào vòng tuần hoàn và gây dị tật thai nhi.
10 Các dạng bào chế phổ biến
Retinal thường được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da với nồng độ từ 0,05% - 0,1%. Một số cái tên quen thuộc trên thị trường có chứa Retinal như là: Retinal Lumiderm xanh, Retinal 0.12 Dr Different, …
11 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Jean Hilaire Saurat, Liliane Didierjean, Elisabeth Masgrau, Pierre A Piletta, Stefano Jaconi, Dominique Chatellard-Gruaz, Dagmar Gumowski, Isabelle Masouyé, Denis Salomon, Georges Siegenthaler (Ngày đăng tháng 12 năm 1994). Original Article Topical Retinaldehyde on Human Skin: Biologic Effects and Tolerance, Journal of Investigative Dermatology (p. 770-774). Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả Christos C. Zouboulis (Ngày đăng 28 tháng 9 năm 2001). Retinoids – Which Dermatological Indications Will Benefit in the Near Future?, Skin Pharmacology and Applied Skin Physiology (2001). Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả Pierre Creidi MDa, Marie-Pierre Vienne PharmDb, Sophie Ochonisky MDc, Christophe Lauze MBScb, Virginie Turlier BScb, Jean-Michel Lagarde PhDb, Patrick Dupuy MD (Ngày đăng tháng 12 năm 1998). Profilometric evaluation of photodamage after topical retinaldehyde and retinoic acid treatment, Journal of the American Academy of Dermatology. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.