Rebamipide

7 sản phẩm

Rebamipide

Ngày đăng:
Cập nhật:

Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3

Rebamipide là một dẫn xuất axit amin của 2-(1H)-quinolinone ,có tác dụng bảo vệ niêm mạc, chữa lành vết loét dạ dày tá tràng, được chỉ định trong viêm dạ dày. Ngoài chỉ định chính là phòng ngừa tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa do thuốc kháng viêm non steroid gây ra, Rebamipide còn được chú trọng như 1 ứng viên mới đầy tiềm năng trong y khoa. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết tác dụng, chỉ định cũng như vai trò lâm sàng của Rebamipide.

1 Đặc điểm của Rebamipide

1.1 Rebamipide là thuốc gì?

Rebamipide được nghiên cứu và phát triển lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1990, sau đó trở thành một loại thuốc bảo vệ niêm mạc phổ biến và dùng thường xuyên trong hơn 30 năm qua. Khác với các loại thuốc chống loét trước đó, Rebamipide giúp tăng tốc độ phục hồi và chữa lành vết loét và giảm tỷ lệ tái phát hoặc hình thành vết loét mới. 

Rebamipide Rebamipid là một cacboxamit bậc hai, có cấu trúc 2-[[(4-chlorophenyl)-oxomethyl]amino]-3-(2-oxo-1H-quinolin-4-yl)propanoic acid, được lựa chọn từ hon 500 hợp chất tương tự axit amin của 2(1H)-quinolinone, để nghiên cứu và phát triển thành phân tử đích dùng làm thuốc trong Y Khoa.

Hình 1: Công thức cấu tạo của Rebamipide
Hình 1: Công thức cấu tạo của Rebamipide

1.2 Dược lực học và cơ chế tác dụng của Rebamipide

Rebamipide thuộc nhóm thuốc nào?

Rebamipid là một dẫn xuất quinolinone, có tác dụng chống loét và chống viêm. Theo đó, Rebamipid kích thích tổng hợp cyclooxygenase 2 (COX-2), dẫn đến làm tăng tổng hợp prostaglandin nội sinh tạo thành prostaglandin E2 trong niêm mạc dạ dày và prostaglandin I2 trong dịch dạ dày. Do đó, thuốc có thể bảo vệ dạ dày trước các tác nhân gây tổn thương như rượu và NSAIDs.

Hơn nữa, Rebamipid còn thúc đẩy hoạt động của enzyme có trong dạ dày để tổng hợp các glycoprotein trọng lượng phân tử cao, giúp làm dày thêm lớp màng nhầy trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương niêm mạc dạ dày trong các mô loét, tái cung cấp máu cho niêm mạc bị thiếu máu cục bộ và thúc đẩy nhanh quá trình lành niêm mạc.

Ngoài ra, Rebamipid cũng ngăn chặn sự tiết acid taurocholic có trong acid mật. Đây là một loại acid có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, do đó thuốc có thể có tác dụng phòng ngừa và chữa lành vết viêm.

Hình 2: Cơ chế hoạt động của Rebamipide
Hình 2: Cơ chế hoạt động của Rebamipide

1.3 Dược động học

Hấp thu

Tốc độ hấp thu của rebamipide uống sau bữa ăn chậm hơn so với uống trước bữa ăn, tuy nhiên không ảnh hưởng đến Sinh khả dụng của thuốc.

Phân bố

Rebamipide nồng độ 0,05-5µg/ ml được đưa vào huyết tương in vitro, và khoảng 98,4 -98,6 % liên kết với protein huyết tương.

Chuyển hóa

Chuyển hóa qua cytochrom P450 3A4 ở gan thành dạng có chứa nhóm hydroxyl ở vị trí số 8.

Thải trừ

Rebamipide chủ yếu được bài tiết vào nước tiểu dưới dạng không đổi (10% liều dùng) và chất chuyển hóa qua gan chiếm 0,3 % liều dùng.

2 Chỉ định của Rebamipide

Rebamipide hoạt động như 1 chất chống gốc oxi hóa, được chỉ định trong các trường hợp:

  • Loét dạ dày.

  • Điều trị các tổn thương niêm mạc dạ dày (ăn mòn, chảy máu, đỏ, phù nề) trong các tình trạng sau đây: Viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính.

  • Phối hợp với các thuốc kháng sinh trong điều trị vi khuẩn Hp

  • Bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh lý trên dạ dày - ruột gây ra bới thuốc kháng viêm non steroid.

  • Viêm niêm mạc miệng.

Hình 3: Cơ chế tác động của rebamipide đối với vi khuẩn Hp
Hình 3: Cơ chế tác động của rebamipide đối với vi khuẩn Hp

==>> Xem thêm về hoạt chất:

3 Liều dùng và cách dùng của Rebamipide

3.1 Liều dùng của Rebamipide 

Người lớn

Loét dạ dày: 100 mg x 3 lần/ ngày.

Các tổn thương niêm mạc dạ dày do viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính: 100 mg x 3 lần/ ngày.

Viêm niêm mạc miệng: 100 mg x 3 lần/ ngày.

Trẻ em 

Chưa xác định được mức độ an toàn.

3.2 Cách dùng Rebamipide hiệu quả

Viên nén Rebamipide dùng đường uống. Uống thuốc cùng với 1 cốc nước đầy.

Dùng thuốc 3 lần trong ngày vào sáng, trưa và buổi tối trước khi đi ngủ hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Uống thuốc trước hay sau ăn đều không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của Rebamipide.

4 Chống chỉ định

Bệnh nhân ung thư dạ dày.

Quá mẫn với Rebamipide hoặc các thành phần tá dược có trong công thức thuốc.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm về hoạt chất:

5 Tác dụng không mong muốn

Sử dụng Rebamipide nhìn chung an toàn, cho khả năng dung nạp tốt, các tác dụng không mong muốn đều được ghi nhận ở tần suất nhỏ (hiếm gặp hoặc chưa đủ dữ liệu thống kê), đa phần xảy ra ở mức độ nhẹ, có thể tự cải thiện sau khi ngừng thuốc, cụ thể như sau:

  • Máu và sự tạo máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,

  • Gan: rối loạn chức năng gan, vàng.

  • Phản ứng dị ứng: sốc, phản ứng phản vệ, ban da, ngứa, mày đay, run chân tay, sốt, đỏ bừng, run lưỡi, thở hổn hển

  • Hệ tiêu hóa: táo bón, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau đầu và rối loạn vị giác.

  • Hệ thần kinh: chóng mặt, ngủ gà, trống ngực,

  • Hệ sinh dục và tiết niệu: phù hoặc sưng tuyến vú, rối loạn kinh nguyệt ở nữ; to vú ở nam giới, tăng BUN, phù. 

6 Tương tác thuốc

Dùng phối hợp với Taurine hoặc L-Glutamine có thể làm tăng khả năng hấp thụ rebamipide tại ruột lên 4-9 lần so với thông thường.

Ribamipide tạo lớp phủ niêm mạc dạ dày, ức chế hoạt động của các tế bào tuyến do đó ảnh hưởng đến chức năng hấp thu của dạ dày, nên dùng các thuốc khác cách thời điểm uống ribamipide 2 tiếng để tránh giảm hấp thu. 

7 Lưu ý khi dùng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Sử dụng cho người cao tuổi: Cần chú ý đặc biệt để giảm thiểu nguy cơ rối loạn dạ dày, ruột, do họ nhạy cảm hơn người trẻ tuổi.

Chưa xác định được mức độ an toàn của thuốc lên trẻ sơ sinh, nhẹ cân, trẻ cho con bú và trẻ em nên không dùng thuốc trên đối tượng này.

Bệnh nhân cần được chỉ định xét nghiệm chuẩn đoán loại trừ ung thư dạ dày - ruột trước khi chỉ định với Ribamipide

Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn phải ngưng dùng thuốc ngay.

Nếu mức transaminase của gan tăng rõ rệt hoăc có sốt và nổi ban phải ngừng thuốc ngay và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Chỉ định rebamipide cho phụ nữ có thai chỉ được thực hiện khi thật cần thiết và đã được đánh giá giữa lợi ích cho mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngừng cho con bú nếu mẹ phải dùng thuốc vì rebamipide có thể bài tiết qua sữa. 

7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Rebamipid có thể gây run chân tay, chóng mặt, ngủ gà... 

Bệnh nhân cần được thông báo trước và khuyến cáo không nên lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi chắc chắn ko có các triệu chứng trên.

7.4 Quá liều và xử trí

Chưa có báo cáo về các trường hợp quá liều rebamipide. 

7.5 Bảo quản

Bảo quản thuốc chứa thành phần Rebamipid nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C. 

8 Các thuốc chứa Rebamipide trên thị trườn hiện nay

Rebamipide hiện nay lưu hành trên thị trườn ở dạng viên nén, hàm lượng hoạt chất là Rebamipide 100mg.

Các thuốc thương mại có chứa Rebamipide đang lưu hành hiện nay là: Rebamipide 100mg, Retemed Mucopid, Agiremid 100, Ayite 100mg, Mucosta tablet, Remitab, Rebamipide Invagen, Rebagen, Rebamipide Etercon, Prospide, Damipid, Stebigs, Mezapid,.....

Hình: Thuốc chứa thành phần Rebamipide
Hình: Thuốc chứa thành phần Rebamipide

9 Vai trò lâm sàng tiềm năng của Rebamipide

Rebamipide được chứng minh là 1 tác nhân có tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương trên ruột non gây ra bởi thuốc chống viêm non steroid.

Hơn 100 nghiên cứu được thu thập và thống kê, cho thấy cơ chế hoạt động ngoài dạ dày - ruột của Rebamipide đối với phản ứng viêm và miễn dịch bao gồm: ức chế các loại oxy phản ứng, các cytokine và chemokine gây viêm và ức chế bạch cầu trung tính. có độc tính cao đối với thụ thể prostaglandin E, các yếu tố tăng trưởng (tức là HGF, EGF và VEGF), protein sốc nhiệt, hoạt hóa oxit nitric, phân tử kết dính. Vai trò của Rebamipide trong việc ngăn ngừa từ sớm bệnh lý ung thư dạ dày cũng đã được làm rõ.

M Y Zvyaglova và các cộng sự của mình trong 1 bài báo được công bố ngày 27 tháng 3 năm 2022 đã nêu tiềm năng của Rebamipide có thể trở thành 1 thuốc trong điều trị nội soi, nhãn khoa, hóa trị, thấp khớp.

10 Tài liệu tham khảo

1. Arakawa T, Higuchi K, Fujiwara Y, Watanabe T, Tominaga K, Sasaki E, Oshitani N, Yoshikawa T, Tarnawski AS (Ngày đăng: tháng 10 năm 2005). 15th anniversary of rebamipide: looking ahead to the new mechanisms and new applications, Pudmed. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.

2. Zvyaglova MY, Knyazev OV, Parfenov AI (Ngày đăng: ngày 27 tháng 3 năm 2022). [Pharmacological and clinical feature of rebamipide: new therapeutic targets], Pudmed. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.

3. Arakawa T, Kobayashi K, Yoshikawa T, Tarnawski (Ngày đăng: tháng 9 năm1998). A. Rebamipide: overview of its mechanisms of action and efficacy in mucosal protection and ulcer healing, Pudmed. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.

4. Simanenkov VI, Tikhonov SV (Ngày đăng: tháng 9 năm 1998). [Rebamipide: New opportunities of gastroenteroprotection], Pudmed. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.

5. Zhang S, Qing Q, Bai Y, Mao H, Zhu W, Chen Q, Zhang Y, Chen Y (Ngày đăng: tháng 6 năm 2013). Rebamipide helps defend against nonsteroidal anti-inflammatory drugs induced gastroenteropathy: a systematic review and meta-analysis, Pudmed. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.

6. Korea Otsuka International Asia Arab (Cập nhập: ngày 29 tháng 3 năm 2013). Healing Effects of Rebamipide and Omeprazole in Helicobacter Pylori-positive Gastric Ulcer After Eradication Therapy, Thư viện dữ liệu thuốc quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Rebamipide

Damipid
Damipid
Liên hệ
Ayite 100mg
Ayite 100mg
250.000₫
Mezapid
Mezapid
250.000₫
Stebigs Tablet
Stebigs Tablet
Liên hệ
Rebastric 100mg
Rebastric 100mg
250.000₫
Remucos
Remucos
Liên hệ
Mucosta Tablets 100mg
Mucosta Tablets 100mg
370.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633