Pufa
14 sản phẩm
Dược sĩ Kim Viên Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Hoạt chất PUFA được biết đến là các chất béo đa không bão hòa, có nhiều tác dụng có lợi đối với cơ thể con người. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất béo PUFA
1 PUFA là gì?
PUFA (polyunsaturated fatty acid) là một loại axit béo không bão hòa có chứa hai hoặc nhiều nguyên tử cacbon liên kết đôi trong chuỗi axit béo. Do đó, nhiều hơn một cặp nguyên tử hydro bị thiếu trong PUFAs.
PUFA còn được gọi là Acid béo không bão hòa đa.
Công thức phân tử chung là (RCOO)3C3H5
Các acid béo này có 2 hoặc nhiều hơn các liên kết đôi cis, được tách khỏi nhau bằng một nhóm methylen (dạng này còn được gọi là kiểu divinylmethan).
Các liên kết đôi tách bởi methylen: -C-C=C-C-C=C-
Các acid béo thiết yếu là tất cả các acid béo omega-3 và omega-6 được tách bởi methylen.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
PUFA đã được chứng minh có tác dụng tích cực với sức khỏe con người như:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch có nguy cơ tử vong
- Tác dụng trong phòng ngừa và điều trị ung thư
- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
- Giảm các triệu chứng lâm sàng trên da, bệnh hen suyễn, bệnh dị ứng, viêm khớp dạng thấp, bệnh chàm, viêm da tiết bã, bệnh vẩy nến.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2.2 Cơ chế tác dụng
Axit linoleic và alpha-linolenic, thu được từ nguyên liệu thực vật trong chế độ ăn uống là tiền chất của “axit béo thiết yếu” (EFA): axit arachidonic (AA) và pentaene (axit eicosapentaenoic: EPA) và axit hexaene (axit docosahexaenoic: DHA). Vai trò của EFA rất quan trọng, nếu không có nguồn AA hoặc các hợp chất có thể chuyển đổi thành AA thì quá trình tổng hợp prostaglandin (PG) bằng enzyme cyclooxygenase (COX) sẽ bị tổn hại và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quá trình trao đổi chất thông thường. Bằng việc bổ sung đầy đủ Acid béo thiết yếu, người ta nhận thấy PUFA mang lại tác dụng bảo vệ tim mạch và cung cấp một cơ chế quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư ở người.
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
PUFA thường được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe. Bổ sung chất béo tốt cho cơ thể.
3.2 Chống chỉ định
Không sử dụng trong trường hợp người dùng không dung nạp hay dị ứng với PUFA.
4 Những ứng dụng trong lâm sàng
PUFA là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể con người, đang ngày được sử dụng nhiều trong các thực phẩm hàng ngày để bổ sung chất béo thay thế cho SFA với mục đích cải thiện nguy cơ tim mạch tại nhiều nước trên thế giới.
Omega 3 thường được sử dụng với mục đích phát triển trí não cho trẻ, và đang có tiềm năng phát triển thành chất có thể giúp cải thiện Cholesterol và đường huyết ở người mắc đái tháo đường typ 2.
PUFA cũng đang có triển vọng phát triển thành chất dinh dưỡng có thể hạn chế được nguy cơ ung thư.
5 Liều dùng - Cách dùng
5.1 Liều dùng
Chế độ ăn uống cân bằng giữa các chất béo là tỷ lệ 1:1:1 của MUFA:PUFA:SFA. Tuỳ thuộc vào mức tiêu thụ năng lượng mỗi ngày của cơ thể mà chúng ta nên ăn uống kết hợp nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Trung bình, nữ giới chỉ nên nạp không quá 2000 Calo mỗi ngày, đối với nam giới là khoảng 2500 Calo mỗi ngày.
5.2 Cách dùng
PUFA hấp thu tốt qua đường uống, có thể dùng cùng với bữa ăn hoặc đối với sữa thì có thể uống sau khi ăn nhẹ.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Cloroquin: Thuốc phòng và điều trị sốt rét - Dược thư Quốc Gia 2022
6 Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp thường xuất hiện trên Đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,...
Đối với những tác dụng phụ này, người dùng có thể ngưng sử dụng PUFA hoặc giảm liều xuống.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: L-Arginine điều trị tăng Amoniac máu, nhiễm kiềm chuyển hóa
7 Thận trọng khi sử dụng PUFA
Tuy là chất béo tốt nhưng không nên bổ sung quá nhiều PUFA, có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng các chất dinh dưỡng.
Nên bổ sung đầy đủ cả chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa.
8 So sánh MUFA và PUFA có giống nhau không?
8.1 Giống nhau
MUFA và PUFA đều có điểm chung: | đều là axit béo không bão hòa. đều là chất béo có lợi hơn chất béo bão hòa. là chất béo quan trọng trong khẩu phần ăn của chúng ta. cung cấp cùng một lượng calo (9 calo mỗi gam). có thể làm giảm cholesterol LDL. là chất lỏng ở nhiệt độ phòng. là chất béo lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. |
8.2 Khác nhau
MUFA và PUFA đều là các chất béo không bão hòa, có lợi với sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt sau:
MUFA là một loại chất béo không bão hòa có chứa một nguyên tử cacbon nối đôi trong chuỗi axit béo. | PUFA là một loại chất béo không bão hòa khác có chứa hai hoặc nhiều nguyên tử cacbon liên kết đôi trong chuỗi axit béo. |
Một liên kết đôi được tìm thấy trong MUFA. | Hai hoặc nhiều liên kết đôi được tìm thấy trong PUFA. |
Một cặp hydro bị thiếu trong chuỗi axit béo của MUFA. | Hai hoặc nhiều cặp hydro bị thiếu trong chuỗi PUFA. |
MUFA được tìm thấy trong dầu thực vật như dầu canola, đậu phộng và dầu ô liu, trong các loại hạt, v.v. | PUFA được tìm thấy trong dầu thực vật như ngô, vừng, hướng dương, cây rum và đậu tương, trong cá béo, v.v. |
Axit oleic là một ví dụ của MUFA. | Axit béo omega-3, axit béo omega-6 là những ví dụ về PUFA. |
9 Các dạng bào chế phổ biến
PUFA được bào chế dạng bột, thường có trong thành phần của sữa công thức. Một số sữa sử dụng PUFA thay cho SFA như: Sữa bột GrandCare 900g, Sữa bột Leanmax Adult, Sữa bột Lean Max Ligos,...
10 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Katherine M. Livingstone, Julie A. Lovegrove, D. Ian Givens (Ngày đăng 6 tháng 8 năm 2022). The impact of substituting SFA in dairy products with MUFA or PUFA on CVD risk: evidence from human intervention studies, Nutrition Research Reviews (Cambridge University Press). Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả Mustafa Öz, İlknur Ucak, Gulzar Ahmad Nayik (Ngày đăng năm 2022). PUFA and MUFA, Nutraceuticals and Health Care. TRuy cập ngày 5 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả H Tapiero a, G Nguyen Ba a, P Couvreur a, K.D Tew (Ngày đăng tháng 7 năm 2002). Polyunsaturated fatty acids (PUFA) and eicosanoids in human health and pathologies, Biomedicine & Pharmacotherapy. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2023.