Protein
90 sản phẩm
Dược sĩ Thảo Hiền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Protein là một hoạt chất có nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể, đảm bảo quá trình phát triển toàn diện của hệ cơ. Trong bài viết bày, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về hoạt chất Protein.
1 Tổng quan
Protein được công nhận là một nhóm các phân tử sinh học chuyên biệt lần đầu bởi Antoine Fourcroy vào thế kỷ thứ 18. Ban đầu, nó được phân biệt bằng đặc tính đông đặc hoặc có thể bông lên khi xử lý qua nhiệt hoặc Acid.
Năm 1838, nhà khoa học Jöns Jacob Berzelius người Thụy Điển mới chính thức đặt tên cho nhóm hoạt chất này.
Protein là hoạt chất nội sinh được tìm thấy ở khắp nơi trong cơ thể như trong cơ, xương, da tóc, mô khác. Hoạt chất là thành phần chính tạo ra các Enzyme - chất xúc tác tham gia vào nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể.
Đến thời điểm hiện tại, có khoảng ít nhất 10.000 loại Protein khác nhau đã được tìm thấy.
Protein được cấu tạo chính từ các Acid Amin, với cấu tạo phức tạp và được chia ra làm nhiều loại, đảm nhận nhiều vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
2 Tính chất dược lý
Protein là một hoạt chất cấu tạo lên nhiều cấu trúc, đồng thời tham gia nhiều chức năng di truyền.
Cấu tạo lên Enzyme:
- Vai trò quan trọng nhất là cấu tạo nên các Enzyme, yếu tố xúc tác cho mọi phản ứng sinh hóa của cơ thể. Enzyme có tính đặc hiệu rất cao và gần như một loại chỉ tham gia vào một hoặc một vài phản ứng nhất định.
- Enzyme còn tham gia vào quá trình trao đổi chất, nhân đôi, sửa chữa ADN cũng như tham gia quá trình phiên mã.
Tín hiệu tế bào và liên kết phối tử:
- Các Protein có nhiệm vụ tham gia vào các giai đoạn truyền tải tín hiệu của tế bào. Các Protein màng có nhiệm vụ chính là liên kết với các phân tử tín hiệu sinh hóa, qua đó tạo ra quá trình phản ứng và đáp ứng bên trong tế bào.
- Kháng thể tự nhiên là tập hợp của các Protein, chúng làm nhiệm vụ liên kết với kháng nguyên, các dị vật lạ bên trong tế bào, qua đó kích hoạt các yếu tố tự tiêu hủy nội sinh.
- Protein xuyên màng cũng được coi là Protein thuộc nhóm này, chúng có nhiệm vụ chuyên chở phối tử đồng thời điều chỉnh tính thấm của màng tế bào với các phân tử nhỏ hơn.
Protein cấu trúc:
- Các Protein cấu trúc có nhiệm vụ chính là đem lại độ bền và rắn chắc cho các thành phần sinh học, từ đó tạo lên các mô, cơ quan hoàn chỉnh. Hầu hết các Protein đều tồn tại ở dạng sợi điển hình như Collagen và Keratin. Một số loại cũng có hình cầu và đảm nhận nhiều chức năng sinh học khác.
3 Công dụng - chỉ định
Protein có nhiệm vụ rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Bao gồm cấu tạo nên khung tế bào, điều chỉnh tính thấm của màng, tham gia vào quá trình tổng hợp vật chất di truyền và bảo vệ cơ thể. Tham gia vào quá trình vận chuyển và lưu thông oxy cũng như các chất dinh dưỡng, qua đó giúp duy trì các hoạt động sống bình thường.
Trong 1 khẩu phần ăn, thường có chứa từ 10 - 15% là Protein. Việc bổ sung đầy đủ lượng Protein giúp duy trì năng lượng cho tế bào, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của hệ cơ và duy trì sự sống cơ bản.
Ngoài ra, Protein cũng là nguyên liệu tổng hợp lên nhiều hoạt chất hóa sinh khác.
Dưới đây là một số chức năng điển hình :
- Cân bằng độ pH trong cơ thể: Hoạt chất đóng vai trò như một chất đệm đảm bảo cho độ pH trong cơ thể luôn giữ ở mức ổn định. Từ đó hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực do thay đổi độ pH lên sức khỏe.
- Bảo vệ cơ thể: Protein là yếu tố hình thành lên hàng loạt các yếu tố tự miễn, đặc biệt là Globulin miễn dịch. Qua đó, giúp củng cố sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố bệnh sinh.
- Protein chịu trách nhiệm vận chuyển và lưu trữ: Phần lớn các chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng và cả Oxy đều được Protein vận chuyển đến các nơi khác nhau trong cơ thể. Bên cạnh đó, nhiều loại Protein còn chịu trách nhiệm dự trữ các chất dinh dưỡng và biến đổi thành năng lượng khi cần.
- Cấu tạo nên cấu trúc của cơ thể: Các loại Protein cấu trúc là nguyên liệu chính tạo thành các khung cấu trúc của cơ thể. Đảm bảo hoạt động của dây chằng, da,... Ngoài ra nó còn đảm nhiệm quá trình phát triển của cơ thể cũng như hệ thống cơ bắp.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Kháng sinh kết hợp Amoxicilin/Kali clavulanat - Dược thư Việt Nam 2022
4 Những ứng dụng trong lâm sàng
Trong lâm sàng Protein thường được sử dụng để thêm vào các sản phẩm bổ sung nhằm nâng cao sức khỏe cho người dùng. Điều hòa hoạt động của hệ cơ cũng như các quá trình sống cần sự tham gia .
5 Liều dùng - Cách dùng
Một người trưởng thành khỏe mạnh trung bình cần 7g Protein/ngày cho mỗi 9kg thể trọng. Protein được tìm thấy trong rất nhiều các loại thực phẩm do đó có rất ít nguy cơ bị thiếu hụt. Tuy nhiên, trong một loại thực phẩm thường chứa rất nhiều các nhóm chất do đó cũng cần chú ý đến sự cân bằng giữa chúng.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Asiaticoside là hoạt chất chiết xuất từ rau má tốt như thế nào?
6 Các câu hỏi thường gặp về hoạt chất Protein
6.1 Protein là gì?
Protein được hình thành từ các Acid Amin và có cấu tạo phức tạp và gồm nhiều loại khác nhau. Protein có rất nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như xây dựng cấu trúc, đảm bảo sự phát triển của cơ bắp, duy trì thể trạng,...
6.2 Protein có trong các loại thực phẩm nào?
Protein thực vật thường có trong các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, quả phỉ, quả hồ đào, hạt bí ngô, hướng dương, vừng hoặc hạt chia.
Ngũ cốc: Lúa mì, gạo, yến mạch hoặc kiều mạch.
Protein có trong ức gà, thịt gia cầm nói chung, các loại hải sản và trứng.
Sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa được coi là một nguồn Protein dồi dào.
Ngoài ra Protein cũng có rất nhiều trong các loại đậu và thịt đỏ.
7 Các dạng bào chế phổ biến
Protein được bào chế chủ yếu ở dạng các hoạt chất bổ sung. Dưới đây là một số sản phẩm có chứa thành phần này trong công thức.
8 Tài liệu tham khảo
1.Chuyên gia Harvard T.H.Chan, Protein, Harvard T.H.Chan. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.
2.Tác giả Omura T (đăng tháng 6 năm 1998), Mitochondria-targeting sequence, a multi-role sorting sequence recognized at all steps of protein import into mitochondria, PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.