Polyphenol
8 sản phẩm
Dược sĩ Thảo Hiền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3
Polyphenol là một hoạt chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và có nhiều vai trò đối với sức khỏe con người. Trong bài viết bày, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về hoạt chất Polyphenol.
1 Tổng quan
Tính đến thời điểm hiện tại có hơn 8.000 loại Polyphenol đã được phát hiện. Dưới đây là một số loại điển hình nhất:
- Flavonoid: Flavonoid được tìm thấy trong nhiều loại rau củ như Hành Tây, cải xoăn, đậu nành. Và là nhóm nhiều nhất chiếm hơn phân nửa số lượng Polyphenol được biết đến. Có 5 loại Flavonoid khác nhau là: Anthocyanin, Flavan-3-ols, Flavon, Flavanone, Flavonol.
- Acid Phenolic: Hoạt chất được tìm thấy trong các loại thực phẩm như nho, quả mọng, lựu, cà phê và Trà Xanh. Hoạt chất 30% trong tổng số Polyphenol được biết đến và có hai dạng chính là Acid Hydroxybenzoic và Acid Hydroxycinnamic.
- Amit Polyphenolic: Các Amit Polyphenolic có các phân nhóm gọi là Capsaicinoids và Avenanthramide. Trong đó Capsaicinoid được tìm thấy trong ớt và là yếu tố tạo ra vị cay của ớt.
- Polyphenol khác.
2 Tác dụng dược lý
Các tác dụng chính của hoạt chất Polyphenol đều liên quan đến khả năng chống oxy hóa mạnh. Hoạt chất có khả năng bảo vệ sự nguyên viện của tế bào, qua đó hạn chế sự biến đổi bất thường, nguyên nhân chính gây ra tình trạng ung thư.
Các gốc tự do là các phân tử Oxy có khả năng phản ứng cao được tạo ra bởi các quá trình bình thường của cơ thể. Việc tiếp xúc với bức xạ, ô nhiễm không khí, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng sinh quá mức tự do khiến các tế bào bị tổn thương và hư hại.
Polyphenol (đặc biệt là Polyphenol trong chè xanh) được chứng minh là có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tăng độ nhạy cảm của Insulin, giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm và cải thiện sức khỏe của tim mạch.
3 Công dụng - chỉ định
Giảm lượng đường trong máu:
- Polyphenol có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giữ lượng đường trong máu duy trì ở mức ổn định.
- Cơ chế chính của hoạt chất là tăng cường bảo vệ các tế bào đảo tụy, qua đó giúp thúc đẩy các tế bào này sản sinh ra Insulin. Ngăn chặn sự chuyển hóa hoàn toàn của tinh bột và Carbs trong Đường tiêu hóa, qua đó giảm thiểu tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn.
Tăng độ nhạy của Insulin:
- Việc kháng Insulin là một trong những nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường không phụ thuộc Insulin. Khi bị tình trạng này các tế bào của cơ thể sẽ ít đáp ứng với Hormone Insulin. Kết quả là Glucose bị giữ lại trong máu quá lâu mà không bị chuyển hóa, gây tăng đường huyết.
- Polyphenol giúp tăng đáp ứng của tế bào với Insulin từ đó tăng cường quá trình chuyển hóa Glucose thành Glycogen dự trữ trong mỡ và gan. Qua đó giúp đường huyết đạt trạng thái ổn định.
- Một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng đã được thực hiện trên các bệnh nhân bị kháng Insulin. Theo đó, những bệnh nhân này sẽ được bổ sung 300mg Polyphenol được chiết từ Dâu Tây và Nam Việt Quất, vào chế độ ăn hàng ngày. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, Polyphenol có khả năng tăng đáp ứng của cơ thể với Insulin, và giúp kiểm soát lượng đường huyết ở những bệnh nhân này.
Giảm nguy cơ ung thư:
- Do có khả năng chống oxy hóa mạnh nên Polyphenol giúp ngăn ngừa được các tổn thương của tế bào. Đồng thời ức chế sự biến đổi của tế bào do bị tổn thương một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ung thư.
- Các Polyphenol như Flavonoid có khả năng kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư, kích thích hoạt động của các tế bào sát thủ để tiêu diệt các tế bào có sự biến đổi dị thường.
Giảm viêm:
- Viêm mạn tính là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tiến triển của các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, ung thư hoặc các bệnh tự miễn.
- Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Polyphenol Lignan có tác dụng tích cực lên các dấu hiệu tiền viêm của cơ thể. Ức chế sự hoạt động của các yếu tố này đồng thời gia tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cải thiện sức khỏe tim mạch:
- Bổ sung Polyphenol vào chế độ ăn được chứng minh là có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hoạt chất có thể cải thiện nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm: huyết áp cao, làm giảm cholesterol LDL có hại và tăng Cholesterol HDL tốt.
- Ngoài những chức năng trên, hoạt chất còn giúp tăng cường chức năng não bộ và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
4 Những ứng dụng trong lâm sàng
Trong lâm sàng Polyphenol được sử dụng để hạn chế những tác động tiêu cực từ các gốc tự do, ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết, mỡ máu, hạ huyết áp, tăng cường tiêu hóa đồng thời hạn chế những biến cố tim mạch.
5 Liều dùng - Cách dùng
5.1 Liều dùng
Đến hiện tại liều lượng cụ thể vẫn chưa được xác định.
5.2 Cách dùng
Bổ sung hoa quả đặc biệt là các loại quả mọng, trà, cà phê,... được xem là cách bổ sung Polyphenol tối ưu và hiệu quả nhất.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Cabergoline: Hoạt chất điều trị rối loạn tăng prolactin máu
Tác dụng không mong muốn
Việc bổ sung Polyphenol bằng thực phẩm đồng thời cân bằng giữa các nhóm chất được xem là an toàn và không có rủi ro tiềm ẩn nào về sức khỏe.
Tuy nhiên nếu bạn đang muốn bổ sung Polyphenol tổng hợp dưới dạng thực phẩm chức năng thì cần cân nhắc đến những tác dụng không mong muốn tiềm ẩn. Các chất bổ sung không được Cơ quan Quản lý thường có xu hướng cung cấp nhiều hơn lượng cần thiết.
6 Tương tác thuốc
Chưa có báo cáo về sự tương tác giữa Polyphenol với những thuốc hoặc hoạt chất khác.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Diplococcus Pneumoniae - Sử dụng chính vi khuẩn để chống lại các bệnh nhiễm trùng
7 Các câu hỏi thường gặp về hoạt chất Polyphenol
7.1 Polyphenol là gì?
Polyphenol là một hoạt chất được tìm thấy trong nhiều loại hoa quả hoặc các thực phẩm có nguồn gốc từ trái cây như rượu vang, socola,...
Polyphenol được coi là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, qua đó ngăn ngừa những tổn thương ở cấp độ tế bào.
7.2 Những thực phẩm nào giàu Polyphenol?
Các loại thực phẩm giàu Polyphenol phổ biến như:
Rau: Rau chân vịt, súp lơ xanh, hành, măng tây, Actiso,...
Trái cây: Nam việt quất, Mâm Xôi, nho, anh đào, táo, mơ, lựu...
Các loại hạt: Yến mạch, lúa mì hoặc lúa mạch đen.
Các loại cây họ đậu.
8 Các dạng bào chế phổ biến
Polyphenol được bào chế chủ yếu ở dạng hoạt chất bổ sung, dưới đây là những chế phẩm có chứa hoạt chất này.
9 Tài liệu tham khảo
1.Tác giả Jonathan Purtell (đăng ngày 9 tháng 8 năm 2023), Polyphenols Benefits and Foods to Eat, Verywell Health. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.
2.Chuyên gia NCBI, Native Mushrooms Polyphenol Oxidase, PubChem. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.