Omalizumab

1 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Omalizumab

Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3

Omalizumab được chỉ định để điều trị bệnh hen suyễn, polyp mũi và bệnh mề đay mãn tính. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về hoạt chất Omalizumab.

1 Tổng quan về hoạt chất Omalizumab

Tên chung quốc tế: Omalizumab.

Công thức hóa học: C6450H9916N1714O2023S38

Khối lượng phân tử: 145058.2 g/mol

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Omalizumab đó là nhắm vào mục tiêu IgE (immunoglobulin E), một kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Cơ chế hoạt động của Omalizumab là ức chế sự liên kết của kháng thể IgE với thụ thể IgE trên các tế bào từ đó làm giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng ở người bệnh.

Omalizumab được tiêm dưới da và được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng dị ứng ở người bệnh.

2.2 Dược động học

Hấp thu: Omalizumab được dùng qua đường tiêm dưới da. Sự hấp thu omalizumab vào hệ tuần hoàn tương đối chậm, với nồng độ đỉnh trong huyết thanh thường đạt được sau trung bình từ 7 đến 8 ngày. Omalizumab chứng minh dược động học tuyến tính trong các chế độ dùng thuốc đã được phê duyệt.

Phân bố: Sau khi tiêm dưới da, omalizumab có Thể tích phân bố biểu kiến ​​là 78 ± 32 mL/kg.

Chuyển hóa: Omalizumab trải qua quá trình thoái hóa ở hệ thống lưới nội mô và tế bào nội mô.

Thải trừ: Độ thanh thải của omalizumab phụ thuộc vào độ thanh thải của IgG và độ thanh thải thông qua sự hình thành phức hợp. Thời gian bán hủy trung bình của omalizumab là khoảng 24 đến 26 ngày.

Cơ chế tác dụng
Cơ chế tác dụng

3 Chỉ định - Chống chỉ định của Omalizumab

3.1 Chỉ định

Omalizumab được chỉ định để điều trị bệnh hen suyễn, polyp mũi và bệnh mề đay mãn tính (còn gọi là mày đay mãn tính tự phát), cụ thể:

Bệnh hen suyễn dai dẳng từ trung bình đến nặng ở những người từ 6 tuổi trở lên có triệu chứng hen suyễn không được kiểm soát tốt bằng thuốc trị hen suyễn gọi là corticosteroid dạng hít.

Viêm mũi xoang mãn tính kèm polyp mũi ở người từ 18 tuổi trở lên khi phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.

3.2 Chống chỉ định

Quá mẫn với omalizumab.

4 Thận trọng

Do nguy cơ sốc phản vệ, bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ trong khoảng thời gian thích hợp sau khi dùng omalizumab.

Tổng mức IgE trong huyết thanh tăng cao khi bệnh nhân đang điều trị bằng omalizumab và có thể tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến 1 năm ngay cả sau khi ngừng thuốc. Do đó, việc kiểm tra lại nồng độ IgE trong quá trình điều trị không thể được sử dụng để hướng dẫn xác định liều lượng. Tuy nhiên, nếu thời gian gián đoạn điều trị kéo dài dưới 1 năm, liều sẽ được xác định dựa trên nồng độ IgE huyết thanh thu được trong lần xác định liều đầu tiên. Xét nghiệm FeNO nên được xem xét đối với bệnh nhân hen suyễn. Cần theo dõi các xét nghiệm chức năng phổi để đánh giá phản ứng với điều trị. Hơn nữa, nên thực hiện xét nghiệm kết quả xoang (SNOT-22) đối với bệnh nhân viêm mũi xoang.

5 Thời kỳ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai do đó, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.

Thời kỳ cho con bú: Có thể sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Chế phẩm trên thị trường
Chế phẩm trên thị trường

6 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên bị hen suyễn: đau khớp, đặc biệt là ở tay và chân, chóng mặt, cảm thấy mệt mỏi, ngứa, nổi mẩn da, gãy xương và đau hoặc khó chịu ở tai.
  • Ở trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi bị hen suyễn: sưng bên trong mũi, họng hoặc xoang, nhức đầu, sốt, nhiễm trùng họng, nhiễm trùng tai, đau bụng, nhiễm trùng dạ dày và chảy máu mũi.
  • Ở người lớn bị viêm mũi xoang mãn tính có polyp mũi: nhức đầu, phản ứng tại chỗ tiêm, đau khớp, đau bụng trên và chóng mặt.
  • Ở những người bị nổi mề đay mãn tính tự phát: buồn nôn, nhức đầu, sưng bên trong mũi, cổ họng hoặc xoang, ho, đau khớp và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Phản ứng tại chỗ tiêm và sốt.

7 Liều dùng và cách dùng omalizumab

7.1 Cách dùng

Tiêm dưới da.

7.2 Liều dùng

Hen suyễn

75-375mg, tiêm dưới da mỗi 2 hoặc 4 tuần

Mày đay mãn tính

150-300mg mỗi 4 tuần, phụ thuộc vào cân nặng và tổng mức IgE của người bệnh

Polyp mũi

75-600mg, tiêm dưới da mỗi 2 hoặc 4 tuần, phụ thuộc vào cân nặng và tổng mức IgE của người bệnh

8 Tương tác thuốc

Việc sử dụng đồng thời omalizumab với các thuốc ức chế miễn dịch vẫn chưa được đánh giá do đó cần tránh kết hợp.

Việc sử dụng đồng thời omalizumab và liệu pháp miễn dịch chưa được đánh giá kỹ lưỡng; do đó, nhãn của nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh sự kết hợp này. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nó có thể được sử dụng một cách an toàn.

Việc sử dụng đồng thời thuốc ức chế ACE trong bệnh nổi mày đay tự phát mãn tính có thể làm giảm hiệu quả của omalizumab.

9 Tài liệu tham khảo

Tác giả Serafeim Chrysovalantis Kotoulas và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2022). Omalizumab: An Optimal Choice for Patients with Severe Allergic Asthma, NCBI. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024.

Tác giả Philip Thornton, DipPharm (Cập nhật lần cuối ngày 27 tháng 9 năm 2023. Omalizumab, Drugs.com. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Omalizumab

Xolair 150mg
Xolair 150mg
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633