Olaparib

5 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Olaparib

1 Tổng quan

Olaparib có công thức phân tử là C24H23FN4O3

2 Dạng thuốc và hàm lượng

Olaparib được bào chế chủ yếu dạng viên nén với hàm lượng 100mg và 150mg.

Một số thuốc chứa Olaparib trên thị trường: Olaparib (Lynparza) được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cấp phép.

3 Tác dụng dược lý

3.1 Dược lực học

Olaparib là một chất ức chế enzym poly (ADP-ribose) polymerase (PARP), một loại enzyme tham gia vào việc sửa chữa DNA qua con đường sửa chữa không đồng nhất tái tổ hợp. Thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị các loại ung thư có khiếm khuyết trong con đường sửa chữa DNA, đặc biệt là các ung thư có đột biến BRCA1 và BRCA2. Khi PARP bị ức chế, quá trình sửa chữa DNA bị gián đoạn, dẫn đến sự tích tụ của các tổn thương DNA. Điều này làm cho các tế bào ung thư không thể sửa chữa DNA, dẫn đến chết tế bào ung thư do khối u phụ thuộc vào PARP để tồn tại và phát triển.

Olaparib đã cho thấy hiệu quả trong các loại ung thư vú, buồng trứng, tụy và tuyến tiền liệt có liên quan đến các đột biến BRCA. Hiệu quả này đặc biệt rõ ràng ở các bệnh nhân có khiếm khuyết trong cơ chế sửa chữa DNA bằng tái tổ hợp đồng nhất, một điểm đặc trưng của các khối u có đột biến BRCA.

3.2 Dược động học

Hấp thu: Olaparib được hấp thu tốt qua đường uống với Sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc ~ 70%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 1 đến 3 giờ sau khi uống liều.

Phân bố: Thuốc có khả năng phân bố rộng rãi trong cơ thể với Thể tích phân bố (Vd) trung bình là 167 L. Olaparib liên kết với protein huyết tương khoảng 82%.

Chuyển hóa: Olaparib được chuyển hóa chủ yếu qua gan thông qua hệ enzym cytochrome P450 (CYP), chủ yếu là isoenzyme CYP3A4 thành phần lớn các chất không hoạt tính.

Thải trừ: Olaparib được thải trừ qua cả nước tiểu và phân, với khoảng 44% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu và 42% qua phân. Thời gian bán thải trung bình của thuốc dao động từ 11 đến 12 giờ.

4 Chỉ định - Chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Olaparib là một loại thuốc điều trị ung thư nhắm đích, được chỉ định trong điều trị các bệnh ung thư liên quan đến đột biến gen BRCA1 và BRCA2: 

Ung thư buồng trứng: Olaparib được sử dụng cho bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn tiến triển có đột biến BRCA, đặc biệt là những người đã trải qua ít nhất hai đợt hóa trị trước đó. Nó cũng được dùng như liệu pháp duy trì sau điều trị ban đầu với hóa trị, khi bệnh nhân có đáp ứng tốt với liệu pháp dựa trên platinum.

Ung thư vú: Thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân ung thư vú di căn HER2 âm tính với đột biến BRCA di truyền. Nó được sử dụng sau khi bệnh nhân đã trải qua các liệu pháp điều trị trước đó như hóa trị liệu.

Ung thư tuyến tụy: Olaparib được dùng làm liệu pháp duy trì cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy di căn có đột biến BRCA, sau khi họ đã có phản ứng tốt với liệu pháp hóa trị liệu đầu tay.

Ung thư tuyến tiền liệt: Đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn có di căn, Olaparib được chỉ định khi bệnh nhân có các đột biến BRCA hoặc ATM và đã không còn đáp ứng với các liệu pháp điều trị trước đó.

4.2 Chống chỉ định

Olaparib không được sử dụng nếu bệnh nhân có tiền sử quá mẫn hoặc dị ứng với olaparib. 

5 Liều lượng và cách dùng

5.1 Liều dùng

Ung thư buồng trứng: Liều khuyến nghị cho bệnh nhân trưởng thành là 300 mg, uống 2 lần mỗi ngày (tổng cộng 600 mg mỗi ngày), dùng dưới dạng viên nén.

Ung thư vú: Liều tiêu chuẩn cũng là 300 mg, uống 2 lần mỗi ngày, tương tự như trong điều trị ung thư buồng trứng.

Ung thư tuyến tụy: Liều 300 mg uống 2 lần mỗi ngày được áp dụng cho bệnh nhân có đột biến BRCA và có đáp ứng sau liệu pháp hóa trị liệu đầu tay.

Ung thư tuyến tiền liệt: Olaparib được dùng với liều 300 mg hai lần mỗi ngày ở bệnh nhân có đột biến gen BRCA hoặc ATM.

5.2 Cách dùng

Olaparib có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn.

Viên nén Olaparib nên được nuốt cả viên, không nhai, nghiền, hay phá vỡ viên nén trước khi dùng.

Tránh sử dụng Bưởi và các sản phẩm từ bưởi khi đang điều trị bằng Olaparib do có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và hiệu quả của thuốc.

Nếu quên liều, không nên uống gấp đôi liều để bù vào mà tiếp tục liều kế tiếp theo đúng lịch trình.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Moboceritinib - Thuốc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

6 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng phụ thường gặp

  • Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, giảm hồng cầu (thiếu máu), giảm bạch cầu (tăng nguy cơ nhiễm trùng), giảm tiểu cầu (dễ chảy máu).
  • Mất cảm giác thèm ăn và tiêu chảy.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Viêm phổi kẽ, rối loạn tủy xương (bao gồm hội chứng loạn sản tủy và bệnh bạch cầu cấp dòng tủy).
  • Suy tủy xương, gây thiếu máu nặng, giảm bạch cầu và tiểu cầu.

Các tác dụng phụ khác

  • Đau khớp và cơ.

7 Tương tác

Olaparib + Các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh như KetoconazoleItraconazole có thể làm tăng nồng độ Olaparib trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ. Cần tránh dùng chung hoặc điều chỉnh liều.

Olaparib + Thuốc cảm ứng CYP3A4 mạnh như rifampin, Phenytoin có thể làm giảm hiệu quả của Olaparib. Nên tránh sử dụng đồng thời.

Thận trọng khi dùng chung Olaparib với các thuốc ảnh hưởng đến tủy xương, như Clozapine, để tránh tăng nguy cơ suy tủy xương.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Docetaxel điều trị ung thư tiền liệt tuyến

8 Lưu ý và thận trọng

Bệnh nhân có bệnh lý về suy tủy xương hoặc các rối loạn về tạo máu cần được theo dõi chặt chẽ khi sử dụng Olaparib, vì thuốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Olaparib có thể gây thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu do đó cần theo dõi xét nghiệm máu thường xuyên

Người dùng Olaparib kết hợp với thuốc GnRH có nguy cơ cao hình thành cục máu đông do đó cần lưu ý các triệu chứng đau hoặc sưng ở tay hoặc chân, hoặc gặp khó khăn trong việc thở.

Olaparib có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở phổi. Nếu có triệu chứng như đau ngực, thở khò khè, khó thở hoặc ho mới xuất hiện, hãy gọi bác sĩ ngay.

9 Các câu hỏi thường gặp

9.1 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Olaparib không?

Olaparib có thể gây hại cho thai nhi hoặc trẻ bú mẹ, vì vậy phụ nữ đang mang thai hoặc có khả năng mang thai phải tránh sử dụng thuốc. Bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản phải sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong suốt quá trình điều trị và một thời gian sau khi kết thúc điều trị. Tương tự, phụ nữ đang cho con bú cũng được khuyến cáo ngừng cho con bú khi đang điều trị.

9.2 Sử dụng Olaparib có cần kiêng khem gì không?

Nước bưởi có thể tương tác với Olaparib, ảnh hưởng đến cách thuốc được chuyển hóa trong cơ thể, điều này có thể dẫn đến mức thuốc trong máu tăng lên, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ do đó nên tránh uống nước bưởi hoặc các sản phẩm từ bưởi trong thời gian điều trị bằng Olaparib để giảm nguy cơ tương tác.

10 Tài liệu tham khảo

1. Olaparib, drugs.com. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.

2. Tác giả Kayoko Hayakawa và các cộng sự (Ngày đăng 3 tháng 6 năm 2021). Adjuvant Olaparib for Patients with BRCA1- or BRCA2-Mutated Breast Cancer, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.

3. Olaparib, FDA. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Olaparib

Olanib 50mg
Olanib 50mg
Liên hệ
Olarigen 150
Olarigen 150
Liên hệ
Olakaso 150mg
Olakaso 150mg
Liên hệ
Lynparza 50mg
Lynparza 50mg
Liên hệ
Luciolap 150mg
Luciolap 150mg
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633