Niraparib
2 sản phẩm
Dược sĩ Hoàng Mai Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Tên chung quốc tế: Niraparib
Biệt dược thường gặp: Zejula
Loại thuốc: Chất ức chế poly (ADP-ribose) polymerase (PARP)
Mã ATC: L01XK02
1 Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang, viên nén bao phim chứa hàm lượng 100mg, 200mg, 300mg Niraparib.
2 Dược lực học
Niraparib là thuốc ức chế poly-ADP ribose polymerase 1 (PARP1) và PARP2, có tính chọn lọc cao. PARP đóng vai trò sửa chữa DNA của tế bào bằng nhiều con đường, nếu trong các tế bào đột biến ung thư sẽ làm tế bào ung thư tăng trưởng nhanh.
Cơ chế hoạt động của niraparib bao gồm ức chế hoạt động của enzym PARP, từ đó ngăn chặn hình thành phức hợp PARP-DNA, từ đó thông qua việc ức chế enzym PARP trên DNA bị tổn thương, các tế bào ung thư bị apoptosis và chết tế bào.
3 Dược động học
Hấp thu: Niraparib được hấp thu nhanh sau khi uống, với Sinh khả dụng đạt 73%, thời gian thuốc có nồng độ cao nhất trong huyết tương là 3 giờ, giá trị Cmax là 804ng/ml.
Phân bố: Niraparib liên kết với protein huyết tương có tỷ lệ 83%, Thể tích phân bố khoảng 1200 lít.
Chuyển hoá: Niraparib được chuyển hóa chủ yếu bởi carboxylesterase (CE), sau đó chất chuyển hóa M1 sau đó có thể trải qua quá trình glucuronidation.
Thải trừ: thuốc thải trừ qua đường nước tiểu khoảng 47,5%, qua phân khoảng 38,8%, thuốc có thời gian bán huỷ khoảng 36 giờ.
4 Chỉ định
Niraparib được sử dụng trong điều trị ở người lớn:
- Ung thư buồng trứng tiến triển, ung thư ống dẫn trứng hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát, có thể dùng như một biện pháp đầu tay điều trị.
- Ung thư buồng trứng tái phát, ung thư ống dẫn trứng hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát có một loại gen BRCA bất thường.
5 Chống chỉ định
Người mẫn cảm với thành phần của Niraparib.
6 Liều dùng - Cách dùng
6.1 Liều dùng
Liều lượng khuyến cáo ở người lớn theo từng trường hợp bệnh cụ thể:
Ung thư buồng trứng tái phát: 300 mg /lần/ngày, liều lượng có thể thay đổi tuỳ theo đáp ứng và độc tính người bệnh gặp phải.
Ung thư buồng trứng tiến triển:
- Cân nặng <77 kg hoặc với số lượng tiểu cầu <150.000/μL: 200 mg/lần/ngày, liều lượng có thể thay đổi tuỳ theo đáp ứng và độc tính người bệnh gặp phải.
- Cân nặng ≥77 kg và số lượng tiểu cầu ≥150.000/μL: 300 mg/lần/ngày, liều lượng có thể thay đổi tuỳ theo đáp ứng và độc tính người bệnh gặp phải.
6.2 Cách dùng
Nuốt toàn bộ viên thuốc, không bó vỏ nang với viên nang, và không nghiền nát, hay đập vỡ viên với viên nén. Thuốc có thể dụng chung hoặc không cùng thức ăn.
Nên uống vào cùng một thời điểm trong ngày, trường hợp quên liều hoặc bị nôn thì bỏ qua liều, không uống bù và tiếp tục liều tiếp theo như lịch trình thông thường.
7 Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: buồn nôn, giảm tiểu cầu, mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu, táo bón, đau cơ, nôn mửa, đau bụng, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, mất ngủ, đau đầu, thiếu máu, phát ban, tăng huyết áp, viêm niêm mạc, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, đau nhức cơ, đau lưng, chóng mặt, giảm bạch cầu, ho.
Ít gặp: khô miệng, tăng AST/ALT, rối loạn vị giác, tăng huyết áp độ 3,4, giảm bạch cầu độ 3, 4
Tác dụng phụ sau khi dùng trên thị trường: sốc phản vệ, hội chứng bệnh não sau hồi phục, ảo giác, suy giảm nhận thức, viêm phổi không nhiễm trùng, nhạy cảm với ánh sáng…
8 Tương tác thuốc
Chưa có nghiên cứu chính thức nào về tương tác thuốc của Niraparib, lưu ý Niraparib được chuyển hóa thông qua carboxylesterase và liên hợp (UGT) nên thận trọng dùng niraparib với
các chất ức chế hoặc chất gây cảm ứng liên quan các con đường này.
9 Thận trọng
Các trường hợp tử vong do mắc hội chứng loạn sản tủy/bệnh bạch cầu tủy cấp tính (MDS/AML) do dùng thuốc đã được báo cáo. Nếu gặp các triệu chứng nghi ngờ cần thông báo với bác sĩ để ngưng dùng thuốc nếu mắc bệnh.
Thuốc gây tăng huyết áp nên cẩn trọng sử dụng cho đối tượng bị cao huyết áp, và theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên.
Cần sử dụng biện pháp tránh thai trong suốt quá trình điều trị và ít nhất 6 tháng sau liều cuối cùng vì thuốc có thể gây dị tật ở thai nhi.
Hội chứng não sau hồi phục (PRES) nghiêm trọng đã được báo cáo sau khi dùng thuốc, nếu có biểu hiện mờ mắt, thay đổi ý thức, lú lẫn, chóng mặt.., hãy báo ngay với bác sĩ.
10 Thời kỳ mang thai và cho con bú
Không có dữ liệu lâm sàng nào về việc sử dụng Niraparib ở phụ nữ mang thai, nhưng do cơ chế tác dụng có thể gây độc tính di truyền nên không dùng cho phụ nữ mang thai.
Ngừng bú trong thời gian điều trị bằng Niraparib và ít nhất sau 1 tháng từ liều cuối cùng.
11 Bảo quản
Bảo quản trong nhiệt độ từ 15°C đến 30°C, tránh tiếp xúc với ánh nắng, ẩm ướt.
Tránh khu vực trẻ em có thể tiếp xúc.
12 Quá liều
Chưa có báo cáo, trong trường hợp quá liều nên ngừng thuốc và cấp cứu.
13 Tài liệu tham khảo
Chuyên gia Drugbank. Niraparib. Drugbank. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Chuyên gia Drugs.com. Niraparib Dosage .Drugs.com. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Chuyên gia Pubchem. Niraparib . Pubchem. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.