Nhôm Hydroxit (Aluminium hydroxide)

106 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Nhôm Hydroxit (Aluminium hydroxide)

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

Trang 1196-1198, tải PDF TẠI ĐÂY

NHÔM HYDROXYD 

Tên chung quốc tế: Aluminium hydroxide.

Mã ATC: A02ABOI.

Loại thuốc: Trung hòa acid dịch vị, thuốc giải độc, chất bảo vệ da (dùng ngoài).

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang: 475 mg; viên nén: 300 mg, 600 mg; viên nén bao phim: 600 mg.

Hỗn dịch: 320 mg/5 ml, 600 mg/5 ml.

Thuốc mỡ dùng ngoài: 113 g.

Hình ảnh một số chế phẩm chứa Nhôm hydroxyd
Hình ảnh một số chế phẩm chứa Nhôm hydroxyd

2 Dược lực học

Gel nhôm hydroxyd khô là bột vô định hình, không tan trong nước và Ethanol. Bột này có chứa 50 - 57% nhôm oxyd dưới dạng hydrat oxyd và có thể chứa các lượng khác nhau nhôm carbonat và nhôm bicarbonat.

Nhôm Hydroxyd là một muối vô cơ được dùng làm thuốc kháng acid. Thuốc phản ứng với acid hydrocloric trong dạ dày dễ làm giảm độ acid trong dạ dày, nên làm giảm các triệu chứng loét dạ dày tá tràng, ợ chua, ợ nóng hoặc diy bụng, trào ngược dạ dày - thực quản. Nhôm hydroxyd hay gây táo bón, nên nhôm hydroxyd thường uống cùng thuốc kháng acid chứa magnesi (magnesi oxyd hoặc magnesi hydroxyd) là thuốc có tác dụng nhuận tràng.

Nhôm hydroxyd cũng gắn vào phosphat thức ăn ở dạ dày và ruột để tạo thành những phức hợp không hoà tan và làm giảm hấp thu phosphat. Như vậy, nhôm hydroxyd còn được dùng để điều trị tăng phosphat huyết ở người bị suy thận hoặc tăng năng cận giáp thứ phát (tuy tích lũy nhôm là một vấn đề cần xem xét). Nhôm hydroxyd cũng được dùng làm chất phụ (tá dược) trong vắc xin hấp phụ nhưng gần đây đã có báo cáo về phản ứng phụ do nhôm.

3 Dược động học

Khi uống, nhôm hydroxyd phản ứng chậm với acid hydrocloric dạ dày để tạo thành nhôm clorid hòa tan, một số nhỏ được hấp thu vào cơ thể. Thức ăn trong dạ dày làm cho thuốc ra khỏi dạ dày chậm hơn khi không có thức ăn nên kéo dài thời gian phản ứng của nhôm hydroxyd với acid hydrocloric dạ dày và làm tăng lượng nhôm clorid. Khoảng 17 - 30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu và đào thải rất nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường. Ở ruột non, nhôm clorid được chuyển nhanh thành các muối nhôm kiềm không hòa tan, kém hấp thu, có thể là một hỗn hợp nhôm hydroxyd, oxyaluminum hydroxyd, các loại nhôm carbonat kiềm và các xà phòng nhôm. Nhôm hydroxyd cũng phối hợp với phosphat trong thức ăn ở ruột non để tạo thành nhôm phosphat không hòa tan, không hấp thu và bị đào thải vào phân. Nếu phosphat thức ăn được đưa vào cơ thể ít ở người bệnh có chức năng thận bình thường thì nhôm hydroxyd sẽ làm giảm hấp thu phosphat, gây giảm phosphat huyết, giảm phosphat niệu và hấp thu calci tăng lên. In vitro, nhôm hydroxyd gắn với muối mật tương tự như cholestyramin và ít hòa tan trong dịch vị để giải phóng anion làm trung hòa một phần acid dịch vị.

Nhôm hấp thu được đào thải qua nước tiểu. Do đó, người bệnh bị suy thận có nhiều nguy cơ tích lũy nhôm (đặc biệt trong xương, hệ thần kinh trung ương) và nhiễm độc nhôm. Nhôm hấp thu sẽ gắn vào protein huyết thanh (thí dụ Albumin, transferrin) và do đó khó được loại bỏ bằng thẩm phân; nhôm sau đó có thể tích lũy trong xương, phôi và mô thần kinh.

4 Chi định

Làm giảm các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid) ở người có loét và không có loét dạ dày - tá tràng.

Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Tăng phosphat huyết.

Dùng ngoài để làm chất bảo vệ da khi bị trầy xước da, bỏng nhẹ, vết thương và kích ứng da do ma sát hay xoa bóp.

5 Chống chi định

Mẫn cảm với nhôm hydroxyd và chế phẩm chứa nhôm. Giảm phosphat huyết. Rối loạn chuyển hóa porphyrin. Viêm ruột thừa.

Chảy máu tiêu hóa chưa chẩn đoán được nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt trẻ mất nước hoặc bị suy thận.

6 Thận trọng

Cần dùng thận trọng với người có suy tim sung huyết, suy thận (gây tích lũy nhôm và nhiễm độc), phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.

Người cao tuổi, táo bón, mất nước, mất dịch, rối loạn tiêu hóa có giảm nhu động ruột, tắc ruột. Chú ý tương tác thuốc khi dùng phối hợp.

Kiểm tra định kỳ hàng tháng hoặc 2 tháng 1 lằn nồng độ phosphat trong huyết thanh cho người bệnh chạy thận nhân tạo và dùng lâu dài thuốc kháng acid chứa nhôm. 

Muối citrat làm tăng hấp thu nhôm ở Đường tiêu hóa và người bị suy thận khi uống thuốc chứa nhôm cần tránh uống các chế phẩm có citrat, như các viên sủi, viên phân tán. Acid Ascorbic cũng làm tăng hấp thu nhôm.

7 Thời kỳ mang thai 

Thuốc được coi là an toàn, nhưng nên tránh dùng liều cao kéo dài.

8 Thời kỳ cho con bú 

Mặc dù một lượng nhỏ nhôm bài tiết qua sữa, nhưng nồng độ không đủ để gây tác hại đến trẻ bú mẹ. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxyd làm tác nhân gây dính kết phosphat.

Giảm phosphat huyết đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Thuốc kháng acid chứa nhôm có tác dụng làm săn se và gây táo bón, liều cao có thể gây tắc ruột. Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê huyết cao.

Thường gặp 

Táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.

Tác dụng phụ thường gặp của Nhôm hydroxyd
Tác dụng phụ thường gặp của Nhôm hydroxyd

Ít gặp

Giảm phosphat huyết làm tăng tiêu xương, nhuyễn xương (khi chế độ ăn ít phosphat), tăng calci niệu, giảm magnesi huyết, tăng nhôm huyết gây bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.

10 Liều lượng và cách dùng

10.1 Cách dùng

Kháng acid dịch vị: Thuốc kháng acid dùng bằng đường uống. Liều lượng và tần suất dùng thuốc phụ thuộc lượng acid bài tiết, thời gian làm rỗng của dạ dày và tình trạng bệnh. Nếu uống lúc đói, thời gian tác dụng của thuốc vào khoảng từ 20 - 60 phút, nhưng nếu uống 1 giờ sau bữa ăn, tác dụng trung hòa acid có thể kéo dài tới 3 giờ.

In vivo, khả năng trung hòa acid của các thể tích bằng nhau của các chất kháng acid và chế phẩm kháng acid biến thiên rất lớn.

Thuốc kháng acid dưới dạng hỗn dịch hoà tan nhanh và nhiều hơn dạng bột và viên nén nên khả năng phản ứng và trung hòa acid dịch vị lớn hơn. Thông thường hỗn dịch kháng acid được ưa dùng hơn bột và viên nén. Viên nén phải nhai kỹ  trước khi nuốt.

Dạng phối hợp thuốc kháng acid chứa hợp chất nhôm và/hoặc calci cùng với muối magnesi có ưu điểm là khắc phục tính gây táo bón của nhôm và/hoặc calci nhờ tính chất nhuận tràng của magnesi. Liều dùng tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, không nên dùng quá 2 tuần, trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc.

Loét dạ dày - tá tràng: Liều lượng cho theo kinh nghiệm và nhiều liều lượng khác nhau đã được sử dụng. Đối với bệnh nhân bị loét hành tá tràng không biến chứng, để đạt đầy đủ tác dụng chống acid ở thời điểm tối ưu, cần uống thuốc kháng acid 1 - 3 giờ sau bữa ăn và vào lúc đi ngủ để kéo dài tác dụng trung hòa. Có thể uống thêm liều thuốc để đỡ đau giữa các liều đã được quy định. Thuốc thường cho từ 4 - 6 tuần, còn nếu loét dạ dày, thuốc kháng acid thường cho đến khi vết loét hết hoàn toàn.

Trào ngược dạ dày thực quản: Cho thuốc kháng acid cách 1 giờ 1 lần. Nếu triệu chứng kéo dài, có thể cho cách 30 phút 1 lần. Nếu điều trị lâu dài, cho thuốc 1 và 3 giờ sau khi ăn và lúc đi ngủ.

10.2 Liều lượng

Kháng acid (để làm dịu các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ chua do tăng acid dạ dày):

Người lớn: Dạng viên nang 475 mg, uống 1 viên/lần, 5 lần/ngày; dạng hỗn dịch uống: 640 mg/lần, 5 - 6 lần/ngày, uống vào 1 - 3 giờ sau khi ăn và khi đi ngủ.

Chế phẩm phối hợp nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd/ carbonat:

Hỗn dịch:

Chứa 200 mg nhôm hydroxyd + 200 mg magnesi hydroxyd/5 ml:

Người lớn và trẻ em > 12 tuôi: Uống 10 - 20 ml/lần, 4 lần/ngày.

Chứa 31,7 mg nhôm hydroxyd + 119,3 mg magnesi carbonat/5 ml:

Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Uống 15 - 30 mU/lằn, 4 lần/ngày.

Chứa 254 mg nhôm hydroxyd + 237,5 mg magnesi carbonat/5 ml:

Người lớn uống 10 - 20 ml/lần, 4 lần/ngày.

Dạng viên nhai: Chứa 160 mg nhôm hydroxyd + 105 mg magnesi carbonat: Người lớn nhai 2 - 4 viên/lần, 4 lần/ngày.

Tăng phosphat huyết: Điều chỉnh liều tùy theo từng bệnh nhân, liều có thể tới 10 g/ngày chia làm nhiều lần, uống trong bữa ăn. Cùng với chế độ ăn hạn chế phosphat, uống hỗn  dịch nhôm hydroxyd 30 - 40 mI/lần, 3 hoặc 4 lần/ngày. 

Tăng phosphat huyết & người bị bệnh thận mạn, suy thận: Dùng khi mức phospho huyết thanh > 7 mg/dl và dùng trong thời gian ngắn (4 - 6 tuần đều với thanh thiếu niên, 4 tuần đối với người lớn).

Thanh thiếu niên và người lớn: Uống liều ban đầu 300 - 600 mg/ lần, 3 lần/ngày trong bữa ăn. 

Trẻ em 5 - 11 tuổi: Uống 1 - 2 viên nang 475 mg, 3 - 4 lần/ngày. 

Trẻ em 12 - 17 tuổi:Uống 1 -5 viên nang 475 mẹ, 3 - 4 lần/ngày, điều chỉnh liều nếu cần.

Dùng ngoài: Bôi thuốc mỡ lên chỗ da bị tổn thương khi cần hoặc theo hướng dẫn.

Người suy gan: Tránh dùng, có thể gây táo bón và dẫn đến hôn mê.

11 Tương tác thuốc

Nhôm hydroxyd có thể làm thay đổi hấp thu của các thuốc. Uống đồng thời với tetracyclin, Digoxin, Indomethacin, muối Sắt, soniazid, alopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, itraconazol, clodiazepoxyd có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc này. Vì vậy, cần uống các thuốc  này cách xa thuốc kháng acid từ 2 - 3 giờ. 

Nhôm hydroxyd cũng làm giảm hấp thu của một số thuốc kháng virus như dolutegravir, elvitegravir, raltegravir, do đó cần uống các thuốc này cách xa nhôm hydroxyd ít nhất 4 giờ (đối với elvitegravir) hoặc trước ít nhất 2 giờ hay sau 6 giờ (đối với dolutegravir). Thuốc kháng acid chứa nhôm có thể làm giảm hấp thu của Deferasirox.

Nguy cơ gây tắc ruột khi uống nhôm hydroxyd cùng với polystyren sulfonat resin.

Uống đồng thời dicoumarol với chế phẩm nhôm và magnesi hydroxyd làm tăng hấp thu của dicoumarol.

Nhôm hydroxyd làm tăng hấp thu của pseudoephedrin hoặc Diazepam khi uống đồng thời. Thuốc kháng acid làm tăng pH đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến độ rã, độ hòa tan hoặc ion hóa của những chế phẩm bao tan trong ruột và thuốc có tính acid yếu hoặc kiềm yếu nên có thể làm hỏng lớp bao của các thuốc bao tan trong ruột.

Thuốc kháng acid làm tăng pH nước tiểu, làm giảm nồng độ salicylat trong máu, có thể làm giảm bài tiết những thuốc có tính kiềm yếu, tăng bài tiết các thuốc có tính acid yếu. 

Cập nhật lần cuối: 2016
 

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Nhôm Hydroxit (Aluminium hydroxide)

Alumina II
Alumina II
Liên hệ
Gelactive
Gelactive
Liên hệ
Dạ Dày - TH
Dạ Dày - TH
110.000₫
Kremil-S
Kremil-S
Liên hệ
Hantacid CPC1 Hà Nội (gói)
Hantacid CPC1 Hà Nội (gói)
Liên hệ
Ice Sun Nature Republic SPF50+
Ice Sun Nature Republic SPF50+
Liên hệ
Gel Dạ Dày ASTOMgel
Gel Dạ Dày ASTOMgel
Liên hệ
Dung Dịch Dạ Dày Curmagel
Dung Dịch Dạ Dày Curmagel
Liên hệ
Chalme Davipharm
Chalme Davipharm
65.000₫
Digazo BRV
Digazo BRV
Liên hệ
Gasvitcom
Gasvitcom
Liên hệ
Gascumin Plus
Gascumin Plus
Liên hệ

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633