Natri Camphosulfonat

3 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Natri Camphosulfonat

Natri Camphosulfonat được biết đến trong lâm sàng là một loại thuốc trợ tim có tác dụng cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Natri Camphosulfonat.

1 Tổng quan

1.1 Nguồn gốc của Natri Camphosulfonat

Natri Camphosulfonat được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1924 bởi nhà hóa học Đức Fritz Klatte. Klatte đã phát hiện ra cách tổng hợp hợp chất này bằng cách xử lý Camphor với Acid Sulfuric và Natri Hydroxid..

Từ đầu những năm 1930, Natri Camphosulfonat đã được sử dụng trong lĩnh vực y tế như một chất ức chế cơ và chất giãn cơ trong điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp và tim mạch.

Với sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực hóa học và công nghệ, các phương pháp tổng hợp Natri Camphosulfonat có thể đã được cải tiến và tối ưu hơn so với quá trình ban đầu của Fritz Klatte vào năm 1924.

1.2 Natri Camphosulfonat là thuốc gì?

Natri Camphosulfonat hay Sodium Camphorsulfonate là muối natri của acid 10-camphosulfonic (acid 7,7-dimethyl-2-oxobicyclo [2.2.1 ] heptan-1 -methansulfonic), thu được bằng cách điều chế từ camphor (thiên nhiên hay tổng hợp) với acid sulfuric đậm đặc và anhydrid acetic.

Thuốc Natri Camphosulfonat thuộc nhóm nào? Natri Camphosulfonat là thuốc trợ tim, giúp cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp. Natri Camphosulfonat kích thích hệ thần kinh trung ương, nhất là trung khu hô hấp, làm gia tăng nhịp và biên độ hoạt động hô hấp.

1.3 Danh pháp

1.3.1 Tên chung quốc tế

Sodium Camphorsulfonate, Natri Camphosulfonat

1.3.2 Danh pháp theo IUPAC

Sodium[(1S,4S)-7,7-dimethyl-2-oxobicyclo[2.2.1]heptan-1-yl]methanesulfonate

1.4 Đặc điểm hoạt chất Natri Camphosulfonat

  • Công thức cấu tạo: C10H15NaO4S
  • Trạng thái: Bột kết tinh trắng, có mùi Long Não nhẹ, vị hơi đắng, Dễ bị hút ẩm, vón cục, đổi màu vàng. Rất dễ tan trong nước; tan trong ethanol; ít tan trong ether, benzen, cyclohexan; không tan trong carbon tetraclorid.

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Khi Natri Camphosulfonat được sử dụng, nó tác động lên trung tâm thần kinh trong não và tủy sống, gửi các tín hiệu kích thích đến khu vực trung tâm hô hấp. Điều này góp phần tăng cường hoạt động hô hấp bằng cách tăng tần số và biên độ của các chu kỳ hô hấp. Kết quả là, lượng không khí hít vào phổi tăng lên và quá trình thở phổi trở nên hiệu quả hơn.

Tác động kích thích của Natri Camphosulfonat lên trung tâm hô hấp có thể giúp nâng cao lưu thông oxy và giảm tình trạng thiếu oxy trong cơ thể.

Oxygen là một yếu tố cần thiết cho sự hoạt động chính xác của các tế bào và mô trong cơ thể, đặc biệt là tim và cơ tử cung. Bằng cách cung cấp đủ oxy, Natri Camphosulfonat giúp cải thiện chức năng tuần hoàn, bảo đảm sự cung cấp dưỡng chất và oxy cho các cơ quan và mô trong cơ thể.

2.2 Cơ chế hoạt động

Natri Camphosulfonat kích thích hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là khu vực trung tâm hô hấp, dẫn đến tăng cường nhịp và biên độ của hoạt động hô hấp. 

2.3 Dược động học

Dữ liệu đầy đủ về Dược động học của Natri Camphosulfonat vẫn chưa được tổng hợp.

2.4 Natri Camphosulfonat có tác dụng gì?

  • Kích thích thần kinh trung ương, dùng bổ trợ cho các chứng suy nhược tim, suy hô hấp.
  • Trợ tim trong các trường hợp khó thở, tim yếu, suy nhược, ngất.
  • Có thể thúc đẩy hoạt động của tim, giúp cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Sử dụng làm chất phân giải chất quang học.

3 Chỉ định - Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Thuốc Natri Camphosulfonat được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Trợ tim trong các trường hợp khó thở, tim yếu.
  • Người bị suy tim, cơ thể bị suy nhược.
  • Ngất lịm hoặc suy hô hấp.

3.2 Chống chỉ định

  • Người quá mẫn với Natri Camphosulfonat
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.

4 Liều dùng - Cách dùng

Đối tượngLiều Dùng - Cách dùng
Người lớnCác trường hợp được chỉ định có khoảng liều điều trị từ 200 – 400mg Natri Camphosulfonat tương ứng với 1 – 2 ống tiêm, dùng trong một ngày. Liều có thể thay đổi tùy từng trường hợp, có thể dùng liều cao hơn nhưng không được vượt quá 1000mg Natri Camphosulfonat tương đương với 5 ống Dung dịch tiêm.
Trẻ em 

Khoảng liều thường được sử dụng từ ¼ - 2 ống dung dịch tiêm tương đương với 50 – 400mg Natri Camphosulfonat, dùng trong một ngày.

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Irbesartan-Thuốc điều trị tăng huyết áp- Dược thư quốc gia năm 2022.

5 Tác dụng phụ 

Các tác dụng phụ bất lợi có thể gặp phải khi dùng thuốc bao gồm: đau bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu.

Tuy nhiên, chỉ có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định khi sử dụng thuốc gặp phải tác dụng bất lợi.

Hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.

6 Tương tác thuốc

ThuốcTương tác
Thuốc khác có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương: Cafein, efedrin, teofillinNatri Camphosulfonat khi sử dụng chung có thể làm tăng cường tác dụng kích thích thần kinh. 
Thuốc ức chế thần kinh trung ương: barbiturat, benzodiazepin, hoặc các thuốc gây ngủ.Dùng chung gây giảm hiệu quả của các thuốc trên.
Thuốc hạ huyết áp và thuốc tim mạch khác như Digoxin, nitrogliserin.Gây biến động huyết áp và nhịp tim

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Procaine hydrochloride: Chỉ định gây tê tại chỗ - Dược thư Việt Nam 2022.

7 Lưu ý và thận trọng

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Dùng đúng liều lượng đã được khuyến cáo để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú không được sử dụng thuốc Natri Camphosulfonat.
  • Không sử dụng thuốc cho người có tiền sử dị ứng với Natri Camphosulfonat.
  • Thuốc có thể gây nhức đầu, buồn nôn nên không dùng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.
  • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.
  • Khi có nghi ngờ về chất lượng thuốc như có xuất hiện tủa, vật lạ, cặn bẩn,... thì không được sử dụng thuốc đó.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn kết hợp thuốc với thuốc khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

8 Bảo quản

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Để nơi tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
  • Đậy kín nắp sau khi sử dụng.

9 Các dạng bào chế phổ biến

Natri Camphosulfonat được bào chế dạng dung dịch tiêm Natri Camphosulfonat 200mg/2ml và thành phần trong dung dịch nhỏ giọt dùng đường uống với hàm lượng Natri Camphosulfonat 2,5g.

Một số sản phẩm chứa Natri Camphosulfonat trên thị trường gồm: Camphora 200mg/2ml, Camvinaphor, Cortonyl OPC.

Hình ảnh một số sản phẩm chứa Natri Camphosulfonat:

Hình ảnh sản phẩm chứa Natri Camphosulfonat
Hình ảnh một số sản phẩm chứa Natri Camphosulfonat:

10 Tài liệu tham khảo

1. Chuyên gia Pubchem. Sodium camphorsulfonate. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2023.

2. Chuyên gia Drugbank. Sodium camphorsulfonate. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2023.

3. Duocdienvietnam. Natri Camphosulsonat. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2023.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Natri Camphosulfonat

Camphora 200mg/2ml
Camphora 200mg/2ml
2.400.000₫
Camvinaphor
Camvinaphor
35.000₫
Cortonyl OPC
Cortonyl OPC
20.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633