Mosapride
9 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
1 Dược lý và cơ chế tác dụng
Mosapride citrate (mosapride), một tác nhân prokinetic có hoạt tính chủ vận thụ thể 5-HT (4), được biết là giúp tăng cường làm rỗng dạ dày và làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân mắc chứng khó tiêu chức năng (FD).
Mosapride có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng tổng thể ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, bao gồm viêm dạ dày mãn tính, bệnh trào ngược dạ dày-thực quản và chứng khó tiêu chức năng.
Cơ chế tác dụng của mosapride là tăng giải phóng acetylcholin từ đó làm tăng nhu động ruột, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày. Ở chuột, mosapride cải thiện tình trạng chậm làm rỗng dạ dày do can thiệp phẫu thuật dạ dày tá tràng.
2 Chỉ định
Điều trị các triệu chứng dạ dày - ruột kết hợp với khó tiêu chức năng.
Hỗ trợ làm sạch ruột trước khi tiến hành chụp X-quang.
3 Chống chỉ định
Mẫn cảm với mosapride.
4 Liều dùng - Cách dùng
Người lớn
Điều trị triệu chứng dạ dày - ruột kết hợp với khó tiêu chức năng:
- Người lớn và trẻ em trên 18 tuổi: 5mg/lần x 3 lần/ngày.
Hỗ trợ làm sạch ruột trước khi tiến hành chụp X-quang
- Người lớn: 20mg mosapride citrat.
5 Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Tiêu chảy, tăng bạch cầu ái toan, tăng triglyceride đã được báo cáo.
Ít gặp: Tăng AST, ALT, ALP, khô miệng, khó ở.
Hiếm gặp: Viêm gan cấp, rối loạn chức năng gan, vàng da.
Chưa rõ tần suất: Nổi ban, chướng bụng, đau bụng, phản ứng quá mẫn,...
6 Tương tác thuốc
Thuốc kháng cholinergic: Giảm tác dụng của mosapride.
Kháng sinh erythromycin: Tăng nồng độ của mosapride trong huyết tương.
7 Lưu ý và thận trọng
Đánh giá hiệu quả điều trị sau 2 tuần sử dụng thuốc trên bệnh nhân mắc bệnh Đường tiêu hóa do viêm dạ dày mạn tính.
Không khuyến cáo sử dụng thuốc trong thời gian dài vì suy gan nặng đã được báo cáo.
Nếu có triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị, cần ngừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân lớn tuổi.
8 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Thời kỳ mang thai: Không khuyến cáo sử dụng.
Thời kỳ cho con bú: Chỉ sử dụng khi cân nhắc được lợi ích lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra.
9 Quá liều và xử trí
Trong trường hợp xảy ra quá liều, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
10 Biệt dược chứa mosipride có trên thị trường
Một số biệt dược có chứa thành phần musapride như Lampar, Gasmotin 5mg, Lysopaine, AgiMosarid,...
11 Nghiên cứu về việc sử dụng mosapride cho bệnh trào ngược thực quản ở bệnh nhân suy nhược thần kinh
Mosapride (0,3 mg/kg/ngày) được dùng cho 11 bệnh nhân suy giảm thần kinh mắc GERD (5 nam; tuổi trung bình: 12,3 tuổi). Phơi nhiễm axit thực quản được đo bằng cách theo dõi pH thực quản trước và sau > 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị bằng mosapride. Áp lực và chiều dài của cơ vòng thực quản dưới được so sánh trước và sau khi điều trị bằng mosapride.
Kết quả cho thấy rằng, mosapride làm giảm chỉ số trào ngược đáng kể. Đây có thể được coi là một loại thuốc tiềm năng trong việc điều trị GERD.
12 Tài liệu tham khảo
- Mosapride, PubChem. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023.
- Tác giả Makoto Komura và cộng sự (Ngày đăng năm 2017). Mosapride for gastroesophageal reflux disease in neurologically impaired patients, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023.