Mononatri Phosphat (Monobasic)
8 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Hoạt chất Mononatri Phosphat (Monobasic) hay Monobasic Sodium Phosphate được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích nhuận tràng, điều chỉnh tình trạng hạ phosphate... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Mononatri Phosphat.
1 Tổng quan
1.1 Đặc điểm hoạt chất Mononatri Phosphat
Mononatri Phosphat hay còn được gọi là Monobasic Sodium Phosphate (MSP) là một hợp chất vô cơ, trong phân tử chứa một cation sodium (natri) kết hợp với anion dihydro phosphat.
Danh pháp IUPAC: sodium;dihydrogen phosphate.
Một số tên gọi khác là: Sodium phosphate, monobasic; Sodium dihydrogenorthophosphate; Sodium acid phosphate; Monosodium monophosphate; Acid sodium phosphate; Monosodium phosphate, anhydrous; Monosodium hydrogen phosphate; Sodium biphosphate anhydrous;...
Monobasic Sodium Phosphate công thức phân tử là: NaH2PO4.
Khối lượng phân tử: 119,977 g/mol
1.2 Hình cấu tạo và đặc điểm cấu tạo
Trạng thái: Chất rắn hay bột màu trắng, không mùi, hút ẩm nhẹ, nó cũng có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc hạt.
Điểm nóng chảy: 75 độ C.
Tính tan: Tan trong nước, không tan trong Ethanol hoặc ether.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Mononatri Phosphat làm tăng hàm lượng nước trong phân để tăng khả năng di chuyển qua ruột, mang lại tác dụng nhuận tràng, dẫn đến nhu động ruột sau 30 phút - 6 giờ.
Điều chỉnh, ngăn ngừa tình trạng hạ phosphat máu ở những bệnh nhân hạn chế hay không thể ăn uống.
2.2 Cơ chế tác dụng
Monobasic được cho là có tác dụng bằng cách tăng lượng chất tan có trong lòng ruột do đó tạo ra độ dốc thẩm thấu hút nước vào trong lòng ruột.
Cung cấp phospho cho cơ thể.
2.3 Dược động học
Tmax hấp thu phosphat bằng Mononatri Phosphat lỏng theo đường uống là từ 1 giờ - 3 giờ.
Phốt pho truyền qua đường tĩnh mạch không được các mô hấp thụ sẽ được bài tiết gần như hoàn toàn qua nước tiểu. Phốt pho trong huyết tương được cho là có thể lọc được bởi cầu thận và phần lớn phốt pho được lọc (lớn hơn 80%) được tái hấp thu tích cực bởi ống thận. Nhiều ảnh hưởng thay đổi có xu hướng làm thay đổi lượng bài tiết qua nước tiểu.
2.4 Độc tính
LD50 tiêm bắp là 250mg/kg và LD50 đường uống là 8290 mg/kg được báo cáo ở chuột.
Ngộ độc photphat có thể do rối loạn các chất điện giải khác khi nồng độ photphat cao, gây ra các triệu chứng bao gồm co giật, mất nước, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt cao, ngừng tim và hôn mê. Nguy cơ tăng nồng độ photphat do sử dụng Mononatri Phosphat dường như cao hơn ở những bệnh nhân nhỏ tuổi hơn.
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Những ứng dụng trong lâm sàng
Monobasic Sodium Phosphate hay Mononatri Phosphat đã được sử dụng trong các thuốc nhuận tràng dùng bằng đường uống cho bệnh nhân táo bón, người chuẩn bị phẫu thuật hay chuẩn bị chụp X-quang, nội soi ruột cần làm sạch đường ruột...
3.2 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc chứa Mononatri Phosphat cho trẻ dưới 2 tuổi,
Chống chỉ định dùng thuốc nhuận tràng Monobasic Sodium Phosphate với các bệnh nhân không có hậu môn, suy tim xung huyết, tắc ruột hoặc to đại tràng bẩm sinh.
Không sử dụng cho người mẫn cảm hay dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc nhuận tràng Mononatri Phosphat.
4 Liều dùng - Cách dùng
4.1 Liều dùng
Tùy thuộc vào đối tượng cũng như mục đích sử dụng, hàm lượng của từng loại thuốc của từng nhà sản xuất khác nhau mà có khuyến cáo về liều dùng khác nhau.
Bệnh nhân nên đọc kỹ và sử dụng theo đúng liều lượng khuyến cáo hoặc dùng thuốc nhuận tràng với liều lượng chỉ định của bác sĩ.
4.2 Cách dùng
Thuốc nhuận tràng chứa Mononatri Phosphat thường được dùng bằng đường uống.
Một số thuốc khác có thể dùng theo đường thụt trực tràng.
Thời điểm sử dụng phụ thuộc vào mục đích dùng thuốc của từng người bệnh.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Buprenorphin: Thuốc giảm đau nhóm opioid - Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
5 Tác dụng không mong muốn
Đã có những báo cáo hiếm gặp nhưng nghiêm trọng về bệnh thận cấp do phosphat ở những bệnh nhân dùng các sản phẩm Monobasic Sodium Phosphate đường uống để làm sạch ruột trước khi nội soi. Một số trường hợp dẫn đến suy giảm chức năng thận vĩnh viễn và một số bệnh nhân phải lọc máu lâu dài.
Trong khi một số trường hợp đã xảy ra ở những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ xác định được, những bệnh nhân có nguy cơ cao hơn có thể bao gồm những người lớn tuổi, giảm thể tích máu, tăng thời gian vận chuyển qua ruột (chẳng hạn như tắc ruột), viêm đại tràng hoạt động hoặc bệnh thận và những người sử dụng thuốc ảnh hưởng đến tưới máu hoặc chức năng thận (chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, men chuyển angiotensin [ACE] thuốc ức chế thụ thể angiotensin [ARB] và có thể cả thuốc chống viêm không steroid [NSAID].
Liều gây tử vong ước tính của Mononatri Phosphat là 50 g.
6 Tương tác thuốc
Loại thuốc | Tương tác với Mononatri Phosphat |
Acebutolol | Mononatri Phosphat có thể làm tăng hoạt động tăng Kali máu của Acebutolol |
Aceclofenac | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của suy thận có thể tăng lên |
Acemetacin | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của suy thận có thể tăng lên |
Acetazolamid | Acetazolamide có thể làm tăng hoạt tính gây độc cho thận của Mononatri Phosphat |
Aclidinium | Hiệu quả điều trị của Mononatri Phosphat giảm |
Axit acetylsalicylic | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của suy thận có thể tăng lên |
Alfentanil | Hiệu quả điều trị của Mononatri Phosphat giảm |
Aliskiren | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của nhiễm độc thận có thể tăng lên |
Alloin | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ có thể tăng lên |
Ardeparin | Mononatri Phosphat có thể làm tăng hoạt động tăng kali máu của Ardeparin |
Bemiparin | Mononatri Phosphat có thể làm tăng hoạt động tăng kali máu của Bemiparin |
Betaxolol | Mononatri Phosphat có thể làm tăng hoạt động tăng kali máu của Betaxolol |
Buclizine | Hiệu quả điều trị của Mononatri Phosphat giảm khi kết hợp với Buclizine |
Celecoxib | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của suy thận có thể tăng lên |
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Cefalotin: Kháng sinh cephalosporin đầu tiên - Dược thư Quốc Gia 2022
7 Thận trọng
Nếu bạn mắc các bệnh về thận, suy tim xung huyết, tắc ruột, to đại tràng... không nên tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng Mononatri Phosphat để tránh gây hại cho cơ thể.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuyệt đối tuân thủ chia liều theo khuyến cáo, uống đủ nước trong và sau khi dùng thuốc nhuận tràng.
Luôn kiểm tra hạn sử dụng, thể chất của thuốc trước khi dùng, nếu đã quá hạn hay hư hỏng thì không nên sử dụng.
Bảo quản thuốc chứa Mononatri Phosphat trong trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh nhiệt độ cao. Nhiệt độ bảo quản lý tưởng nên dưới 30 độ C. Để xa tầm tay trẻ em.
8 Các câu hỏi thường gặp
8.1 Có nên sử dụng Monobasic Sodium Phosphate cho trẻ em không?
Một số thuốc nhuận tràng chứa Mononatri Phosphat có thể được khuyến nghị cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để được tư vấn cụ thể đặc biệt là khi trẻ đang mắc một số bệnh hay rối loạn khác kèm theo.
8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Monobasic Sodium Phosphate không?
Nghiên cứu an toàn của Monobasic Sodium Phosphate trên phụ nữ có thai chưa đầy đủ, vậy nên không nên sử dụng thuốc chứa Monobasic Sodium Phosphate cho phụ nữ có thai nếu bác sĩ chuyên khoa không cân nhắc và tư vấn kỹ lưỡng về lợi ích - nguy cơ cho bệnh nhân.
Không cho con bú trong 24 giờ sau khi mẹ sử dụng thuốc nhuận tràng chứa Monobasic Sodium Phosphate.
9 Các dạng bào chế phổ biến
Mononatri Phosphat đã được bào chế ở dạng Dung dịch uống hay dung dịch thụt trực tràng...
Các sản phẩm có chứa hoạt chất Mononatri Phosphat (Monobasic) trên thị trường hiện nay có thể kể đến là Golistin-Soda, Oferen 45ml, Preclint, Lainema 14/3g/100ml, Fleet Phospha-Soda 45ml, Fleet Enema For Children, Fleet Enema 133ml,…
Hình ảnh:
10 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật ngày 16 tháng 09 năm 2023). Monosodium phosphate, NCBI. Truy cập ngày 22 tháng 09 năm 2023.
- Tác giả: Chuyên gia Drugbank (Cập nhật ngày 13 tháng 02 năm 2021). Sodium phosphate, monobasic, Drugbank. Truy cập ngày 22 tháng 09 năm 2023.