Mineral oil
24 sản phẩm
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Mineral oil là dầu khoáng, được ứng dụng để làm mềm da và điều trị táo bón. Tuy nhiên, sử dụng dầu khoáng sai cách có thể gây hại cho sức khỏe. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Mineral oil.
1 Mineral oil là gì?
Mineral oil hay còn gọi là dầu khoáng là một chất lỏng trong suốt, có tính nhờn, không màu, không mùi và không vị. Dầu khoáng là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất dầu mỏ, qua quá trình tinh chế và chế biến cao. Dầu khoáng được sử dụng trong y học như thuốc nhuận tràng để chữa táo bón và chất làm mềm dành cho da khô. Dầu khoáng thường được coi là an toàn, nhưng cần thận trọng khi uống.
2 Mineral oil có tác dụng gì?
Do có tính trơ, nên dầu khoáng được sử dụng trong nhiều sản phẩm và có nhiều lợi ích khác nhau với sức khỏe. Chẳng hạn như: làm mềm da khô, giảm táo bón, làm dịu bệnh chàm, điều trị chứng cứt nôi ( viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh)), trị và đánh bay gàu, loại bỏ tích tụ ráy tai.
2.1 Đối với da khô
Khi da bị khô, nhiều người chọn dầu khoáng vì tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da mạnh mẽ của nó. Hiện nay, có nhiều sản phẩm chăm sóc da trên thị trường có chứa dầu khoáng vì chúng là chất dưỡng ẩm hiệu quả.
Dầu khoáng tạo ra một hàng rào bảo vệ trên da giúp giữ ẩm và giảm mất nước xuyên biểu bì (nước bay hơi qua da). Đó cũng là lý do nên sử dụng dầu khoáng tốt nhất sau khi tắm hoặc khi da còn ẩm.
Bàn chân là một số bộ phận khô nhất trên cơ thể chúng ta. Khi bàn chân của bạn bị khô và nứt nẻ , thoa dầu khoáng với một ít nước trước khi đi ngủ có thể giúp bàn chân trở nên mềm mại hơn. Ngoài ra, nên đi tất sau khi thoa Mineral oil để tăng công dụng khóa ẩm và tránh việc ga trải giường của bạn bị nhờn.
2.2 Đối với táo bón
Dầu khoáng là chất bôi trơn và thuốc nhuận tràng. Uống dầu khoáng hoặc sử dụng nó như thuốc xổ có thể giúp giảm táo bón cấp tính . Dầu khoáng khác với chất làm mềm phân, bổ sung độ ẩm cho phân để giúp chúng dễ dàng đi ngoài hơn. Thay vào đó, dầu khoáng hoạt động như thuốc nhuận tràng để kích thích nhu động ruột.
Nó cũng hoạt động như một chất bôi trơn giúp phân dễ dàng trượt xuống ruột kết hơn nếu nó bị mắc kẹt trong ruột dưới của bạn. Sự "nhớt" này làm dịu cơn đau liên quan đến vết rách bên trong ( vết nứt ) hoặc bệnh trĩ khi đi tiêu bằng cách làm cho phân ít bị cản trở hơn khi đi ra ngoài.
Có thể mất đến tám giờ để đi tiêu. Hãy ghi nhớ điều này khi dùng dầu khoáng.
2.3 Đối với bệnh chàm
Nếu da bạn bị kích ứng và ngứa do bệnh chàm, dầu khoáng có thể là một chất làm dịu và dưỡng ẩm tuyệt vời. Dầu khoáng là một trong những sản phẩm bôi ngoài da tốt nhất cho bệnh chàm. Thuốc mỡ làm từ dầu khoáng có hàm lượng dầu cao nhất nên thường không gây bỏng cho da nhạy cảm.
Dầu khoáng hiệu quả nhất đối với bệnh chàm khi bạn bôi lên da ướt. Nó có thể là một lựa chọn thay thế tốt nếu bạn muốn tránh các loại kem chứa cortisone, đặc biệt nếu bạn bôi nó lên làn da non nớt của bé.
2.4 Loại bỏ ráy tai
Bạn có thể loại bỏ ráy tai tích tụ một cách an toàn bằng dầu khoáng. Dầu khoáng giúp hòa tan ráy tai và giữ ẩm cho ống tai, giúp ráy tai dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu khoáng vào bên trong ống tai bằng ống nhỏ giọt.
Tuy nhiên, bạn cần thận trọng nếu đang đeo máy trợ thính hoặc bị thủng màng nhĩ trước khi cố gắng loại bỏ ráy tai tại nhà.
2.5 Trị viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh trong khoảng 1 năm đầu đời. Điều này có thể gây khó chịu và ngứa ngáy cho em bé. Khi đó, hãy xoa một lượng nhỏ dầu khoáng lên vùng da đầu của em bé. Sau khi bôi có thể mát xa nhẹ nhàng trong vài giờ hoặc dùng bàn chải mềm để chải sạch các vảy đã bong ra. Sau đó, cần gội đầu lại cho bé, vì lượng dầu khoáng tích tụ có thể làm cho tình trạng tiết bã nhờn trở nên tồi tệ hơn.
Các bước để trị gàu cho người lớn cũng tương tự như trên.
3 Mineral oil có hại không?
Dầu khoáng thường được coi là an toàn với người sử dụng. Khi được sử dụng tại chỗ, nó chủ yếu cho tác dụng trên da nên có rất ít nguy cơ xảy ra tác dụng phụ toàn thân. Tuy nhiên, nếu sử dụng dầu khoáng với mục đích sử dụng khác hoặc đường khác, thì một số tác dụng phụ sau đây có thể xảy ra:
3.1 Sử dụng Mineral oil bằng đường uống
Uống dầu khoáng bằng miệng có liên quan đến những nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe. Vì thế, khi uống dầu khoáng, cần tuân thủ theo những lưu ý sau:
Không dùng dầu khoáng trong thời gian dài hơn 1 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Việc sử dụng Mineral oil quá lâu có thể khiến cơ thể bị phụ thuộc vào chúng thì mới có thể đi tiêu đều đặn được. Ngoài ra, quá nhiều dầu khoáng có thể làm hỏng ruột, gây suy dinh dưỡng, và mất cân bằng điện giải.
Không uống dầu khoáng khi đang mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin hoặc gây xuất huyết ở em bé.
Nếu bạn đang mang thai, hãy tránh dầu khoáng. Ăn dầu khoáng có thể cản trở sự hấp thụ một số vitamin, có thể gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh.
Không dùng chung dầu khoáng với các thuốc nhuận tràng khác
Hít phải dầu khoáng đặc biệt nguy hiểm và có thể gây viêm phổi.
Dầu khoáng có thể làm giảm hiệu lực của thuốc khác khi sử dụng cùng nhau
Những người bị khó nuốt không nên sử dụng dầu khoáng nó có thể vô tình đi vào phổi và gây viêm phổi.
Bệnh nhân cao tuổi nên tránh uống dầu khoáng vì khả năng cao sẽ hít phải hoặc gặp các tác dụng phụ khác.
3.2 Sử dụng Mineral oil như thuốc xổ
Thuốc xổ có thành phần dầu khoáng có thể gây phát ban da, ngứa hoặc nổi mề đay, sưng mặt, môi hoặc lưỡi; tiêu chảy nặng, khó thở hoặc thở dốc.
Ngoài ra, việc sử dụng dầu khoáng để thụt tháo hậu môn có thể dẫn đến các nguy cơ như: kích ứng niêm mạc trực tràng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn
4 Liều lượng và cách dùng
4.1 Đường uống
- Người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều khuyến cáo là 30 đến 90 ml (mL) mỗi ngày bằng đường uống. Có thể uống 1 liều duy nhất hoặc chia thành 3 liều bằng nhau. Không nên sử dụng kéo dài quá 1 tuần.
- Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: Liều khuyến cáo là 10 đến 30 mL mỗi ngày bằng đường uống khi cần thiết để giảm táo bón. Có thể uống 1 liều duy nhất hoặc chia thành 3 liều bằng nhau. Không nên sử dụng kéo dài quá 1 tuần.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập. Vì thế không nên dùng dầu khoáng cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.
4.2 Đường trực tràng
- Người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng 120ml dầu khoáng trong 1 liều duy nhất mỗi ngày. Không sử dụng nhiều lần trong ngày hoặc kéo dài hơn 1 tuần.
- Trẻ em từ 2 tuổi đến 11 tuổi: Sử dụng 60ml dầu khoáng trong 1 liều duy nhất mỗi ngày. Không sử dụng nhiều lần trong ngày hoặc kéo dài hơn 1 tuần.
5 Mineral oil có gây mụn không?
Dầu khoáng là thành phần phổ biến có trong nhiều loại mỹ phẩm với công dụng khóa ẩm, chẳng hạn như dòng sản phẩm dầu khoáng Vaseline. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, với những người có cơ địa dễ bị nổi mụn trứng cá hoặc da tiết nhiều bã nhờn, nên tránh bôi dầu khoáng lên mặt. Vì việc này có thể gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn.
Ngoài ra, dầu khoáng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm da quanh miệng, phát ban quanh miệng.
Trong một số trường hợp, các chuyên gia nói rằng việc sử dụng dầu khoáng trên da có thể khiến người sử dụng dễ bị tia cực tím (UV) xâm nhập, có nguy cơ gây ung thư da.
6 Mineral oil có gây ung thư không?
Mặc dù có ít tác dụng phụ và các tác dụng phụ thường nhẹ vì dầu khoáng đã trải qua quá trình tinh chế cao. Tuy nhiên nếu dầu mỏ không được tinh chế ở mức độ cao, nó có thể có chứa các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), là những chất gây ung thư. Điều này có nghĩa là dầu khoáng có thể làm tăng nguy cơ ung thư nếu không được tinh chế cẩn thận.
Ở Châu Âu, các công ty chỉ được phép sử dụng dầu khoáng trong mỹ phẩm nếu họ tuân thủ các quy định cụ thể về độ tinh khiết liên quan đến PAH. Khi đó, các sản phẩm có chứa loại dầu khoáng này sẽ không gây ra những thay đổi bất lợi cho da hoặc có bất kỳ ảnh hưởng nào đến các cơ quan nội tạng.
Tuy nhiên, dầu khoáng được sử dụng ở Hoa Kỳ được cho là không được tinh chế cẩn thận như ở Châu Âu.
7 Tài liệu tham khảo
1. Cherie Berkley, MS (Ngày đăng: Ngày 03 tháng 03 năm 2023). The Health Benefits of Mineral Oil, VeryWell Health. Ngày truy cập: Ngày 19 tháng 07 năm 2023
2. Clare Wightman MS (Ngày đăng: Ngày 20 tháng 04 năm 2022). Is mineral oil bad for your skin?, Medical News Today. Ngày truy cập: Ngày 19 tháng 07 năm 2023