Me Rừng (Lý Gai)

5 sản phẩm

Me Rừng (Lý Gai)

Ngày đăng:
Cập nhật:

Me rừng được biết đến là một loài thực vật mọc ở khắp các rừng ở Việt Nam với vị chua dùng để hạ nhiệt, tiêu viêm,... Vậy những đặc tính sinh học, sinh thái cũng như ứng dụng trong y học của loại dược liệu này là gì? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích về Me Rừng.

1 Giới thiệu về Me Rừng

Me rừng hay còn gọi là Chùm ruột núi với tên khoa học là Phyllanthus emblica L., thuộc họ Thầu Dầu - Euphorbiaceae.

Me rừng là loài thực vật có tiềm năng để phát triển và tính ứng dụng cao trong y học bao gồm kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau và hạ sốt, thích nghi, bảo vệ gan, các hoạt động chống khối u và chống ung thư trong công thức kết hợp hoặc riêng P. emblica.

1.1 Đặc điểm thực vật

  • Me rừng là cây nhỡ với chiều cao 5-7m hoặc hơn. 
  • Lá nhỏ xếp san sát nhau thành hai dãy, hình gần giống như lá kép lông chim
  • Hoa nhỏ có màu vàng, mọc thành thán ở nách lá me
  • Quả mẻ có thịt quả, hình cầu to khoảng chừng bằng quả táo ta, có khía rất mờ.
Ảnh me rừng

1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái

Me rừng có nguồn gốc ở Ấn độ và sau đó du nhập sang các nước châu Á và các nước khác trên thế giới. Vì vậy, quả me rừng có thể ăn được và chủ yếu được tìm thấy ở các vùng của Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc, Iran và Pakistan.

Cây thường mọc ở các trảng cây bụi hoặc cỏ hoặc dưới rừng thưa rụng lá, đồi trọc, với độ cao khoảng 100-1500m. Cây sẽ ra hoa vào tháng 4 đến tháng 5.

Ở Việt Nam, cây phân bố ở khắp nơi. 

1.3 Chế biến và thu hái

Me rừng có thể sử dụng gần như toàn bộ các bộ phận để chế biến thành dược liệu bao gồm: Quả, lá, vỏ cây và rễ - Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae.Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae.

Quả me rừng được thu hái vào vụ thu đông, có thể dùng tươi hoặc phơi hoặc sấy khô

2 Thành phần hóa học 

2.1 Quả me rừng

  • Là một nguồn carbohydrate có liên quan chiếm >70 g/100 g trọng lượng khô. 
  • Chất xơ là một thành phần có liên quan khác cũng như hàm lượng protein, khoáng chất như (sắt, Canxi và phốt pho) và chất béo.
  • Một thành phần quan trọng khác được tìm thấy trong quả me rừng là axit ascorbic (Vitamin C); trong vỏ quả chiếm tỷ lệ 70-72%

2.2 Quả me rừng khô

  • Chứa tanin và phức hợp keo mà thành phần chính là acid phyllembic
  • Hạt chứa dầu 1 lượng cố định, phosphatid và tinh dầu
  • Vỏ cũng chứa tanin, lencodelphinidin
  • Lá chứa tanin.
Lá và hoa của Me rừng

3 Tác dụng - Công dụng của Me rừng theo Y học cổ truyền

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Chống oxy hóa

Các chất phytochemical từ quả amla có thể phát huy hoạt động chống oxy hóa bằng cách hạn chế sự hình thành các sản phẩm oxy hóa, tăng tình trạng chống oxy hóa và cũng tạo ra hệ thống phòng thủ chống oxy hóa nội sinh.

3.1.2 Bảo vệ tim mạch

Tăng lipid máu là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tim mạch, nhưng các hợp chất hoạt tính sinh học từ quả me rừng có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng này. 

3.1.3 Ngăn ngừa đái tháo đường

Các hợp chất hoạt tính sinh học của me rừng dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường, đặc biệt là hỗ trợ phục hồi mức GlucoseInsulin.

3.1.4 Chống ung thư

Polyphenol có nguồn gốc từ thực vật đã được chứng minh là cải thiện khả năng bảo vệ chống lại ung thư trong nhiều cuộc điều tra lâm sàng và phi lâm sàng. Cụ thể, polyphenol ức chế stress oxy hóa, tạo ra các hóa chất gây viêm, ngăn ngừa tổn thương DNA và tăng quá trình chết theo chương trình thông qua các cơ chế khác nhau. Đối với chiết xuất từ quả me rừng, sự phân mảnh DNA, tăng hoạt động của caspase-3, 7 và 8, và sự điều chỉnh tăng của protein Fas đã được quan sát thấy trong dòng tế bào HeLa, cho thấy sự kích hoạt của con đường thụ thể chết đối với quá trình chết theo chương trình, trong khi caspase-9 vẫn còn không thay đổi.

3.1.5 Chống viêm

Các hợp chất được chiết tách từ quả me rừng đã được nghiên cứu rằng có tác dụng chống viêm nhiễm, tuy nhiên ở nhiều góc độ còn hạn chế.

3.1.6 Bảo vệ đường tiêu hóa

P. emblica L. polyphenol cũng đã được chỉ định để bảo vệ các cơ quan đường tiêu hóa. Một trong những tác dụng lớn nhất của các hợp chất hoạt tính sinh học từ me rừng là khả năng ức chế các chủng Helicobacter pylori kháng Clarithromycin trong ống nghiệm, vì vi sinh vật này là nguyên nhân gây loét dạ dày đã biết.

3.1.7 Bảo vệ thần kinh

Một trong những tác dụng bảo vệ liên quan đến hợp chất hoạt tính sinh học amla là làm giảm sự thay đổi thần kinh, đặc biệt là những thay đổi sinh hóa được quan sát thấy ở những người mang bệnh Alzheimer.

3.1.8 Bổ sung vitamin

3.1.9 Tăng cường sức đề kháng

Bộ phận dùng làm dược liệu của Me rừng

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Quả có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hoà đàm, sinh tân chỉ khát.

Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng làm thuốc làm mát, lợi tiểu, nhuận tràng. Lá có vị cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu. Rễ có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cũng có tác dụng thu liễm. Hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng.

3.2.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Bộ phậnCông dụng
Quả
  • Cảm mạo phát sốt
  • Đau họng, đau răng, miệng khô phiền khát
  • Đái đường
  • Thiếu vitamin C
Rễ
  • Huyết áp cao
  • Đau thượng vị, viêm ruột
  • Lao hạch bạch huyết
  • Phù thũng
  • Eczema, viêm da, mẩn ngứa.

Dùng ngoài, lấy lượng lá thích hợp nấu sôi tắm rửa.

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ; dùng phối hợp với Sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu.

  • Nước lên men từ quả Me rừng dùng trị vàng da, khó tiêu và họ.
  • Bột nước quả Me rừng với dịch Chanh được dùng làm ngưng lỵ trực khuẩn cấp tính.
  • Dịch ứa ra khi chích quả, dùng đắp ngoài, chữa viêm mắt.
  • Hạt được dùng trị hen, viêm cuống phổi và thiểu năng mật.

Ở Thái Lan, quả cũng được dùng làm thuốc long đờm, hạ nhiệt, lợi tiểu, trị ỉa chảy, chống bệnh scorbut.

4 Một số bài thuốc từ Me rừng

4.1 Đái đường

Nấu sôi 15-20g quả Me rừng ướp muối và uống hằng ngày.

4.2 Rắn cắn

Vỏ cây giã thêm nước uống và lấy bã đắp.

4.3 Nước ăn chân

Giã quả lấy nước bôi.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021). Me rừng, trang 87-88, từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  2. Tác giả Bhakta Prasad Gaire và cộng sự, ngày đăng báo năm 2014. Phytochemistry, pharmacology and medicinal properties of Phyllanthus emblica Linn, pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Me Rừng (Lý Gai)

Viên ngậm ho Zokozen
Viên ngậm ho Zokozen
Liên hệ
Siro ho Antrikor
Siro ho Antrikor
Liên hệ
Mehta’s Menthosil Cough Lozenges (Strawberry)
Mehta’s Menthosil Cough Lozenges (Strawberry)
Liên hệ
Siro Zokozen Fort 
Siro Zokozen Fort 
75.000₫
More Bitter Gourd Juice With Cordyceps
More Bitter Gourd Juice With Cordyceps
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633