MCT (Medium chain triglycerides)
12 sản phẩm
Dược sĩ Thu Hà Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Chất béo MCT (medium chain triglycerides) là acid béo chuỗi trung bình, có trong thực phẩm hàng ngày, có tác dụng cải thiện tiêu hóa, cung cấp năng lượng và nhiều lợi ích khác. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về tính chất và ứng dụng của MCT.
1 Tổng quan
1.1 Chất MCT là chất gì?
Mct là viết tắt của từ gì? MCT là viết tắt của Medium chain triglycerides, có nghĩa là các Triglycerides chuỗi trung bình.
Medium chain triglycerides hay MCT là các chất béo trung tính có hai hoặc ba axit béo có đuôi béo gồm 6–12 nguyên tử carbon; bao gồm 4 acid béo chính: axit caprylic (C8:0), axit capric (C10:0) và axit lauric (C12:0).
Vào những năm 1950, chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT) đã được giới thiệu như một nguồn năng lượng đặc biệt trong nhiều cơ sở dinh dưỡng lâm sàng, bao gồm suy tụy, kém hấp thu chất béo, vận chuyển chylomicron bạch huyết bị suy yếu, tăng chylomicron máu nghiêm trọng và dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch.
MCT cũng đang được sử dụng trong sữa công thức dành cho trẻ sinh non.
Từ năm 1994, việc sử dụng MCT trong các sản phẩm thực phẩm thường được công nhận là an toàn (tình trạng GRAS) bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
1.2 Nguồn cung cấp MCT
1.2.1 Trong tự nhiên
Có rất ít nguồn tự nhiên chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình bao gồm dầu dừa, dầu hạt cọ và sữa bò:
Dầu dừa chứa khoảng 46–54% axit lauric, 5–10% axit caprylic và 5–8% axit capric.
Trong Dầu cọ có chứa 45–50% axit lauric, 3–5% axit caprylic, 3–4% axit capric và 0,1–0,5% axit caproic.
Lượng MCT có trong sữa bò rất thấp, với hàm lượng axit lauric 2,5–4%, axit capric 1,5–3,5%, axit caprylic 0,5–1,6%, axit caproic 0,5–3,0%.
1.3 Tổng hợp
MCT tổng hợp được tổng hợp bằng phản ứng este hóa giữa MCFA và Glycerol dưới xúc tác của enzyme (lipase) hoặc chất xúc tác hóa học.
2 Tính chất
Axit béo chuỗi trung bình | Công thức phân tử | Trọng lượng phân tử (g/mol) | Mô tả |
---|---|---|---|
Axit caproic | C6H12O2 | 116,15 | Axit caproic xuất hiện dưới dạng chất rắn kết tinh màu trắng hoặc Dung dịch không màu đến màu vàng nhạt, có mùi khó chịu. Không tan đến ít tan trong nước và nhẹ hơn nước. Nhiệt độ sôi là 202,00 đến 203,00 °C ở 760,00 mmHg Nóng chảy ở -4,00 đến -3,00 °C; 760,00 mm Hg |
Axit caprylic | C8H16O2 | 144,21 | Chất lỏng nhờn không màu, hòa tan tối thiểu trong nước với mùi và vị giống như ôi hơi khó chịu; hòa tan tối thiểu trong nước . Có thể đông đặc khi sử dụng hoặc bảo quản dưới nhiệt độ phòng; nóng chảy ở 16,3 °C và sôi ở 239°C. |
Axit capric | C10H20O2 | 172,26 | |
Axit lauric | C12H24O2 | 200,31 | Chất rắn bột, màu trắng sáng, có mùi dầu nguyệt Quế hoặc xà phòng Tnc = 43,8 °C Ts = 297,9 °C ở 512 mmHg |
3 Sự chuyển hóa chất béo MCT trong cơ thể
MCT chứa các acid béo chuối trung bình (MCFA) gắn vào phân tử glycerol.
Sự trao đổi chất, tiêu hóa và hấp thu của MCT khác với LCT.
3.1 Hấp thu
Quá trình thủy phân và hấp thu MCT trong ống tiêu hóa nhanh hơn và hiệu quả hơn so với quá trình thủy phân chất béo trung tính chuỗi dài.
Trong hệ tiêu hóa MCT bị thủy phân bởi enzym Lipase nội sinh, giải phòng MCFA ra khỏi khung glycerol.
3.2 Phân bố
MCFA dễ dàng đi qua màng ty thể, được kích hoạt trong ty thể nhờ enzym tổng hợp acyl CoA chuỗi trung bình.
Các MCFA có tính ưa nước, dễ dàng được vận chuyển trực tiếp qua tĩnh mạch cửa gan đến gan sau đó phân phối đến mô ngoại vi thông qua hệ tuần hoàn chung.
3.3 Chuyển hóa
Tại gan, các axit béo xảy ra phản ứng oxy hóa β, kết quả dẫn đến sự hình thành các ketone. Ketone này hoạt động như một nguồn năng lượng tức thời cho cơ thể.
3.4 Thải trừ
Khác với các acid béo còn lại, axit béo chuỗi trung bình sau khi bị thủy phân không đi đến hệ bạch huyết, không tham gia tái tổng hợp phân tử triglycerid do đó không gây hiện tượng tích trữ dưới dang mỡ, dẫn đến béo phì.
4 Lợi ích với sức khỏe. MCT Oil có tác dụng gì?
4.1 Nguồn cung cấp năng lượng
MCT lần đầu tiên được ra mắt như một nguồn năng lượng vào năm 1950. Vì MCT được chuyển hóa theo nhiều cách khác nhau nên chúng cung cấp năng lượng tức thời.
MCT đóng vai trò là nguồn năng lượng tức thời cho người chơi thể thao, vận động viên và cả những người không có khả năng chuyển hóa đường do tuổi già.
4.2 Cải thiện tiêu hóa
MCT có đặc tính kháng khuẩn, đặc biệt là chống lại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng có hại.
Nhờ hoạt động kháng khuẩn này của MCT giúp cải thiện và ổn định hệ vi khuẩn đường ruột.
Ngoài ra, MCT dễ hấp thu và ít có khả năng gây khó chịu Đường tiêu hóa so với acid béo chuối dài, đặc biệt là ở người bị rối loạn hấp thu.
4.3 Ngăn ngừa béo phì
Chế độ ăn Keto từ trước đến nay vẫn được sử dụng giúp kiểm soát thừa cân, béo phì.
MCT có giá trị tạo cảm giác no cao, giúp ngăn ngừa việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm.
Thử nghiệm lâm sang cho thấy, việc thực hiện chế độ ăn chứa 2% MCT trong liên tục 3 tháng làm tăng quá trình oxy hóa chất béo và tăng tiêu hao năng lượng ở người trưởng thành khỏe mạnh.
4.4 Cung cấp năng lượng cho não bộ
Tiêu thụ MCT là chế độ ăn kiêng có liên quan đến việc tăng cường sức khỏe tâm lý bằng cách tăng cường trí nhớ; giảm lo lắng và cải thiện hành vi xã hội
4.5 Kiểm soát động kinh
Các thể ketone được tạo ra sau quá trình chuyển hóa MCT được vận chuyển đến tế bào não cho thấy kết quả tốt trong việc giảm các cơn động kinh so với các thể ketone được tạo ra bởi quá trình chuyển hóa glucose
4.6 Tác nhân ức chế virus
Chất béo MCT cũng được phát hiện là có hiệu quả chống lại SARS Corona-2.
Các acid béo trung bình có khả năng biến đổi quá trình chuyển hóa lipid ở virus đồng thời làm giảm sự hình thành các caxit béo chuỗi dài, ức chế quá trinhg tăng sinh của virus, gây ra sự chết của virus.
4.7 Hoạt tính kháng khuẩn
MCFA tiêu diệt khuẩn lạc trong đường ruột bằng cách giảm độ pH tại đây.
Một nghiên cứu gần đây báo cáo rằng bổ sung 3% MCT giúp giảm tổng số vi khuẩn coliform có trong trực tràng và ruột kết.
MCT đang được nghiên cứu và là 1 chất kháng sinh đầy tiềm năng trong tương lai.
5 Ứng dụng của MCT
MCT có sẵn trên thị trường ở dạng dầu lỏng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
5.1 Phụ gia và chế biến thực phẩm
MCT oil được sử dụng làm dầu ăn và dầu trộn salad, sữa chua, sinh tố,....
Bột MCT được dùng làm sản phẩm dinh dưỡng thay thế trong chế độ ăn giảm cân hoặc cung cấp năng lượng cho thể thao, tập luyện.
MCFA có thể được sử dụng trong bánh kẹo, bánh mì, như một chất thay thế tốt hơn cho chất béo nhựa
Tạo nhũ tương hương vị với độ ổn định cao trong sản xuất đồ ăn.
Được bổ sung vào thực phẩm như bánh quy, thạch, bánh phồng cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và không thể chuyển hóa carbohydrate dễ dàng.
MCT có tính ưa nước so với LCT; do đó chúng có thể là dung môi hiệu quả để hòa tan màu thực phẩm, hương vị
5.2 Trong y tế
MCFA có thể được kết hợp trong lipid thiết kế dưới dạng kết hợp MCT/EFA nhằm sử dụng cho những bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, béo phì, ung thư, viêm nhiễm,.......
FDA đã phê duyệt một chất béo triglyceride chuỗi trung bình như là một nguồn calo và axit béo để điều trị bệnh nhân nhi và người lớn bị rối loạn oxy hóa axit béo chuỗi dài (LC-FAOD).
MCT/LCT: chế phẩm thuốc cung cấp lipid cho bệnh nhân thiếu hụt lipid.
Làm dung môi pha chế các chế phẩm thuốc, vaccin,...
6 Chất béo MCT có an toàn không?
Lượng MCT có thể được dung nạp trong một bữa ăn được giới hạn ở mức 25–30 g.
Trong giới hạn dung nạp, MCT được đánh giá an toàn, không có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với cơ thể.
Sử dụng 1 lượng lớn MCT có thể gây ra các triệu chứng bất lợi trên đường tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó chịu ở đường tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy thẩm thấu.
MCT không thể được sử dụng để thay thế duy nhất cho dầu ăn truyền thống mà cần được trộn với một lượng nhất định với các loại dầu ăn khác và sau đó có thể sử dụng để nấu và chiên thực phẩm vì nó tạo ra lượng khói cao hơn khi đun nóng.
7 Bảo quản
Điều quan trọng là phải bảo quản dầu MCT đúng cách để dầu không bị ôi. Giữ nó ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Một chiếc tủ hoặc tủ thường phù hợp. Đảm bảo rằng dầu MCT của bạn không bị nóng hoặc lạnh. Dầu MCT không cần làm lạnh.
Tránh xa tầm mắt và tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi vì chúng có thể vô tình nuốt phải.
Nên loại bỏ dầu MCT nếu bạn nhận thấy những thay đổi về hình thức, mùi vị hoặc mùi vị của nó. Thực hiện theo hướng dẫn hết hạn và loại bỏ như được liệt kê trên bao bì sản phẩm.
8 Các chế phẩm có chứa MCT
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm chứa MCT, chủ yếu cung cấp dưới dạng dầu MCT
Ngoài ra MCT còn có trong các chế phẩm sữa cho trẻ; bột ăn kiêng; viên uống bổ sung dưỡng chất, dung môi pha chế thuốc,...
9 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Berit Marten và cộng sự (Ngày đăng: tháng 11 năm 2006). Medium-chain triglyceride, International Dairy Journal. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2023.
2. Tác giả Harsh B. Jadhav và Uday S. Annapure (Ngày đăng: tháng 8 năm 2023). Triglycerides of medium-chain fatty acids: a concise review, PMC. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2023.
3. Tác giả Yeou-mei Christiana Liu (Ngày 04 tháng 11 năm 2008). Medium-chain triglyceride (MCT) ketogenic therapy, Epilepsia. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2023.