Magnesium Trisilicate

1 sản phẩm

Magnesium Trisilicate

Ngày đăng:
Cập nhật:

Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3

Magnesium Trisilicate được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm và y học. Vậy Magnesium Trisilicate có những ứng dụng gì trong đời sống, trong bài viết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Magnesium Trisilicate.

1 Tổng quan về hoạt chất Magnesium Trisilicate 

1.1 Danh pháp

Tên theo một số dược điển

BP: Magnesium Trisilicate.

PhEur: Magnesii Trisilicas.

USP: Magnesium Trisilicate.

Tên khác553(a), Mesomagnesi Trisilicat, Muối Magnesi ngậm nước của Acid Silisic.
Tên hóa họcMagnesi Trisilicat ngậm nước.

1.2 Magnesium Trisilicate là gì?

Magnesium Trisilicate là một hợp chất vô cơ thường được sử dụng làm thuốc kháng Acid trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, hoặc loét dạ dày tá tràng tiến triển. 

Hoạt chất có công thức cấu tạo là Mg2O8Si3 và có khối lượng phân tử là 260,86 g/mol.

Mô tả: USP mô tả Magnesi Trisilicat như là hợp chất của Magnesi Oxyd và Silicon Dioxide với tỷ lệ nước khác nhau.

Magnesium Trisilicate là bột mịn màu trắng, không mùi, không vị, không có sạn.

Magnesium Trisilicate có thể làm giảm Sinh khả dụng uống của nhiều thuốc khác như Mebeverin HCl, Sucralfat, Tetracyclin do Chelat hóa hay gắn kết khi được uống cùng. Magnesi Trisilicat hấp thụ Acid Folic, Stearat Erythromycin, Paracetamol, Cloroquin làm chậm hấp thu vào cơ thể. Chất bảo quản kháng khuẩn như Methylparaben có thể mất hiệu lực khi thêm Magnesium Trisilicate vào.

Magnesium Trisilicate dễ bị Acid vô cơ phân hủy.

1.3 Đặc tính 

Độ pH: Từ 6,3 đến 9,5.

Độ hòa tan: Hoạt chất thực tế không tan trong Ethanol 95% và nước.

Hàm ẩm: Magnesi Trisilicat hơi thân nước và cân bằng hàm ẩm thay đổi theo RH.

2 Độ ổn định và bảo quản

Magnesium Trisilicate ổn định khi bảo quản trong thùng kín, để nơi khô và mát.

3 Quá trình tổng hợp Magnesium Trisilicate 

Magnesium Trisilicate được tổng hợp bằng phương pháp kết tủa. Quá trình này sử dụng Na2O.nSiO2 và Mg(NO3)2 làm nguyên liệu thô. Kết tủa được nung ở nhiệt độ 450°C hoặc hoạt hóa bằng H2SO4 15%.

4 Magnesium Trisilicate có tác dụng gì?

Dưới đây là những ứng dụng chính của Magnesium Trisilicate:

  • Trong công nghiệp: Hoạt chất được sử dụng làm chất khử mùi, khử màu công nghiệp và chống oxy hóa. 
  • Magnesium Trisilicate được FDA phê duyệt là an toàn và có thể làm phụ gia trong thực phẩm.
  • Mỹ phẩm: Tá dược kiểm soát độ nhớt, chống vón hoặc đóng bánh, tạo độ ổn định cho sản phẩm.
  • Y học: Được sử dụng trong phác đồ điều trị triệu chứng ở người bị trào ngược dạ dày thực quản.

4.1 Cơ chế tác dụng

Magnesium Trisilicate hoạt động bằng cách tăng độ pH của dịch dạ dày thông qua phản ứng trung hòa, qua đó giúp nồng độ Acid trong dịch dạ dày trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, hoạt chất còn tạo thành kết tủa Silicon dạng keo, qua đó giúp bao phủ niêm mạc dạ dày cũng như đường tiêu hóa. 

4.2 Dược động học

Silicon Dioxide sau khi ngậm nước sẽ đi vào trong dạ dày cũng như ống tiêu hóa, tại đây hoạt chất có thể sẽ được hấp thu 1 phần. Hoạt chất có thể được bài tiết qua nước tiểu, và có độ thanh thải tối đa tỷ lệ thuận với độ thanh thải Creatinin.

Silicon Dioxide có thời gian bán hủy sinh học vào khoảng 16-20 giờ đồng hồ. 

5 Chỉ định - liều dùng của Magnesium Trisilicate

Magnesium Trisilicate được dùng làm chất trơn trong công thức thuốc uống và thực phẩm và được dùng làm thuốc kháng Acid.

Trong điều trị, có thể cho uống khoảng 2g/Magnesium Trisilicate/ngày để kháng Acid.

6 Tác dụng không mong muốn của Magnesium Trisilicate

6.1 Tác dụng không mong muốn

Magnesium Trisilicate được dùng trong công thức thuốc uống và thường được coi là chất không gây độc và không gây ra tình trạng kích ứng. 

Khi uống vào Magnesium Trisilicate bị trung hòa ở dạ dày, tạo ra Magnesi Clorid và Silicon Dioxide, một số lượng Magnesi bị hấp thụ. Phải thận trọng khi cho người bị suy thận uống hơn 50 mEp Magnesi mỗi ngày do nguy cơ cường Magnesi huyết.

Đã có báo cáo về việc tạo ra sỏi thận và bàng quang sau nhiều năm dùng hoạt chất để kháng Acid.

6.2 Thận trọng khi xử lý 

Cần sử dụng kính phòng hộ khi tiếp xúc trực tiếp. 

7 Các dạng bào chế phổ biến của Magnesium Trisilicate

Magnesium Trisilicate là thành phần phổ biến trong nhiều thuốc kháng Acid dịch vị, chất tạo độ nhớt trong mỹ phẩm, chất khử và chất chống oxy hóa. 

Dưới đây là một số thuốc có chứa hoạt chất này:

8 Tài liệu tham khảo

1.Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật ngày 05 tháng 08 năm 2023). Magnesium Trisilicate, NCBI. Truy cập ngày 28 tháng 08 năm 2023.

2.Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm (Xuất bản năm 2021). Magnesium Trisilicate trang 337 - 339, Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm. Truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2023.

3.Tác giả V F Naggar, S A Khalil (đăng tháng 6 năm 1979), Effect of magnesium trisilicate on nitrofurantoin absorption, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 08 năm 2023.

4.Tác giả C LAGERGREN (đăng tháng 6 năm 1962), Development of silica calculi after oral administration of magnesium trisilicate, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 08 năm 2023.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Magnesium Trisilicate

Maloxid
Maloxid
80.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633