Lưu Huỳnh
14 sản phẩm
Dược sĩ Hương Trà Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Hoạt chất Lưu Huỳnh được sử dụng trong Dược phẩm nhằm mục đích điều trị các tình trạng về da như: viêm da tiết bã, mụn trứng cá hoặc bệnh ghẻ, tình trạng da bong tróc. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Lưu Huỳnh.
1 Tổng quan
1.1 Mô tả hoạt chất Lưu Huỳnh
CTCT: S.
Trạng thái: Tinh thể hoặc bột màu vàng nhạt. Lưu Huỳnh có mùi trứng thối rất đặc trưng có thể được phát hiện trong một số chất bổ sung protein. Điểm sôi của Lưu Huỳnh là 445 độ, điểm nóng chảy 120 độ.
1.2 Bột Lưu Huỳnh có tan trong nước không?
Lưu Huỳnh không tan trong nước.
2 Lưu Huỳnh là chất gì?
2.1 Dược lực học
Lưu Huỳnh có liên quan đến thực phẩm protein có axit amin, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, trứng, cá, thịt, gia cầm và hải sản. Lưu Huỳnh giúp các axit amin này duy trì hình dạng của chúng để chúng có thể thực hiện vai trò của chúng trong cơ thể con người. Lưu Huỳnh giúp làm cho các tế bào cứng lại, chẳng hạn như những tế bào có trong tóc, móng tay và da. Lưu Huỳnh là thành phần của một số axit amin, Biotin , Insulin và Vitamin B1.
2.2 Bột Lưu Huỳnh có ở đâu?
Bột Lưu Huỳnh có thể tìm thấy ở gần núi lửa, suối nước nóng ở dạng đơn chất.
2.3 Cơ chế tác dụng
Lưu Huỳnh có tính kháng khuẩn và đóng vai trò như một chất tiêu sừng. Lưu Huỳnh cũng có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, ve ghẻ và nấm. Ở dạng nước thơm bày các sản phẩm xà phòng, bột, phụ gia dùng trong tắm rửa, Lưu Huỳnh trở thành dạng keo, kết tủa đê điều trị tình trạng viêm da tiết bã, mụn trứng cá. Lưu huỳnh sẽ được chuyển thành Hydro Sunfua – đây chính là chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
Công dụng của Lưu Huỳnh để điều trị:
Mụn trứng cá.
Trị ghẻ.
Mảng da có vảy.
Viêm da tiết bã.
Cảm lạnh thông thường.
3.2 Chống chỉ định
Người bệnh thận.
Người mẫn cảm với Lưu Huỳnh.
4 Bột Lưu Huỳnh có tác dụng gì?
Ứng dụng của Lưu Huỳnh như sau:
Trong công nghiệp:
- Làm pháp hóa, thuốc súng, diêm,...
- Hợp chất Sunfit để làm chất bảo quản rượu vang, làm giấy trắng,…
- Trong một số sản phẩm như: Ắc quy, bột giặt,…
Ngành nông nghiệp:
- Chế tạo thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, phân hóa học. Lưu Huỳnh và KClO3 thường dùng với nhau trong sản phẩm phân bón hóa học.
5 Liều dùng - Cách dùng
5.1 Liều dùng của Lưu Huỳnh
Liều trên người lớn như sau:
Bệnh ghẻ
- Thuốc mỡ 10%: Bôi lên toàn bộ cơ thể, từ vung da cổ xuống đến ngón chân, lưu thuốc lại khoản 24 giờ. Bôi thuốc liên tục 2-3 ngày hoặc dựa vào chỉ định của bác sĩ.
- Với những sản phẩm sử dụng như xà phòng thì cùng đi tắm, để bọt xà phòng lưu trên da 1-2 phút.
Mụn trứng cá
- Thuốc mỡ 5%, 10%: Dùng lớp mỏng bôi, dùng 1-3 lần/ngày, lưu thuốc trên da khoảng 10 phút.
- Mặt nạ kem 3%, 5%: Dùng để massage trên da trong 2-3 phút cho đến khi nào chuyển sang màu xanh nhạt. Sau đó, tiếp tục lưu kem thêm 10 phút. Sau đó dùng nước ấm rửa sạch. Dùng đều đặn 2-3 lần/tuần.
- Kem dưỡng da 3%: Dùng để bôi lên mặt mỗi ngày.
- Xà phòng 10%: Tạo bọt xà phòng bằng nước ấm, sau đó dùng để bôi lên vùng da cần điều trị.
5.2 Cách dùng của Lưu Huỳnh
Thuốc để bôi lên da, thời gian lưu trên da tùy thuộc vào dạng dùng của sản phẩm.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Trị mụn, dưỡng ẩm da với Glycolic aicd
6 Tác dụng không mong muốn
Viêm da.
Kích ứng da.
Khô da.
Sưng mặt.
Khó thở.
Da nhờn.
Da châm chích, ngứa, nóng rát.
7 Tương tác thuốc
Thuốc trị mụn khác: Có thể dẫn đến kích ứng hoặc khô da.
Các sản phẩm chứa Lưu Huỳnh chủ yếu trên da nên nguy cơ tương tác thấp.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Điều trị mụn trứng cá với Acid Azelaic
8 Thận trọng
Không bôi lên da bỏng.
Không bôi sản phẩm chứa Lưu Huỳnh lên:
- Các màng nhầy.
- Miệng.
- Mắt.
Khi bôi sản phẩm chứa Lưu Huỳnh có thể khiến:
- Ố khăn trải giường, quần áo.
- Ố đồ trang sức.
Không băng kín vùng da dùng thuốc.
Nếu da quá khô thì giảm số lần bôi.
Tắm sạch, vệ sinh sạch sẽ vùng da cần bôi kem.
Vùng da tổn thương nên tránh dùng sản phẩm:
- Tẩy rửa mạnh.
- Kích ứng mạch.
- Sản phẩm chứa cồn.
Không bôi lên vùng da chàm.
9 Bột Lưu Huỳnh có độc không?
Lưu Huỳnh được biết là chất rất độc, khi đi vào ước, Lưu Huỳnh có thể gây chết vi sinh vật dưới nước. Nếu chỉ dùng trên da, Lưu Huỳnh không quá độc nhưng khi dùng được miệng có thể gây ngộ độc.
10 Nghiên cứu thử nghiệm độc tính kích ứng da của Lưu Huỳnh đã qua chế biến ở thỏ trắng New Zealand
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá độc tính kích ứng da của Lưu Huỳnh đã qua xử lý.
Phương pháp: Tất cả các thí nghiệm được tiến hành tại Medvill (Hàn Quốc), một tổ chức được phép thực hiện các nghiên cứu phi lâm sàng, theo quy định Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP). Để điều tra độc tính kích ứng da của Lưu Huỳnh đã qua xử lý, chúng tôi đã chia lưng của sáu con thỏ thành hai vị trí kiểm soát và hai vị trí thử nghiệm. Một trong hai vị trí kiểm soát và thử nghiệm sau đó được chỉ định là vị trí bị mài mòn và vị trí nguyên vẹn. Tại các địa điểm thử nghiệm, 0,5 g Lưu Huỳnh đã xử lý được bôi lên lưng thỏ trong 24 giờ và ở các địa điểm kiểm soát, 0,5 g nước cất vô trùng cũng được sử dụng theo cách tương tự. Chúng tôi đã quan sát và đánh giá tỷ lệ tử vong, cân nặng, các triệu chứng chung và độc tính kích ứng da. Nghiên cứu này được thực hiện với sự chấp thuận của Ủy ban Đạo đức Động vật (Số phê duyệt IAC2020-1549).
Kết quả: Trong tất cả các thí nghiệm không quan sát thấy con vật nào chết. Trong mọi trường hợp, màu da được quan sát thấy sau 24 giờ sau khi xử lý Lưu Huỳnh. Màu này kéo dài đến 48 giờ và được cho là ảnh hưởng của việc sử dụng các chất thử nghiệm. Đo cân nặng cho thấy cân nặng đã giảm 72 giờ sau khi dùng thuốc trong ba trường hợp, nhưng đây được coi là sự thay đổi cân nặng ngẫu nhiên. Tăng cân bình thường đã được quan sát thấy ở các đối tượng còn lại. Ở tất cả các động vật, không quan sát thấy độc tính kích ứng da và chỉ số kích ứng chính (PII) được tính bằng 0,0 theo phương pháp đánh giá của Draize.
Kết luận: Những phát hiện trên cho thấy rằng việc bôi Lưu Huỳnh đã qua xử lý lên da là tương đối an toàn. Nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này là cần thiết để cung cấp bằng chứng cụ thể hơn.
11 Các dạng bào chế phổ biến
Lưu Huỳnh được bào chế dưới dạng:
Thuốc mỡ 5%, 10%.
Kem dưỡng da 3%.
Xà phòng 10%.
Sữa dưỡng da 3-5%.
Các dạng bào chế này đều dùng để bôi lên da với thời gian lưu trên da khác nhau nhưng đều rất dễ và tiện lợi sử dụng.
Biệt dược gốc chứa Lưu Huỳnh: Sulpho-Lac Soap, Liquimat Light, Sulpho-Lac, Liquimat Medium, Sulmasque.
Các sản phẩm khác chứa Lưu Huỳnh là: Lưu Huỳnh 5% Navico,...
12 Tài liệu tham khảo
- Chuyên gia của Mims. Sulfur, Mims. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2023
- Tác giả Benjamín Hoseok Jung, Wookcheol Seo, Taeseong Jeong, Hyung Won Kang, Sungchul Kim (Ngày đăng 31 tháng 3 năm 2022). A Study on the Skin Irritation Toxicity Test of Processed Sulfur in New Zealand White Rabbit, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2023
- Tác giả Cerner Multum (Ngày đăng 4 tháng 8 năm 2023). Sulfur topical, Drugs. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2023