0 GIỎ HÀNG
CỦA BẠN
Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Lược Vàng

1 sản phẩm

Cập nhật:
Xem:
21

Trungtamthuoc.com - Việc ứng dụng cây Lược vàng làm thuốc mới chỉ được công bố ở Nga được đăng trên tạp chí sức khỏe và đời sống của nước này. Trong đó, loài cây này được dùng để chữa bệnh dạ dày - ruột, túi mật, lá lách và bệnh hen phế quản, dị ứng và có tác dụng với bệnh ung thư.

1 Giới thiệu về cây Lược vàng

Cây Lược vàng được gọi với tên latin là Callisia fragrans (Lindl) Woodson, là một cây của họ thài lài (Commelinaceae). Trong dân gian cây lược vàng còn được gọi dưới tên như cây lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, giả khóm...

1.1 Mô tả đặc điểm thực vật

Cây Lược vàng thuộc loài thân thảo, sống được nhiều năm, chúng có thân đứng cao khoảng 15 - 40cm và lan ngang trên mặt đất. Thân của cây Lược vàng có nhiều đốt và các nhánh khác nhau, đốt thân thường từ 1 đến 2cm, đốt nhánh khoảng 10cm. Chúng có những lá đơn mọng nước, so le với nhau và phiến lá thuôn ngọn giáo, nhẵn, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới. Các bẹ lá ôm khít vào thân cây, mép lá nguyên với các đường gân song song, khi già sẽ có màu vàng. Nếu cây được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, các lá sẽ thường có màu tím, hoa hình xim, cong thành chùm ở ngọn một trục dài. Cụm hoa của cây lược vàng không có cuống với 6-12 bông hoa trắng, bông hoa có cuống dài 1 mm khoảng.

Cây lược vàng thuộc loài thân thảo, sống được nhiều năm

1.2 Sự phân bố và bộ phận dùng của cây lược vàng

Cây lược vàng xuất xứ từ có nguồn gốc ở Mexico, sau đó di thực sang nước Nga,và đến Việt Nam, đầu tiên ở Thanh Hóa. Hiện nay, cây lược vàng đã phát triển ra rộng khắp ở các tỉnh thành trên cả nước.

Tất cả các bộ phận của cây lược vàng đều đươc dùng.

1.3 Thành phần hóa học chứa trong cây Lược vàng

Trong cây Lược vàng có chứa các lipid như triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides và một số acid béo như paraffinic, olefinic. và cả acid hữu cơ. Không những thế cây còn chứa sắc tố caroten, chlorophyl, phytosterol và flavonoid như quercetin, kaempferol isoorientin. Ngoài ra, trong cây lược vàng chúng ta còn tìm thấy các vitamin PP, B2 cùng nguyên tố vi lượng như Fe, Cr, Ni, Cu.

Khi nghiên cứu thành phần hoá học cây Lược vàng, các nhà nghiên cứu tìm thấy sự có mặt của lớp chất ecdysteroit. Và từ đó, họ phân lập được 19 hợp chất ecdysteroit ở lá, thân và chồi nhánh cây. Trong đó 4 chất ecdysteroit mới được tìm thấy gồm turkesterone2-O-β-D-glucopyranoside trong lá cây và callecdysterol A, B và C trong thân cây.

2 Tác dụng của cây Lược vàng

Việc ứng dụng cây Lược vàng làm thuốc mới chỉ được công bố ở Nga được đăng trên tạp chí sức khỏe và đời sống của nước này. Trong đó, cây lược vàng chữa dạ dày - ruột, túi mật, lá lách, cây lược vàng chữa viêm họng, ho, bệnh hen phế quản, dị ứng và có tác dụng với bệnh ung thư. Các thuốc từ cây Lược vàng cũng có tác dụng làm ngừng đau, giảm ngứa, lành sẹo, bỏng, chấn thương và gãy xương.

Ở Việt Nam ta, cây Lược vàng để chữa rất nhiều bệnh được truyền từ kinh nghiệm dân gian Nga như: Viêm họng, viêm phế quản, tê bì các chi, đau xương - khớp, bướu cổ biến chứng não, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.

Cây Lược vàng để chữa rất nhiều bệnh được truyền từ kinh nghiệm dân gian Nga.

3 Một số cách sử dụng cây Lược vàng làm thuốc

Cây lược vàng tốt nhất là cây có 9 đến 10 đốt hoặc nhiều hơn, có màu tím đậm như vậy hoạt chất sẽ nhiều hơn. Tác dụng của cây lược vàng ngâm rượu theo dân gian có thể dùng đường uống hay xoa bóp bên ngoài giúp kháng viêm, tiêu sưng, trị đau nhức răng, đau lưng,...Dưới đây là một số cách sử dụng cây lược vàng làm thuốc:

3.1 Cách sử dụng cây lược vàng được dùng theo đường uống:

Sử dụng các lá tươi, mang rửa sạch, nhai cùng với một ít muối uống.

Hàng ngày chúng ta có thể dùng từ 5 – 10 lá Lược vàng theo tuổi và cân nặng của người dùng.

Cây lược vàng cũng có thể được dùng toàn bộ cây, cắt nhỏ, đem làm khô nhưng vẫn còn màu xanh của lá, sau đó nâu với nước uống 15 – 20 g/ngày.

Hoặc cả cây, đem cắt nhỏ rồi ngâm với rượu nếp loại tốt được khoảng 1 tháng đến khi nước có màu hơi đỏ như rượu vang có thể dùng. Dung dịch rượu Lược vàng được dùng mỗi lần 10ml, mỗi ngày dùng 2 lần, căn cứ vào thể trạng của người bệnh có thể tăng dần liều.

Cây lược vàng được ngâm với rượu để dùng ngoài.

3.2 Cách sử dụng cây lược vàng ngoài đường uống:

Dùng để xoa, đắp trong trường hợp bệnh ngoài da, viêm – sưng khớp, bong gân, bầm máu…

Tất cả bộ phận của cây lược vàng được thái mỏng và ngâm với rượu hoặc cồn 70o trong vài tuần, rồi chiết lấy phần nước để bôi và xoa bóp bên ngoài.

Cả cây được đêm vắt lấy nước và bảo quản trong tủ lạnh, bã đem làm khô rồi ngâm trong dầu thực vật như dầu dừa, ô liu, dầu đậu phộng. Sau 2 tuần chiết lấu dịch dầu thu được và pha cùng với phần dịch chiết có được đã bảo quản trong tủ lạnh vào lọ thuỷ tinh màu tối. Hỗn hợp Lược vàng thu được cần bảo quản nơi thoáng mát.

Hoặc thái cả cây Lược vàng thành đoạn nhỏ và trộn với dầu thực vật vừa đủ, đun ở nhiệt độ khoảng 400oC trong vài giờ. Lọc dịch thu được qua lớp gạc và bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu, để ở nơi thoáng mát.

3.3 Sử dụng cây lược vàng với dạng mỡ bôi ngoài da:

Chia nhỏ cả cây Lược vàng và nghiền nhuyễn, rồi trộn với vaselin hay bột nhão thu được hỗn hợp theo tỉ lệ 2:3. Cho hỗn hợp Lược vàng thu được vào trong lọ thủy tinh sẫm màu để đông lại và giữ nơi mát.(n(Bs Trần Văn Năm, Ngày đăng 5 tháng 11 năm 2015. Cây lược vàng trị được bệnh ung thư không?. Viện Y Dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021)n)

Độc tính của cây Lược vàng

Phần lớn các cây có dược tính điều trị bệnh sẽ có phần nào đó độc tính nhưng các công trình nghiên cứu cho thấy độc tính của Lược vàng rất thấp. Theo Ts Trịnh Thị Diệp, Viện Dược liệu nghiên cứu độc tính cấp của Lược vàng đã thấy liều LD50 là 2430 g dược liệu tươi/kg cân nặng. Tuy nhiên, liều đươc sử dụng trong chữa bệnh hiện nay là 5-6 lá tươi mỗi ngày ngày, chỉ xấp xỉ bằng 1/1000 liều LD50 ở trên.

Ngày đăng

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Lược Vàng

An Hầu Đan
An Hầu Đan
(1)
160.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

1900 888 633