Lovastatin
4 sản phẩm
Dược sĩ Thu Hà Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Bài viết biên soạn dựa theo
Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba
Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022
LOVASTATIN
Tên chung quốc tế: Lovastatin.
Mã ATC: C10AA02.
Loại thuốc: Thuốc ức chế HMG-CoA reductase, thuốc điều chỉnh rối loạn lipid huyết.
1 Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén giải phóng tức thì: 10 mg, 20 mg, 40 mg.
Viên nén giải phóng kéo dài: 20 mg, 40 mg, 60 mg.
2 Dược lực học
Lovastatin là một chất ức chế chọn lọc và cạnh tranh với hydroxymethylglutaryl-coenzym A (HMG-CoA) reductase tai gan, là enzym xúc tác quá trình chuyển đổi HMG-CoA thành mevalonat, một tiền chất của cholesterol. Tác dụng này làm giảm cholesterol toàn phần, LDL và VLDL cholesterol.
Thông qua cơ chế hoạt động này, lovastatin làm giảm LDL và VLDL trong huyết tương, giảm nồng độ apolipoprotein B. Bên cạnh đó, lovastatin cũng làm tăng vừa phải HDL và làm giảm triglycerid.
3 Dược động học
3.1 Hấp thu
Thuốc được hấp thu qua Đường tiêu hóa. Lovastatin trải qua chuyển hóa lần đầu ở gan, Sinh khả dụng trong vòng tuần hoàn hệ thống thấp và thay đổi. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2 giờ. Độ hấp thu của lovastatin được ước lượng so với đường tiêm tĩnh mạch trung bình khoảng 30% liều uống. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng với dạng thuốc giải phóng tức thì, làm giảm sinh khả dụng với dạng giải phóng kéo dài.
3.2 Phân bố
Lovastatin và chất chuyển hóa có khả năng gắn với protein huyết tương cao (95%).
3.3 Chuyển hóa
Lovastatin được thủy phân ở gan thành chất chuyển hóa acid beta-hydroxylic còn hoạt tính. Lovastatin là một cơ chất của CYP3A4.
3.4 Thái trừ
Lovastatin được thải trừ chủ yếu qua phân là phần thuốc chủ yếu không hấp thu chiếm 83% liều dùng đường uống. 10% thuốc được thải trừ qua thận. Nửa đời thải trừ là 1,1 - 1,7 giờ. Người suy thận: Nồng độ trong máu của lovastatin và các chất chuyển hóa còn hoạt tính cao gấp 2 lần ở bệnh nhân suy thận nặng so với người khỏe mạnh.
3.5 Người già
Hoạt tính ức chế HMG-CoA reductase tăng lên khoảng 45% ở người giả từ 70 - 78 tuổi sử dụng liều 80 mg/ngày.
4 Chỉ định, chống chỉ định
4.1 Chỉ định
Rối loạn lipid huyết: Làm giảm cholesterol toàn phần hoặc LDL-C ở bệnh nhân bị tăng cholesterol huyết tiên phát, như là một liệu pháp bổ sung cho chế độ ăn, khi chế độ ăn và các điều trị không dùng thuốc không đáp ứng đầy đủ.
Dự phòng biến cố tim mạch: Làm giảm nguy cơ xảy ra nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc can thiệp tái thông mạch vành ở bệnh nhân không có bệnh tim mạch có triệu chứng, kèm theo tăng cholesterol toàn phần hoặc LDL-C.
5 Chống chỉ định
Quá mẫn với lovastatin.
Bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển kể cả tăng transaminase huyết thanh kéo dài không rõ nguyên nhân và khi nồng độ transaminase huyết thanh tăng hơn 3 lần giới hạn trên của mức binh thường.
Phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ có khả năng mang thai không dùng các biện pháp tránh thai thích hợp.
Phối hợp với các chất ức chế mạnh CYP3A4 (như itraconazol, ketoconazol, posaconazol, voriconazol, thuốc ức chế Protease điều trị HIV, boceprevir, telaprevir, Erythromycin, Clarithromycin, telithromycin, nefazodon và chế phẩm có chứa cobicistat), cyclosporin, gemfibrozil.
6 Thận trọng
6.1 Dị tật thai/chết thai
Giảm tổng hợp cholesterol có thể gây hại cho thai nhi.
6.2 Ảnh hưởng lên cơ vân
Bệnh cơ, tiêu cơ vân có hoặc không kèm theo suy thận cấp, tử vong đã xảy ra. Bệnh cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch đã được bảo cáo ở bệnh nhân sử dụng statin. Nguy cơ bệnh cơ vẫn tăng lên ở những bệnh nhân sử dụng statin liều cao, bệnh nhân lớn tuổi (≥ 65 tuổi), phụ nữ và bệnh nhân suy thận hoặc suy giáp không kiểm soát được. Có thể xem xét theo dõi định kỳ nồng độ CK khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều, hoặc khi xảy ra triệu chứng về cơ (đau cơ, cứng khớp, mệt mỏi).
6.3 Ảnh hưởng lên gan
Giống như các chất ức chế HMG-CoA reductase khác, lovastatin có thể liên quan tới sự gia tăng nồng độ aminotransferase huyết thanh. Có thể thực hiện các xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu điều trị và theo chỉ định lâm sàng. Nếu xảy ra tổn thương gan nghiêm trọng với các biểu hiện lâm sàng, nhanh chóng ngừng điều trị lovastatin.
6.4 Tăng glucose huyết
Tăng HbA1c và nồng độ Glucose huyết thanh lúc đói được báo cáo. Lovastatin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Có thể cần theo dõi nồng độ glucose sau khi bắt đầu điều trị bằng statin.
6.5 Giảm sản xuất steroid nội sinh
Statin làm giảm tổng hợp cholesterol do vậy về mặt lý thuyết có thể làm giảm sản xuất steroid tuyến thượng thận hoặc tuyến sinh dục. Thận trọng khi sử dụng đồng thời lovastatin với các thuốc có thể làm giảm nồng độ hoặc hoạt động của các hormon steroid (spironolacton, cimetidin, ...).
6.6 Suy giảm nhận thức
Suy giảm nhận thức như mất trí nhớ, hay quên, suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn được báo cáo hiếm xảy ra. Cần đánh giá bệnh nhân một cách thích hợp nếu có suy giảm nhận thức xảy ra.
7 Thời kỳ mang thai và cho con bú
7.1 Thời kỳ mang thai
Chống chỉ định dùng lovastatin khi mang thai.
Phụ nữ có khả năng mang thai phải dùng biện pháp ngừa thai có hiệu quả. Nếu một bệnh nhân có thai trong khi đang dùng lovastatin thì phải ngừng điều trị.
Các chất ức chế HMG-CoA reductase làm giảm sự tổng hợp cholesterol và có thể làm giảm các hoạt chất sinh học khác dẫn xuất từ cholesterol, chúng có thể gây tổn thương cho thai khi dùng cho phụ nữ mang thai.
7.2 Thời kỳ cho con bú
Không rõ lovastatin có bài tiết qua sữa ở người hay không. Vì nguy cơ gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng, chống chỉ định sử dụng lovastatin ở phụ nữ cho con bú.
8 Tác dụng không mong muốn (ADR)
8.1 Thường gặp
Tiêu hóa: đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn.
Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, dị cảm, bệnh thần kinh ngoại vi.
Da: ban ngứa.
Cơ - xương: co cứng cơ, đau cơ.
Mắt: nhìn mờ.
8.2 Ít gặp
Tâm thần: mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Tiêu hóa: khô miệng, rối loạn vị giác.
Khác: mày đay, mệt mỏi.
8.3 Hiếm gặp
Dinh dưỡng và chuyển hóa: chán ăn.
Tâm thần: rối loạn tâm thần bao gồm lo âu.
Tiêu hóa: viêm tụy.
Gan mật: vàng da tắc mật, viêm gan.
Da và tổ chức dưới da: hồng ban đa dạng, bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, rụng tóc.
Cơ - xương: bệnh cơ, viêm cơ vân.
Sinh dục: rối loạn sinh dục.
Xét nghiệm: tăng transaminase.
8.4 Rất hiếm gặp
Miễn dịch: hội chứng mẫn cảm (phản vệ, phù mạch, triệu chứng giống lupus, viêm da, ...).
8.5 Chưa xác định được tần suất
Giảm trí nhớ, trầm cảm, ác mộng, bệnh cơ hoại tử trung gian miễn dịch.
8.6 Hướng dẫn cách xử trí ADR
Theo dõi sát các ADR để xử trí kịp thời và xem xét ngừng lovastatin.
9 Liều lượng và cách dùng
9.1 Cách dùng
Lovastatin được uống vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Đối với viên nén giải phóng tức thì nên được uống cùng bữa ăn tối. Đối với viên nén giải phóng kéo dài nên được uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, cần duy trì điều này trong quá trình dùng thuốc.
9.2 Liều lượng
Người lớn: Tăng lipid huyết và dự phòng biến cố tim mạch: Dạng giải phóng tức thì: Bắt đầu bằng liều 20 mg một lần vào bữa ăn tối, điều chỉnh sau 4 tuần, liều tối đa là 80 mg/ngày. Dạng giải phóng kéo dài: Bắt đầu bằng liều 20 mg, 40 mg hoặc 60 mg vào buổi tối trước khi đi ngủ, điều chỉnh liều sau 4 tuần, tối đa là 80 mg/ngày. Chú ý cần cá thể hóa điều trị dựa trên mức LDL-C ban đầu và mục tiêu điều trị theo khuyến cáo hiện hành.
Trẻ em: Rối loạn lipid huyết gia đình dị hợp tử ở thanh thiếu niên từ 10 - 17 tuổi, liều khởi đầu khuyến cáo là 10 mg (với mức giảm LDL < 20%) hoặc 20 mg (với mức giảm LDL> 20%). Điều chỉnh liều sau 4 tuần, liều tối đa là 40 mg/ngày.
Ở bệnh nhân sử dụng Danazol, Diltiazem, dronedaron và verapamil: Khởi đầu liều 10 mg và không quá 20 mg/ngày. Ở bệnh nhân sử dụng amiodaron: Liều không quá 40 mg/ngày.
Suy thận: Sử dụng thận trọng với liều > 20 mg/ngày nếu Clcr < 30 ml/phút.
10 Tương tác thuốc
10.1 Không phối hợp
Không phối hợp lovastatin với: chất ức chế mạnh CYP3A4 (nhu itraconazol, ketoconazol, posaconazol, voriconazol, chất ức chế protease điều trị HIV, boceprevir, telaprevir, erythromycin, clarithromycin, telithromycin, nefazodon và chế phẩm có chứa cobicistat), conivaptan, cyclosporin, Acid fusidic, Gemfibrozil, idelalisib, lomitapid, mifepriston, chất ức chế protease, men gạo đỏ.
10.2 Tương tác thông qua CYP3A4
Lovastatin được chuyển hóa qua CYP3A4 nhưng không có hoạt tính ức chế CYP3A4, do vậy không ảnh hưởng tới nồng độ của các chất khác chuyển hóa qua CYP3A4. Các chất ức chế mạnh CYP3A4 làm tăng nguy cơ gây bệnh cơ do làm giảm chuyển hóa lovastatin. Không phối hợp lovastatin với các chất ức chế mạnh CYP3A4.
10.3 Tăng tác dụng/độc tính
Lovastatin có thể làm tăng nồng độ của: daptomycin, diltiazem, pazopanib, trabectedin, thuốc kháng vitamin K.
Nồng độ và tác dụng của lovastatin có thể tăng lên do: acipimox, amiodaron, aprepitant, Azithromycin, Bezafibrat, boceprevir, ciprofibrat, clarithromycin, Colchicin, conivaptan, cyclosporin, chất ức chế CYP3A4 trung bình, chất ức chế CYP3A4 mạnh, cyproteron, Daclatasvir, danazol, dasatinib, diltiazem, dronedron, erythromycin, fenofibrat và dẫn xuất, fluconazol, fosaprepitant, acid fusidic, gemfibrozil, nuoc buoi chùm, idelalisib, ivacaftor, lomitapid, luliconazol, mifepriston, palbociclib, chát ire ché P-glycoprotein/ABCB1, chát ire che protease, quinin, raltegravir, simeprevir, stiripentol, telaprevir, telithromycin, Ticagrelor, Verapamil.
10.4 Giảm tác dụng
Lovastatin có thể bị giảm tác dụng bởi lanthanum.
Nồng độ và tác dụng của lovastatin có thể bị giảm do: thuốc kháng acid, bosetan, chất cảm ứng CYP3A4 trung bình, chất cam img CYP3A4 manh, dabrafenib, Deferasirox, efavirenz, enzulutamid, etravirin, fosphenytoin, mitotan, Osimertinib, chát cảm ứng P-glycoprotein/ABCB1, Phenytoin, dẫn xuất Rifamycin, siltuximab, cỏ St. Johns, Tocilizumab.
10.5 Trong tác thức ăn
Thức ăn làm giảm sinh khả dụng của lovastatin dạng giải phóng kéo dài và tăng sinh khả dụng của lovastatin giải phóng tức thì. Nồng độ lovastatin có thể tăng nếu sử dụng cùng nước Bưởi chùm.
11 Quá liều và xử trí
11.1 Triệu chứng
Người tình nguyện khỏe mạnh uống lên tới 200 mg lovastatin liều đơn không có biểu hiện ADR có ý nghĩa lâm sàng. Một vài trường hợp quá liều đã được báo cáo, không có trường hợp nào có triệu chứng đặc hiệu, liều tối đa đã được uống là 5 - 6 g.
11.2 Xử trí
Không có thuốc đặc hiệu. Chưa biết đến khả năng thải loại lovastatin và các chất chuyển hóa của nó thông qua lọc máu. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ nếu cần.
Cập nhật lần cuối: 2019