Loperamide

24 sản phẩm

Ước tính: 4 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Loperamide

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Đây là phiên bản mới nhất của Dược thư Việt Nam do Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022.

Trang 1046-1047, tải PDF TẠI ĐÂY

LOPERAMID HYDROCLORID

Tên chung quốc tế: Loperamide hydrochloride.

Mã ATC: A07DA03.

Loại thuốc: Thuốc trị ỉa chảy.

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang, viên nén: 2 mg.

Dung dịch uống: 1 mg/5 ml.

Hỗn dịch uống: 1 mg/7,5 ml.

2 Dược lực học

Loperamid là một dẫn chất pethidin tổng hợp. Đây là một dạng opiat tổng hợp mà ở liều bình thường có rất ít tác dụng trên hệ TKTW. Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch Đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, tăng độ đặc và giảm khối lượng phân. Thuốc được dùng để kiểm soát và giảm triệu chứng trong các trường hợp ỉa chảy cấp không rõ nguyên nhân và ỉa chảy mạn tính.

Thuốc làm giảm thể tích chất thải qua chỗ mở thông hỗng tràng hoặc đại tràng với liều dùng ở một vài thử nghiệm là 4 mg/lần, 2 lần/ngày, dùng trong 4 ngày, dùng trong 3 ngày, tiếp theo tăng lên tới 12 mg/ngày (tổng đợt điều trị là 7 ngày) đã được dùng.

Thuốc thường dùng dưới dạng loperamid hydroclorid. Thuốc cũng được dùng dưới dạng loperamid oxyd, là một tiền thuốc được chuyển thành loperamid ở đường tiêu hóa. Trị ỉa chảy cấp dạng loperamid oxyd: Liều khởi đầu 2 - 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 1 mg, tối đa 8 mg/ngày.

3 Dược động học

Khoảng 40% liều uống loperamid được hấp thu qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh của thuốc đạt được sau = 2,5 giờ hoặc 4 - 5 giờ sau khi uống dung dịch hoặc viên nang tương ứng. Sau khi uống viên nang loperamid hydroclorid 2 mg, - C trong huyết thanh là 2 nanogam/ml. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan bởi CYP3A4 và CYP2C8. Lượng thuốc tiết qua sữa rất thấp. Liên kết với protein khoảng 97%. Nửa đời thải trừ của thuốc ở người khỏe mạnh khoảng 10,8 giờ (9,1 - 14,4 giờ). Dạng chuyển hóa và dạng không đổi được thải trừ chủ yếu qua phân. Sau khi uống 4 mg loperamid hydroclorid, dưới 2% liều uống thải trừ qua nước tiểu và 30% liều uống thải trừ qua phân ở dạng không đổi.

4 Chỉ định

Kiểm soát và làm giảm triệu chứng ỉa chảy cấp không đặc hiệu.

Ghi chú: Điều trị chủ yếu trong ia chảy cấp là bồi phụ nước và điện giải. Loperamid thường được dùng ở người lớn để giảm triệu chứng ia chảy. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không dùng bất cứ thuốc trị ỉa chảy nào cho trẻ em bị ỉa chảy. Ở một số nước khuyến cáo không dùng các thuốc ức chế nhu động ruột cho ỉa chảy cấp ở trẻ em dưới 12 tuổi (Anh) hoặc dưới 15 tuổi (Pháp). Kiểm soát và làm giảm triệu chứng ỉa chảy mạn tính (do viêm đại tràng).

Són phân ở người lớn.

Giảm thể tích chất thải qua chỗ mở thông hỗng tràng hoặc đại tràng.

Loperamide điều trị nhanh tiêu chảy
Loperamide điều trị nhanh tiêu chảy

5 Chống chỉ định

Mẫn cảm với loperamid. Viêm đại tràng giả mạc do dùng kháng sinh. Khi cần tránh ức chế nhu động ruột. Bụng trướng. Đau bụng không do ỉa chảy. Bệnh lỵ cấp (dấu hiệu bởi phân có máu, sốt cao). Viêm loét đại tràng cấp. Viêm ruột do nhiễm vi sinh vật (bao gồm Salmonella, Shigella và Campylobacter).

Trẻ em dưới 2 tuổi do nguy cơ suy hô hấp và ADR nghiêm trọng trên tim.

Đối tượng không nên dùng Loperamide
Đối tượng không nên dùng Loperamide

6 Thận trọng

Mất nước và chất điện giải thường xảy ra ở người bị ỉa chảy, việc bổ sung các chất điện giải là quan trọng, sử dụng loperamid không thay thế được liệu pháp bổ sung nước và chất điện giải.

Thận trọng với những người bệnh giảm chức năng gan do thuốc giảm chuyển hóa bước đầu ở gan, gây độc TKTW.

Phải thận trọng đối với một số người bị viêm loét đại tràng cấp, loperamid ức chế nhu động ruột hoặc làm chậm thời gian vận chuyển ruột đã gây ra chứng phình đại tràng nhiễm độc. Phải ngừng thuốc ngay khi thấy bụng trưởng to, táo hoặc liệt ruột.

Ngừng thuốc nếu không thấy cải thiện lâm sàng trong vòng 48 giờ. Theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể (không tự dùng loperamid cho người bệnh trên 38,3 °C). Theo dõi trướng bụng.

Không nên dùng thuốc khi ỉa chảy kèm sốt cao hoặc có máu trong phân.

Dùng rất thận trọng ở trẻ em vì đáp ứng với thuốc thay đổi nhiều, nhất là khi có mất nước và điện giải. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không dùng cho trẻ nhỏ bị ỉa chảy cấp. Không tự ý điều trị cho trẻ dưới 6 tuổi, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Không dùng thuốc khi cần tránh tác động làm ức chế nhu động ruột. Ngừng dùng thuốc nếu thấy táo bón, đau bụng hoặc tắc ruột tiến triển.

Dùng thận trọng với bệnh nhân nhiễm HIV, dừng điều trị khi thấy dấu hiệu căng trướng bụng.

Các biến cố tim mạch nghiêm trọng (như kéo dài khoảng QT, xoắn đình, ngừng tìm), bao gồm tử vong, đã được báo cáo khi dùng quá liều của loperamid. Cần nhắc nhở bệnh nhân không dùng nhiều hơn so với liều khuyến cáo.

7 Thời kỳ mang thai

Chưa có đủ các nghiên cứu trên phụ nữ mang thai. Không nên dùng cho phụ nữ mang thai.

8 Thời kỳ cho con bú

Thuốc vào sửa với lượng nhỏ và có thể gây hại cho trẻ, không khuyến cáo dùng cho người đang cho con bú. Phải thận trọng và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Hầu hết các ADR thường gặp là phản ứng ở đường tiêu hóa.

9.1 Thường gặp

Tiêu hóa: rối loạn đường tiêu hóa, táo bón, đau bụng, buồn nôn.

TKTW: chóng mặt

9.2 Ít gặp

Toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu.

Tiêu hóa: trướng bụng, khô miệng, nôn.

Da: phản ứng trên da.

9.3 Hiếm gặp

Tiêu hóa: tắc ruột do liệt.

Da: dị ứng, phản ứng có hại nghiêm trọng trên da.

Khác: phù mạch, giảm nhận thức, phối hợp bất thường, co đồng tử, tăng trương lực cơ, bí tiểu.

9.4 Chưa xác định được tần suất

Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn, buồn ngủ, khó tiêu, mệt mỏi, đầy hơi, ruột kết to.

10 Liều lượng và cách dùng

10.1 Cách dùng

Thuốc được dùng dưới dạng uống.

10.2 Liều dùng

10.2.1 Ỉa chảy cấp

Người lớn: Khởi đầu 4 mg, sau đó mỗi lần đi lòng uống 2 mg, tối đa 16 mg/ngày. Liều thông thường 6 - 8 mg/ngày. Nếu tự điều trị ia chảy cấp không đặc hiệu ở người lớn, không được uống quá 8 mg/24 giờ.

Trẻ em: Điều trị ỉa chảy cấp ở trẻ em chủ yếu là điều trị mất nước. Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường quy. Ở Anh chỉ cho phép dùng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, ở Mỹ cho phép dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Liều khuyến cáo khác nhau ở mỗi quốc gia.

Liều khởi đầu (trong 24 giờ đầu) là:

  • Trẻ từ 2 - dưới 6 tuổi (13 - 20 kg): 1 mg/lần, 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 - 8 tuổi (20 - 30 kg): 2 mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Trên 8 - 12 tuổi (trên 30 kg): 2 mg/lần, 3 lần/ngày.
  • Trên 12 tuổi: Liều như người lớn.

Liều duy trì: 0,1 mg/kg sau mỗi lần đi lỏng, nhưng không quá liều khởi đầu. Ngừng thuốc nếu ỉa chảy cấp không đỡ sau 48 giờ điều trị.

10.2.2 Ỉa chảy mạn

Người lớn: Khởi đầu uống 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg cho tới khi cầm ia. Liều duy trì 4 - 8 mg/ngày chia thành liều nhỏ (2 lần). Tối đa 16 mg/ngày. Nếu không đỡ sau khi uống 16 mg/ngày trong ít nhất 10 ngày, việc tiếp tục điều trị cũng không lợi ích thêm.

Trẻ em: Liều thường dùng ở trẻ em ỉa chảy mạn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên liều đã được dùng ở một số lượng có hạn bệnh nhân và theo khuyến cáo của một số nhà lâm sàng là 0,08 - 0,24 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần/ngày, tối đa 2 mg/liều.

10.2.3 Chứng són phân ở người lớn

Người lớn: Liều khởi đầu 0,5 mg/ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng, tăng dần cho tới 16 mg/ngày nếu cần. Liều tối đa hàng ngày cần chia thành nhiều liều nhỏ để uống.

10.2.4 Giảm thể tích chất thải qua chỗ mở thông hỗng tràng hoặc đại tràng

Liều dùng chưa được thống kê đầy đủ, tuy nhiên liều ở một số nghiên cứu là: 4 mg/lần, 2 lần/ngày, trong 4 ngày, dùng trong 3 ngày tiếp theo tăng lên tới 12 mg/ngày (tổng đợt điều trị là 7 ngày).

Người suy thận: Không cần điều chỉnh liều.

Người suy gan: Dùng thận trọng.

11 Tương tác thuốc

Thuốc ảnh hưởng đến enzym gan: Thuốc ức chế CYP3A4 (như Clarithromycin, Erythromycin, itraconazol, ketoconazol) hoặc ức chế CYP2C8 (như Gemfibrozil) có thể làm tăng nồng độ loperamid trong huyết thanh và có thể làm tăng nguy cơ ADR nghiêm trọng trên tim mạch.

Thuốc ức chế P-glycoprotein (như quinidin, quinin, ritonavir) có thể làm tăng nồng độ loperamid trong huyết thanh và có thể làm tăng tác dụng lên TKTW và ADR nghiêm trọng trên tim mạch.

Thuốc đường tiêu hóa: Cimetidin hoặc ranitidin có thể gây tương tác mạnh với loperamid.

Thuốc kháng retrovirus: Với ritonavir, phải dùng thận trọng khi kết hợp do có thể làm tăng nồng độ loperamid trong huyết tương, làm tăng tác dụng lên TKTW; với saquinavir, có thể làm giảm hiệu quả của saquinavir.

Quinidin: Phải dùng thận trọng do có thể làm tăng nồng độ loperamid trong huyết tương.

Loperamid làm tăng hấp thu qua đường tiêu hóa của Desmopressin.

12 Quá liều và xử trí

12.1 Triệu chứng

Quá liều loperamid mức nhẹ hoặc trung bình (bao gồm quá liều do suy giảm chức năng gan) gây bí tiểu, liệt ruột, ức chế TKTW và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa (như nôn, đau bụng, nóng ruột), nhịp tim chậm, suy hô hấp.

Quá liều mức độ nặng: Ức chế TKTW trầm trọng, suy hô hấp có thể dẫn đến ngưng thở và nhiễm toan đường hô hấp, biến cố tim mạch nghiêm trọng, rối loạn nhịp tim (ví dụ, kéo dài khoảng QRS và QT, loạn nhịp thất đơn hình và đa hình) đã được báo cáo ở những bệnh nhân lạm dụng liều lớn loperamid.

Một người lớn đã uống 3 liều 20 mg loperamid trong 24 giờ thấy buồn nôn sau liều thứ 2 và nôn sau liều thứ 3. Trong nghiên cứu để đánh giá các ADR, cố ý uống liều duy nhất tới 60 mg không gây tai biến phụ nào quan trọng về lâm sàng.

Ở trẻ em nhiều ADR nặng đã được báo cáo như phình đại tràng nhiễm độc, mất ý thức, mê sảng. Liệt ruột cũng đã xảy ra, một số gây tử vong.

12.2 Xử trí

Rửa dạ dày sau đó cho uống khoảng 100 g than hoạt qua ống thông dạ dày. Theo dõi ít nhất trong 24 giờ các dấu hiệu ức chế TKTW, nếu có thì cho tiêm tĩnh mạch 2 mg naloxon (0,01 mg/kg cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10 mg. Vì thời gian tác dụng của loperamid dài hơn thời gian tác dụng của naloxon, nên phải theo dõi sát người bệnh và phải cho thêm liều naloxon nếu cần. Phải theo dõi các dấu hiệu chức năng sống ít nhất 24 giờ sau liều cuối naloxon. Lợi niệu cưỡng bức không tác dụng vì thuốc ít đào thải qua nước tiểu.

Cập nhật lần cuối: 2018.

13 Các dạng bào chế phổ biến của Loperamide

Các thuốc chứa Loperamide
Các thuốc chứa Loperamide

Phần nghiên cứu sau đây do Ban Biên tập nội dung Dược sĩ Hoàng Bích của Central Pharmacy biên soạn thêm không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3

14 So sánh Diosmectit, Racecadotril và Loperamide

14.1 Điểm giống nhau giữa Diosmectit, Racecadotril và Loperamide

Chỉ định: Điều trị triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em và người lớn.

Cơ chế: Đều giúp giảm tiết nước và điện giải vào lòng ruột, từ đó giảm thể tích phân, giảm mất nước.

Đường dùng: Đều dùng đường uống (PO).

Hầu như đều không đi qua hàng rào máu não, không ảnh hưởng lên thần kinh trung ương.

14.2 Điểm khác nhau giữa Diosmectit, Racecadotril và Loperamide

Tiêu chíLoperamideRacecadotrilDiosmectite
Cơ chế tác dụng chínhLoperamide là chất chủ vận opioid tổng hợp, kích hoạt thụ thể μ ở đám rối cơ ruột, ức chế giải phóng acetylcholine từ các dây thần kinh cholinergic phó giao cảm. Điều này làm giãn cơ trơn và giảm nhu động ruột, tăng thời gian vận chuyển trong ruộtRacecadotril ức chế enzyme endopeptidase trung tính, ngừng phân hủy enkephalin, giúp kích hoạt thụ thể opioid δ trên tế bào biểu mô tiết, giảm tiết nước và điện giải, từ đó giảm tiêu chảy.Diosmectite là một khoáng sét hấp phụ, bao gồm một silicat nhôm và magiê kép được sắp xếp thành các lá song song giúp giảm sản xuất hydro trong ruột kết khi vi khuẩn lên men. Với cấu trúc nhiều lớp và độ nhớt cao, diosmectite có khả năng bao phủ mạnh, giúp bảo vệ lớp chất nhầy, từ đó củng cố khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân nội sinh và ngoại sinh
Tác dụng chínhGiảm nhu động ruột thông qua tác động tại thụ thể μ, giảm tiết từ đó giảm mất chất lỏng và điện giải, tăng độ sệt phânGiảm tiết dịch vào lòng ruột thông qua tác động tại thụ thể μ, không ảnh hưởng nhu động

Giảm lượng phân, giảm thời gian tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc ruột

Ức chế sản xuất cytokine như interleukin-8 từ các tế bào biểu mô tiết giúp chống lại tình trạng viêm ruột 

Tác dụng chống tiếtCó (do ức chế acetylcholine)Có (do ức chế sự phân hủy enkephalin)Có gián tiếp (do bao phủ, hấp phụ độc tố, bảo vệ biểu mô)
Khả năng hấp thuHấp thu nhanh qua đường tiêu hóaHấp thu nhanh, chuyển hóa thành thiorphan (hoạt tính) trong huyết tươngKhông hấp thu, tác động tại chỗ trong lòng ruột
Khởi phát và thời gian tác dụngTác dụng sau 1 giờ, hiệu quả tối đa 16–24hNồng độ thiorphan tối đa sau 1hTác dụng tại ruột, thải trừ sau ~ 16h
Chỉ địnhTiêu chảy cấp và mãn tính ở người lớn; tiêu chảy cấp ở trẻ em ≥ 12 tuổiTiêu chảy cấp người lớn và trẻ em > 3 tháng tuổiTiêu chảy cấp và mãn tính, chủ yếu ở trẻ em
Hiệu quả theo nghiên cứuGiảm nguy cơ tiêu chảy dai dẳng, giảm số lần đi ngoài Giảm thời gian và lượng phân (hiệu quả không phụ thuộc rotavirus, mất nước)Giảm thời gian tiêu chảy, lượng phân đáng kể (đặc biệt ở trẻ nhiễm rotavirus)
Tác dụng phụ

Táo bón, đau bụng, buồn nôn…

Tắc ruột, hôn mê và tử vong nếu dùng ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Táo bón nhẹ hơn khi dùng Loperamide, gây ngứa, mày đay

Không có bằng chứng gây ức chế hô hấp

Tác dụng phụ duy nhất ghi nhận là táo bón
Khuyến cáo an toànKhông dùng cho trẻ < 12 tuổi, đặc biệt trẻ < 3 tuổi hoặc nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm (có máu trong phân, kiết lỵ hoặc viêm đại tràng cấp tính)Không dùng cho trẻ < 3 tháng tuổiAn toàn cao ở trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai và cho con bú

Chưa có nghiên cứu trên phụ nữ mang thai vì vậy không nên dùng

Thuốc có thể đi vào sữa, khuyến cáo không nên dùng

Không có dữ liệu an toàn, khuyến cáo không dùng.Chưa ghi nhận quái thai khi dùng Diosmectite ở động vật, chỉ sử dụng cho 2 đối tượng trên khi thật sự cần thiết1

14.3 Nghiên cứu so sánh giữa racecadotril và loperamide trong việc ngăn ngừa tiêu chảy cấp ở người lớn năm 2005

Nghiên cứu so sánh giữa racecadotril và loperamide trong việc ngăn ngừa tiêu chảy cấp ở người lớn năm 2005

Mục đích nghiên cứu: So sánh hiệu quả, độ an toàn và khả năng dung nạp của racecadotril và loperamide trong điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn.

Phương pháp nghiên cứu:

  • Nghiên cứu hai trung tâm, ngẫu nhiên, nhóm song song, mù đơn.
  • 62 bệnh nhân trưởng thành bị tiêu chảy cấp tham gia.
  • Tiêu chí hiệu quả chính là thời gian tiêu chảy sau khi bắt đầu điều trị.

Kết quả:

Tỷ lệ thành công lâm sàng: 95,7% cho nhóm racecadotril và 92,0% cho nhóm loperamide.

Thời gian tiêu chảy trung bình: Nhóm racecadotril: 19,5 giờ và nhóm loperamide: 13 giờ.

Cải thiện triệu chứng: Cả hai nhóm đều cải thiện tình trạng bỏng hậu môn và buồn nôn.

Tác dụng phụ:

  • Táo bón: 29,0% ở nhóm loperamide so với 12,9% ở nhóm racecadotril.
  • Ngứa: 28,6% ở nhóm racecadotril so với 0% ở nhóm loperamide.

Kết luận:

Cả hai thuốc đều hiệu quả trong điều trị tiêu chảy cấp.

Racecadotril và loperamide đều có tác dụng nhanh, nhưng loperamide có liên quan đến tỷ lệ táo bón cao hơn.2

14.4 Nghiên cứu tác dụng của racecadotril so với loperamide ở người cao tuổi bị viêm dạ dày ruột sống trong viện dưỡng lão năm 2009

Nghiên cứu tác dụng của racecadotril so với loperamide ở người cao tuổi bị viêm dạ dày ruột sống trong viện dưỡng lão năm 2009

Mục đích: Nghiên cứu này nhằm so sánh hiệu quả và khả năng dung nạp của loperamide và racecadotril ở bệnh nhân cao tuổi bị tiêu chảy cấp.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại các viện dưỡng lão ở Catanzaro, Ý từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009 với thiết kế ngẫu nhiên, mù đôi, song song. 

Kết quả:

  • Thời gian phân bình thường: Nhóm dùng racecadotril có phân bình thường sau 36 ± 4 giờ, trong khi nhóm dùng loperamide là 63 ± 6 giờ (P < 0,01).
  • Thời gian đau bụng: Trung bình là 14 giờ đối với nhóm racecadotril, trong khi nhóm loperamide là 28 giờ (quần thể ITT) và 32 giờ (quần thể PP).
  • Tác dụng phụ: Khoảng 50% bệnh nhân gặp ít nhất một tác dụng phụ trong nghiên cứu. Nhóm dùng racecadotril có 12% bệnh nhân gặp tác dụng phụ, trong khi nhóm loperamide là 60%. Các tác dụng phụ phổ biến là buồn nôn và táo bón.

Kết luận: Racecadotril hiệu quả hơn loperamide trong điều trị tiêu chảy cấp ở người cao tuổi, có chi phí thấp hơn và ít tác dụng phụ hơn.3

15 Tài liệu tham khảo

1. Faure C, (Ngày đăng: Năm 2013). Role of antidiarrhoeal drugs as adjunctive therapies for acute diarrhoea in children. Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2025.

2. Wang HH, Shieh MJ, Liao KF, (Ngày đăng: Ngày 14 tháng 3 năm 2005). A blind, randomized comparison of racecadotril and loperamide for stopping acute diarrhea in adults. Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2025.

3. Gallelli L, Colosimo M, Tolotta GA, Falcone D, Luberto L, Curto LS, Rende P, Mazzei F, Marigliano NM, De Sarro G, Cucchiara S, (Ngày đăng: Tháng 2 năm 2010). Prospective randomized double-blind trial of racecadotril compared with loperamide in elderly people with gastroenteritis living in nursing homes. Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2025.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Loperamide

Loperamid 2mg Nadyphar
Loperamid 2mg Nadyphar
Liên hệ
Lopetope
Lopetope
Liên hệ
Lopran
Lopran
Liên hệ
Parepemic 2mg (viên nang)
Parepemic 2mg (viên nang)
Liên hệ
Perigolric 2mg
Perigolric 2mg
Liên hệ
Eldoper
Eldoper
Liên hệ
Loperamide STELLA 2mg
Loperamide STELLA 2mg
Liên hệ
Cadiramid
Cadiramid
Liên hệ
Lopetab
Lopetab
Liên hệ
Loperamide SPM 2mg (ODT)
Loperamide SPM 2mg (ODT)
Liên hệ
Loperamid Agimexpharm
Loperamid Agimexpharm
Liên hệ
Lopradium
Lopradium
Liên hệ
12 1/2

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789