Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Lisinopril

16 sản phẩm

Lisinopril

, Cập nhật:
Xem:
521

Lisinopril là thuốc ức chế men chuyển angiotensin có cấu trúc dicarboxyl, thường được chỉ định điều trị tăng huyết áp, suy tim và rối loạn chức năng tâm thất. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc tác dụng, chỉ định, cách sử dụng và các lưu ý khi dùng Lisinopril.

Hình 1: Hoạt chất Lisinopril
Hình 1: Hoạt chất Lisinopril

1 Tổng quan về Lisinopril

1.1 Lịch sử ra đời Lisinopril

Lisinopril là một thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEIs). Ban đầu đây là một sản phẩm được tạo ra bởi các nhà khoa học tại Merck, bằng cách thay đổi từng đơn vị cấu trúc của Enalaprilate một cách có hệ thống. Cái tên “Lisinopril” của thuốc cũng được bắt nguồn từ “Lysine”, do acid amin L-lysine là một phần trong cấu trúc của thuốc. Lisinopril được cấp bằng sáng chế năm 1978, được phê duyệt năm 1987 cho điều trị tăng huyết áp và năm 1993 cho điều trị suy tim sung huyết.

Tuy nhiên, sự ra đời của Lisinopril có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của Enalapril, một thuốc ức chế men chuyển angiotensin khác của Merck. Điều này cuối cùng được giải quyết bằng một thỏa thuận trao quyền đồng tiếp thị Lisinopril cho Zeneca (sau này là AstraZeneca). Loại thuốc này sau đó trở thành thuốc “bom tấn” và mang về cho AstraZeneca 1.2 tỷ USD doanh thu năm 1999. Hiện tại, Lisinopril đã hết hạn bằng sáng chế và có sẵn dưới dạng thuốc generic.

1.2 Cấu tạo phân tử Lisinopril

Không giống các thuốc ức chế men chuyển angiotensin có cấu trúc dicarboxyl khác, Lisinopril không được ester hóa. Do có cấu trúc khá thân nước, thuốc khó khuếch tán thụ động qua màng tế bào niêm mạc ruột. Cơ chế hấp thu qua đường tiêu hóa chủ yếu của Lisinopril là hấp thu chủ động. Do phân tử thuốc có cấu trúc gần giống một acid amin là L-lysine, nên Lisinopril sẽ được hấp thu nhờ các protein vận chuyển acid amin của cơ thể.

Hình 2: Cấu tạo của Lisinopril
Hình 2: Cấu tạo của Lisinopril

2 Đặc điểm dược lý của Lisinopril 

2.1 Dược lực học và cơ chế tác dụng

Lisinopril là thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, có cấu tạo của một dẫn chất lysin với cấu trúc tương tự enalapril nhưng cho tác dụng kéo dài.

Enzym chuyển angiotensin là enzym nội sinh có vai trò chuyển angiotensin I thành angiotensin II. Angiotensin I tăng trong một số bệnh như suy tim và bệnh thận, do đáp ứng với tăng renin. Angiotensin II có tác dụng kích thích tăng trưởng cơ tim, gây tim to (phì đại cơ tim), và tác dụng co mạch, gây tăng huyết áp.

Thuốc ức chế enzym chuyển làm giảm nồng độ angiotensin II và aldosteron I do đó làm giảm tình trạng ứ đọng natri và nước, làm giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi ở cả tuần hoàn chung và tuần hoàn phổi. Ngoài ra, thuốc ức chế quá trình giáng hóa bradykinin do angiotensin II gây ra, dẫn đến tăng nồng độ bradykinin, đây chính là nguyên nhân gây một số tác dụng không mong muốn như phù mạch và ho kéo dài của các thuốc ức chế enzym chuyển.

Trong cao huyết áp: Lisinopril làm giảm huyết áp ngoại trừ tăng huyết áp do cường aldosteron tiên phát. Khi mới điều trị, sự thay đổi huyết áp liên quan chặt chẽ với hoạt tính hệ renin trong huyết tương và nồng độ angiotensin II trước khi điều trị. Tuy nhiên sau vài tuần điều trị, phần lớn người bệnh thấy giảm huyết áp khá mạnh và tác dụng giảm huyết áp lúc đó ít hoặc không liên quan đến hoạt tính renin huyết tương trước khi điều trị. Các thuốc ức chế enzym chuyển là thuốc hạ huyết áp được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng.

Trong suy tim: Các thuốc ức chế enzym chuyển làm giảm hậu gánh và giảm sức căng bề mặt của các thành mạch ở thì tâm thu, do đó làm tăng cung lượng và chỉ số tim, tăng sức co bóp của tim và tăng thể tích toàn tâm thu đồng thời giảm tiền gánh và giảm căng thành mạch tâm trương. Cải thiện được huyết động tốt hơn do đó tăng khả năng gắng sức và ức chế hệ thần kinh giao cảm mạnh hơn. Lưu lượng máu ở não và mạch vành vẫn duy trì tốt ngay cả khi huyết áp bị hạ. Các thuốc ức chế enzym chuyển được chỉ định dùng cho người bệnh giảm chức năng tâm thu, nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của suy tim, giảm tỉ lệ đột tử và nhồi máu cơ tim, giảm tỉ lệ nằm viện và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trừ trường hợp chống chỉ định, các thuốc ức chế enzym chuyển đều được dùng cho mọi người bệnh suy chức năng thất trái, có hay không có những triệu chứng suy tim rõ.

Trong nhồi máu cơ tim: Lisinopril cũng như các thuốc ức chế enzym chuyển khác là thuốc chuẩn trong điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim, được dùng trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu cơn nhồi máu. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng dự phòng nhồi máu cơ tim.

Bệnh thận do đái đường: Bệnh đái tháo đường kèm theo tăng huyết áp chắc chắn sẽ dẫn tới bệnh thận do đái tháo đường. Ðây là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối. Lisinopril và các thuốc ức chế enzym chuyển đã chứng tỏ làm chậm suy thận trong bệnh thận do đái tháo đường. Thuốc ức chế enzym chuyển có thể làm chậm bệnh thận mạn tiến triển, như trong đái tháo đường. Do đó, trừ khi có chống chỉ định, người bị bệnh thận do đái tháo đường (dù huyết áp bình thường hay tăng) nên được điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển.

Hình 3: Cơ chế tác động của Lisinopril
Hình 3: Cơ chế tác động của Lisinopril

2.2 Dược động học

Hấp thu

Sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được sau khoảng 7 giờ. Mức độ hấp thu trung bình là 25% (biến thiên trong phạm vi 6-60% trong khoảng liều 5-80 mg). Sinh khả dụng tuyệt đối giảm khoảng 16% ở bệnh nhân suy tim. Hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Phân bố

Lisinopril dường như không liên kết với protein huyết thanh trừ ACE trong tuần hoàn. Khả năng qua hàng rào máu não kém.

Chuyển hóa

Lisinopril không được chuyển hóa khi qua gan.

Thải trừ

Lisinopril được bài xuất hoàn toàn qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Thời gian bán hủy khi dùng liều lặp lại là 12.6 giờ. Độ thanh thải của Lisinopril ở người khỏe mạnh khoảng 50 mL/phút.

Ở bệnh nhân xơ gan, hấp thu Lisinopril giảm khoảng 30%, nhưng phơi nhiễm tăng khoảng 50% do giảm thanh thải.

Ở bệnh nhân suy thận, bài xuất Lisinopril giảm, nhưng sự giảm này chỉ thực sự có ý nghĩa lâm sàng khi mức lọc cầu thận (GFR) < 30 mL/phút.

3 Chỉ định của Lisinopril

Lisinopril thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Tăng huyết áp: Dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn alpha hoặc chẹn kênh calci...

  • Suy tim: Dùng kết hợp lisinopril với các glycosid tim và các thuốc lợi tiểu để điều trị suy tim sung huyết cho người bệnh đã dùng glycosid tim hoặc thuốc lợi tiểu đơn thuần mà không đỡ.

  • Nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định: Dùng phối hợp lisinopril với các thuốc làm tan huyết khối, aspirin, và/hoặc các thuốc chẹn beta để cải thiện thời gian sống ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định. Nên dùng lisinopril ngay trong vòng 24 giờ sau cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.

  • Bệnh thận do đái tháo đường.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm về hoạt chất: Enalapril - Thuốc ức chế men chuyển điều trị cao huyết áp

4 Liều dùng và cách dùng thuốc Lisinopril

4.1 Liều dùng thuốc Lisinopril

Ðiều trị tăng huyết áp:

Liều khởi đầu: 5 - 10 mg/ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh.

Liều duy trì: 20 - 40 mg/ngày.

Làm thuốc giãn mạch, điều trị suy tim sung huyết:

Liều khởi đầu: 2,5 - 5 mg/ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh.

Liều duy trì: 10 - 20 mg/ngày.

Nhồi máu cơ tim: Dùng cùng với thuốc tan huyết khối, Aspirin liều thấp và thuốc chẹn beta.

Liều khởi đầu: Dùng 5 mg trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng của nhồi máu cơ tim xảy ra, tại 24 và 48 giờ tiếp theo dùng liều tương ứng 5 và 10 mg.

Liều duy trì 10 mg/ngày, điều trị liên tục trong 6 tuần; nếu có suy cơ tim thì đợt điều trị kéo dài trên 6 tuần.

Ðiều trị tăng huyết áp kèm suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin từ 10 - 30 ml/phút, dùng liều khởi đầu 2,5 - 5 mg/lần/ngày.

  • Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Liều khởi đầu 2,5 mg/lần/ngày.

Sau đó điều chỉnh liều dựa vào sự dung nạp thuốc và đáp ứng huyết áp của từng người bệnh, nhưng tối đa không quá 40 mg/lần/ngày.

Ðiều trị suy tim, có giảm natri huyết:

Nồng độ natri huyết thanh < 130 mEq/lít), hoặc độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút hoặc creatinin huyết thanh > 3 mg/decilit: liều ban đầu phải giảm xuống 2,5 mg. Sau liều đầu tiên, phải theo dõi người bệnh trong 6 - 8 giờ cho tới khi huyết áp ổn định.

Ðiều trị nhồi máu cơ tim và suy thận: (nồng độ creatinin huyết thanh > 2 mg/decilit), nên dùng lisinopril khởi đầu thận trọng (việc điều chỉnh liều ở người bệnh nhồi máu cơ tim và suy thận nặng chưa được lượng giá).

Nếu suy thận (nồng độ creatinin huyết thanh > 3 mg/decilit) hoặc nếu nồng độ creatinin huyết thanh tăng 100% so với bình thường trong khi điều trị thì phải ngừng lisinopril.

Nếu chế độ điều trị cần phải phối hợp với thuốc lợi tiểu ở người bệnh suy thận nặng thì nên dùng thuốc lợi tiểu quai như furosemid sẽ tốt hơn lợi tiểu thiazid.

4.2 Cách dùng Lisinopril hiệu quả

Lisinopril là thuốc ức chế men chuyển có tác dụng kéo dài, vì vậy thuốc được dùng đường uống và ngày dùng 1 lần.

Nuốt nguyên viên cùng cốc nước đầy.

5 Chống chỉ định

Không dùng Lisinopril trong trường hợp:

  • Người bệnh bị hẹp lỗ van động mạch chủ, hoặc bệnh cơ tim tắc nghẽn.

  • Bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc ở một thận đơn độc.

  • Người quá mẫn với các thành phần của thuốc.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin của hoạt chất: Captopril: Tác dụng, chỉ định, cách dùng và các lưu ý khi sử dụng

6 Tác dụng không mong muốn 

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Ðau đầu.

Hô hấp: Ho khan và kéo dài.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, mất vị giác, ỉa chảy.

Tuần hoàn: Hạ huyết áp.

Da: Ban da, rát sần, mày đay có thể ngứa hoặc không.

Khác: Mệt mỏi, protein niệu, sốt hoặc đau khớp.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Mạch: Phù mạch.

Chất điện giải: Tăng Kali huyết.

Thần kinh: Lú lẫn, kích động, cảm giác tê bì hoặc như kim châm ở môi, tay và chân.

Hô hấp: Thở ngắn, khó thở, đau ngực.

Máu: Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt.

Gan: Ðộc với gan, vàng da, ứ mật, hoại tử gan và tổn thương tế bào gan.

Tụy: Viêm tụy.

Hình 4: Tác dụng phụ của Lisinopril
Hình 4: Tác dụng phụ của Lisinopril

7 Phù mạch do Enalapril có thể gây tử vong

Phù mạch là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhưng khá nghiêm trọng khi sử dụng Lisinopril nói riêng hoặc các thuốc ức chế men chuyển nói chung. Các chuyên gia cảnh báo, phù mạch doLisinopril có thể gây tử vong. 

Một số báo cáo về các trường hợp phù mạch gây tử vong khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển đã được gửi về Trung tâm Theo dõi Phản ứng Bất lợi (CARM). Một số bệnh nhân đã có tiền sử bị sưng lưỡi nhẹ với thuốc ức chế men chuyển. 

Phù mạch do thuốc ức chế men chuyển thường bao gồm các triệu chứng như sưng mặt, môi hoặc lưỡi. Một số trường hợp hiếm gặp hơn, thuốc có thể gây phù mạch nội tạng, đặc biệt là liên quan đến đường thở gây ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong.

Tỷ lệ xảy ra phù mạch ở những bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế men chuyển là khoảng 0,1% đến 0,7%. Thời gian xuất hiện các trệu chứng thường là trong những tuần đầu hoặc tháng đầu tiên điều trị. Ngoài ra, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và đe dọa đến tính mạng ở những người có tiền sử bị phù mạch do thuốc ức chế men chuyển. Vì thế, hãy chuyển sang một loại thuốc khác nếu bệnh nhân có tiền sử bị phù mạch do thuốc ức chế men chuyển. 

8 Tương tác thuốc

Các thuốc cường giao cảm và chống viêm không steroid, đặc biệt là Indomethacin có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của lisinopril.

Ciclosporin, thuốc lợi tiểu giữ kali và các thuốc bổ sung kali có thể gây nặng thêm tăng kali huyết do lisinopril.

Lisinopril có thể làm tăng nồng độ và độc tính của lithi và Digoxin khi dùng đồng thời.

Estrogen gây ứ dịch có thể làm tăng huyết áp.

9 Lưu ý khi dùng và bảo quản

9.1 Lưu ý và thận trọng

Người có bệnh thận từ trước hoặc dùng liều cao cần phải theo dõi protein niệu. Xét nghiệm đều đặn số lượng bạch cầu là cần thiết đối với người bị bệnh colagen mạch hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Người bị suy tim hoặc người có nhiều khả năng mất muối và nước (thí dụ dùng thuốc cùng với thuốc lợi tiểu hoặc cùng với thẩm tách) có thể bị hạ huyết áp triệu chứng trong giai đoạn đầu điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển. Có thể giảm thiểu triệu chứng này bằng cách cho liều khởi đầu thấp, và nên cho lúc đi ngủ.

Vì nồng độ kali huyết có thể tăng trong khi điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển, nên cần phải thận trọng khi dùng các thuốc lợi tiểu giữ kali, hoặc khi bổ sung thêm kali.

9.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Không dùng lisinopril cho người mang thai, nếu đang dùng thuốc mà phát hiện có thai thì cũng phải ngừng thuốc ngay do các thuốc ức chế enzym chuyển có nguy cơ cao gây bệnh và tử vong cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

Chưa xác định được thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không, không nên dùng thuốc cho người đang nuôi con bú.

9.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

9.4 Quá liều và xử trí

Biểu hiện quá liều có thể là giảm huyết áp. Cách điều trị là truyền tĩnh mạch dung dịch muối đẳng trương. Có thể loại bỏ lisinopril bằng thẩm tách máu.

9.5 Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 400C, tốt nhất là từ 15 - 300C, trong bao gói kín.

10 Các chế phẩm chứa Lisinopril

Thuốc chứa hoạt chất Lisinopril hiện nay đang lưu hành chủ yếu ở dạng bào chế:

  • Viên nén 2,5 mg, 5 mg, 10 mg, 20 mg và 40 mg lisinopril.

  • Dạng lisinopril phối hợp: Viên nén 20 mg lisinopril kết hợp với 12,5 mg hoặc 25 mg hydroclorothiazid.

Biệt dược gốc: Zestril

Tên biệt dược: Acepril; Diotril 10; Linopril Forte, Lisinopril Stada 10 mg, A.T Lisinopril 10 mg, A.T Lisinopril 5 mg, Auroliza 30, Lisinopril boston 10, Lisinopril boston 5,..........

Hình 5: Các thuốc có thành phần Lisinopril
Hình 5: Các thuốc có thành phần Lisinopril

11 Tài liệu tham khảo

1. Edgardo Olvera Lopez, Mayur Parmar, Venkata Satish Pendela, Jamie M. Terrell (Ngày đăng: ngày 17 tháng 1 năm 2023). Lisinopril, StatPearls [Internet]. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.

2. Aziz Sukalo và cộng sự (Ngày đăng: ngày 27 tháng 6 năm 2016). Treatment of Hypertension with Combination of Lisinopril/Hydrochlorothiazide, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.

3. K L Goa 1, M Haria, M I Wilde (Ngày đăng: tháng 6 năm 1997). Lisinopril. A review of its pharmacology and use in the management of the complications of diabetes mellitus, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.

4. K Simpson 1, B Jarvis (Ngày đăng: tháng 5 năm 2000). Lisinopril: a review of its use in congestive heart failure, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.

5. H D Langtry 1, A Markham (Ngày đăng: tháng 2 năm 1997). Lisinopril. A review of its pharmacology and clinical efficacy in elderly patients, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.

6. Medsafe (Ngày đăng: Ngày 01 tháng 06 năm 2023). Reminder: ACE inhibitor-induced angioedema can be fatal, Medsafe. Ngày truy cập: Ngày 08 tháng 07 năm 2023. 

Ngày đăng

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Lisinopril

Tazenase 20mg
Tazenase 20mg
(1)
280.000₫
Restoril 5
Restoril 5
(1)
210.000₫
Restoril 10
Restoril 10
(1)
298.000₫
Dorotril 10mg
Dorotril 10mg
(1)
60.000₫
Dorotril 20mg
Dorotril 20mg
(1)
65.000₫
Maxxcardio-L 20 Plus
Maxxcardio-L 20 Plus
(1)
Liên hệ
Lisinopril STADA 10mg
Lisinopril STADA 10mg
(2)
230.000₫
Auroliza 30
Auroliza 30
(1)
Liên hệ
Haepril 5mg
Haepril 5mg
(2)
225.000₫
Zestril 20mg
Zestril 20mg
(3)
Liên hệ
Zestril 5mg
Zestril 5mg
(3)
160.000₫
Zestril 10mg
Zestril 10mg
(3)
240.000₫
12 1/2
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

1900 888 633
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA