Lipid
11 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 3 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3
Lipid sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích giảm kích ứng da, làm mềm da, ngoài ra, một số lipid có tác dụng nhuận tẩy, làm dung môi pha chế cho các loại thuốc, thực phẩm chức năng... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Lipid.
1 Lipid là gì?
Lipid là sản phẩm tự nhiên có trong động vật và thực vật, có thành phần cấu tạo khác nhau, thường là este của acid béo với alcol, có tính chất chung không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ không phân cực, không bay hơi ở nhiệt độ thường và có độ nhớt cao.
1.1 Lịch sử ra đời
Phân loại Lipid đã được Henri Braconnot tiến hành năm 1815, ông đã phân loại Lipid thành hai loại là suifs và huiles dựa thên đặc tính của chúng là loại dầu lỏng, loãng hay là các dạng mỡ đặc như mỡ động vật.
Đến năm 1823, sau 8 năm, một phân loại chi tiết hơn đã được tiến hành bởi Michel Eugène Chevreul, ông đã phân loại Lipid thành dầu, mỡ, tinh dầu, sáp, Nhựa, mỡ động vật...
Vào năm 1827, William Prout đã kết luận Lipid hay chất béo cùng với carbohydrat và protein là những chất dinh dưỡng quan trọng cho người và động vật.
Các thuật ngữ khác nhau đã được dùng để gọi chất béo với nhiều ý nghĩa riêng, đến năm 1912, "lipin" được thay thế "lipoid" dưới sự đề xuất của Rosenbloom và Gies. Năm 1923, dược sĩ người Pháp tên là Gabriel Bertrand đã giới thiệu thuật ngữ "lipide" bắt nguồn từ nguyên từ "lipos" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là chất béo. Sau đó "lipide" được chuyển thành "lipid" do cách phát âm của nó.
Đôi khi "lipid" được sử dụng đồng nghĩa với chất béo nhưng chất béo thực chất là một nhóm nhỏ của Lipid được gọi là triglyceride. Ngoài ra, Lipid cũng bao gồm các acid béo và dẫn xuất của chúng, các chất chuyển hóa có chứa sterol.
1.1.1 Quá trình tổng hợp Lipid
Lần đầu tiên một phân tử chất béo trung tính được tổng hợp là vào năm 1844 bởi nhà hóa học Théophile-Jules Pelouze, ông đã cho acid butyric tác dụng với Glycerin và sản xuất thành công tributyrin.
Sau đó, tristearin và tripalmitin tiếp tục được tổng hợp thành công bởi học trò của Pelouze nhờ phản ứng của acid béo tương tự với glycerin với sự có mặt của hydro chloride ở, trong điều kiện nhiệt độ cao.
2 Thành phần cấu tạo của Lipid: Lipid thuần và Lipid tạp
Sự khác nhau về cấu tạo acid béo quyết định tính chất khác nhau của dầu mỡ. Dầu mỡ là hỗn hợp của nhiều Acylgycerol khác nhau. Hỗn hợp Acylglycerol của đa số acid béo chưa no thường lỏng nên có khái niệm “dầu”. Hỗn hợp Acylglycecolol của đa số acid béo no ở thể đặc ở nhiệt độ thường nên có khái niệm “mỡ”.
2.1 Lipid thuần và Lipid tạp
Một cách đơn giản, có thể chia Lipid thành 2 loại là Lipid thuần và Lipid tạp
Lipid thuần là những Lipid chỉ được cấu tạo bởi các nguyên tử C, H, O, gồm:
- Nhóm Glycerid: Do acid béo liên kết với glycerol bằng liên kết este.
Số lượng chức rượu được este hóa sẽ quyết định tên gọi là mono-, di- hay triglycerid. - Sterid: Acid béo liên kết với alcol vòng là sterol.
- Cerid (hay sáp): Cấu tạo bới acid béo chuỗi dài và alcol trọng lượng phân tử cao.
Lipid tạp là những Lipid được cấu tạo bởi các nguyên tử C, H, O và có thêm các nguyên tử nguyên tố khác là N, S, P..., gồm:
- Glycerophospholipid: Alcol là glycerol, đây là diglycerid mà tại C3 của khung Glycerol có 1 nhóm phosphat este hóa.
- Sphingolipid: Thành phần alcol là sphingosin, thường được tìm thấy trong các màng sinh học (màng tế bào ở mô não và thần kinh)
2.2 Hệ thống phân loại lipid LIPID MAPS
Ngoài ra, hệ thống phân loại lipid LIPID MAPS® bao gồm tám loại Lipid, mỗi loại có phân cấp phân loại phụ riêng.
2.2.1 Acyl béo
Đây là thuật ngữ để chỉ các acid béo cũng như các dẫn xuất của chúng.
Phương pháp tổng hợp: Quá trình tổng hợp acid béo là kéo dài chuỗi của một mồi acetyl-CoA với các nhóm malonyl-CoA hoặc metylmalonyl-CoA.
Chúng có cấu tạo là một chuỗi hydrocacbon kết thúc bằng một nhóm axit cacboxylic, khiến chúng mang tính chất một đầu phân cực ưa nước và một đầu kỵ nước.
Hầu hết các acid béo tự nhiên đều có cấu hình cis, mặc dù cấu hình trans tồn tại trong một số chất béo và dầu tự nhiên và được hydro hóa một phần.
Các acid béo quan trọng về mặt sinh học có thể kể đến là: prostaglandin, leukotrienes, acid docosahexaenoic...
2.2.2 Glycerolipids
Glycerolipids bao gồm các glycerol thay thế mono-, di- và tri- , được biết đến nhiều nhất là các trieste của axit béo của glycerol, được gọi là triglyceride.
Glycerolipids bao gồm các glycerol thay thế mono-, di- và tri- , [29] được biết đến nhiều nhất là các trieste của axit béo của glycerol, được gọi là triglyceride .
2.2.3 Glycerophospholipid
Glycerophospholipid, thường được gọi là Phospholipid (mặc dù sphingomyelin cũng được phân loại là phospholipid), có mặt khắp nơi trong tự nhiên và là thành phần chính của lớp kép lipid của tế bào, cũng như tham gia vào quá trình chuyển hóa và truyền tín hiệu tế bào.
Glycerophospholipid được tìm thấy trong các màng sinh học là: phosphatidylethanolamine, phosphatidylcholine,...
2.2.4 Sphingolipids
Chúng là những hợp chất có cấu trúc phức tạp, đặc điểm cấu trúc chung là một xương sống cơ sở hình thoi được tổng hợp de novo từ axit amin serine và acyl CoA béo chuỗi dài, sau đó được chuyển đổi thành ceramides , phosphosphingolipids, glycosphingolipids và các chất khác.
2.2.5 Sterol
Đại diện quan trọng nhất trong nhóm này là cholesterol và các dẫn xuất của nó. Đây là thành phần quan trọng của Lipid màng. Ngoài ra, các ví dụ khác về streol là axit mật và các hợp chất liên hợp của chúng, mà ở động vật có vú là các dẫn xuất bị oxy hóa của cholesterol và được tổng hợp ở gan.
2.2.6 Prenols
Prenol lipid được tổng hợp từ các tiền chất có 5 đơn vị carbon là isopentenyl diphosphate và dimethylallyl diphosphate , được sản xuất chủ yếu thông qua con đường axit mevalonic (MVA).
Vitamin E và vitamin K , cũng như ubiquinone , là những ví dụ của nhóm này.
2.2.7 Saccharolipids
Saccharolipids mô tả các hợp chất trong đó các axit béo được liên kết với một đường trục, tạo thành các cấu trúc tương thích với các lớp màng kép. Trong saccharolipids, một chất thay thế monosacarit cho xương sống glycerol có trong glycerolipids và glycerophospholipids.
2.2.8 Polyketide
Polyketide được tổng hợp bằng cách trùng hợp các tiểu đơn vị acetyl và propionyl bằng các enzyme và đa mô đun có chung các đặc điểm cơ học với các enzyme tổng hợp axit béo.
Nhiều chất kháng khuẩn , chống ký sinh trùng và chống ung thư thường được sử dụng là polyketide hoặc dẫn xuất polyketide, như Erythromycin, Tetracycline,...
3 Quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể
Quá trình tiêu hóa Lipid nhờ các enzyme lipase. Đây là bước đầu tiên trong quá trình chuyển hóa Lipid. Tại bước này, các chất béo trung tính bị phá vỡ tạo thành các đơn vị monoglycerid. Cholesterol không bị ảnh hưởng bởi các enzym Lipase, chúng bị phá vỡ khi đi vào các tế bào biểu mô của ruột non.
Sau đó, các Lipid tiếp tục được chuyển hóa ở dạ dày nhờ các enzym tại đây kết hợp với nhu động ruột tạo ra các biến đổi cơ học.
Tại ruột non, đây là nơi các biến đổi chủ yếu xảy ra, các chất tiết từ tuyến tụy tiết ra sẽ được đổ vào ruột non để phân hủy chất béo trung tính đến khi chỉ còn là các đơn vị acid béo riêng lẻ có thể hấp thụ vào tế bào biểu mô ruột non.
4 Tác dụng sinh học
Dự trữ năng lượng: Đây là thành phần giàu năng lượng, sau khi được tiêu hóa và chuyển hóa sẽ tạo thành năng lượng phục vụ cho các quá trình chuyển hóa khác các hoạt động của cơ thể. Khi không sử dụng hết, Lipid lại được lưu trữ trong mô mỡ.
Là thành phần quan trọng của màng sinh học: Màng sinh học là một dạng của lớp kép lipid. Sự hình thành lớp lipid kép là một quá trình được ưu tiên về mặt năng lượng khi glycerophospholipid được mô tả ở trên ở trong môi trường nước. Đây được gọi là hiệu ứng kị nước. Sự hình thành lipid thành màng tế bào nguyên mẫu thể hiện một bước quan trọng trong các mô hình về quá trình hình thành sinh vật , nguồn gốc của sự sống
Là thành phần của tín hiệu tế bào: Lipid là một phần quan trọng của tín hiệu tế bào.
Các chức năng khác: hòa tan các vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, K, E.
5 Ứng dụng
Trong y học hay công nghiệp dược:
- Bảo vệ da, niêm mạc: làm mềm da, chóng lên da non trong vết thương bỏng. + Làm giảm kích ứng của da trong vảy nến, eczenma.
- Các acid béo không no: là các chất cần thiết cho cơ thể, chỉ đưa vào bằng đường thức ăn, cơ thể không tổng hợp được. Các acid này có trong cấu tạo glycerophosphatid của các màng tế bào thành mạch và những chất xây dựng nên cấu tạo của hợp chất Prostaglandin. Khi thiếu các chất acid này gây rối loạn về da và chuyển hóa trong cơ thể.
- Một số dầu mỡ dùng làm nhuận tẩy.
- Một số làm dung môi pha chế, tá dược cho thuốc mỡ, thuốc đạn, cao dán và thực phẩm chức năng.
6 Liều dùng - Cách dùng
Tùy vào từng chế phẩm được bào chế mà sẽ có từng liều lượng khuyến cáo cũng như cách dùng khác nhau.
Chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không tự ý tăng hay giảm liều nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Khuyến cáo: chất béo không nên vượt quá 30% tổng số năng lượng của khẩu phẩn ăn. Năng lượng do các acid béo no không quá 10% (tốt nhất là 7-8%) tổng năng lượng của khẩu phần ăn.
Nhu cấu của các acid béo chưa no nhiều nối đôi là 3-12% năng lượng.
Nhu cầu acid béo chưa no có nhiều nối đôi nhóm Omega -3 là từ 0,5 - 1% năng lượng.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Praziquantel: Thuốc trị giun sán phổ rộng - Dược thư Quốc gia 2022
7 Tác dụng không mong muốn
Sử dụng các sản phẩm chứa Lipid hay ăn quá nhiều Lipid có thể dẫn đến tăng Lipid máu.
Các acid béo no khi sử dụng quá nhiều có thể làm tăng tổng số Lipid huyết thanh, tăng Cholesterol và LDL, thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch.
Vì vậy, bạn nên có chế độ ăn hợp lý cũng như sử dụng các sản phẩm có chứa Lipid đúng theo khuyến cáo và chỉ định, tránh ăn hay uống một lúc quá nhiều Lipid, đặc biệt là người cao tuổi.
8 Tương tác thuốc
Một bữa ăn giàu Lipid có thể ảnh hưởng đến hấp thu và chuyển hóa của một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng. Ví dụ như các sản phẩm Dầu Cá luôn được khuyến khích sử dụng trong hay ngay sau một bữa ăn giàu chất béo để giúp cơ thể hấp thu Omega-3 tốt hơn.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Thuốc Propofol gây mê đường tĩnh mạch và duy trì gây mê
9 Thận trọng
Những người có bệnh nền như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tăng cholesterol máu, mỡ máu, hay những người có yếu tố nguy cơ như cao tuổi, béo phì cần kiểm soát nghiêm ngặt lượng Lipid nạp vào cơ thể, tránh sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe và làm trầm trọng thêm các yếu tố bệnh nền.
Những người có rối loạn chuyển hóa Lipid cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào chứa Lipid bằng đường uống.
Đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng các sản phẩm chứa Lipid theo đúng khuyến cáo hay chỉ định của bác sĩ.
Không sử dụng khi sản phẩm đã hết hạn, bị hỏng, hay ẩm, mốc....
Bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh các yếu tố như ẩm mốc, nhiệt độ cao hay ánh nắng chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
10 Các câu hỏi thường gặp
10.1 Có nên sử dụng Lipid cho trẻ em không?
Các hợp chất Omega-3 hay các acid béo là thành phần quan trọng cấu tạo nên các thành phần, giúp trẻ phát triển tốt như cấu tạo não bộ, thần kinh, tăng cường thị lực,... Vì vậy, việc bổ sung đủ Lipid trong khẩu phần ăn hay sử dụng các sản phẩm bổ sung cho trẻ là rất quan trọng, cần thiết.
Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa Lipid khiến trẻ có nguy cơ mắc béo phì và các bệnh khác.
11 Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và cho con bú rất cần bổ sung thêm các nhóm chất béo, Omega-3 trong khẩu phần ăn bởi đây là thành phần dinh dưỡng thiết yếu, quan trọng giúp thai nhi phát triển tốt cũng như giúp mẹ khỏe mạnh, chống lại mệt mỏi, duy trì thể trạng ở trạng thái tốt nhất.
Tuy vậy, việc tuân thủ khẩu phần ăn cũng như lượng bổ sung theo khuyến cáo, chỉ định là vô cùng cần thiết, không nên bổ sung bừa bãi, gây dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Lúc này ngược lại sẽ có nguy cơ gây bệnh, khiến mẹ mắc các bệnh như mỡ máu, tim mạch, béo phì, tiểu đường...
12 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới của Lipid
Tái lập trình chuyển hóa Lipid bằng y học cổ truyền Trung Quốc và vai trò của nó trong điều trị ung thư hiệu quả:
Dữ liệu dịch tễ học đã chỉ ra mối tương quan thuận giữa nồng độ Lipid và sự xuất hiện của khối u, chẳng hạn như mối tương quan giữa tần suất và mức độ xâm lấn của khối u, với bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường týp 2 và tăng Insulin máu. Vì vậy, giảm tích tụ mỡ hoặc làm suy yếu chuyển hóa Lipid có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh ung thư của tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) có những ưu điểm rõ ràng so với các liệu pháp truyền thống về tác dụng phụ ít hơn, độc tính thấp hơn và gánh nặng kinh tế thấp hơn.
13 Các dạng bào chế phổ biến
Lipid được bào chế dạng thành các thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dưới dạng bột (như sữa), nhũ tương tiêm truyền, bột pha hỗn dịch uống, nhũ dịch truyền tĩnh mạch, Dung dịch...
Trên thị trường hiện nay gồm các sản phẩm như Nutriflex Lipid Special 625ml, Pediakid Calcium C+, OliClinomel N4-550 E 1000ml, MG-TAN Inj. 360ml...
Một số sản phẩm chứa Lipid:
14 Tài liệu tham khảo
- Thực phẩm chức năng - Functional Food (Xuất bản năm 2017). Lipid trang 414 - 418, Thực phẩm chức năng - Functional Food. Truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2023.
- Tác giả: Hui Liu và cộng sự (Ngày đăng: ngày 09 tháng 07 năm 2023). Lipid metabolic reprogramming by traditional Chinese medicine and its role in effective cancer therapy, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2023.
- Tác giả: Chuyên gia NIH (Ngày cập nhật: ngày 01 tháng 08 năm 2023). Lipid metabolism pathway, NIH. Truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2023.