α-Linolenic acid (ALA)

14 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

α-Linolenic acid (ALA)

Khác với EPA và DHA, Axit alpha linolenic không chỉ bảo vệ và củng cố chức năng nhận thức mà còn ngăn ngừa các nguy cơ về tim mạch. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Axit alpha linolenic.

1 Thông tin chung

Axit alpha linolenic thường không được chú ý nhiều bằng DHA và EPA trong nhóm các omega-3. Tuy nhiên, đây lại là một hoạt chất thiết yếu với cơ thể và lợi ích mà nó mang lại rất quan trọng. 

2 Alpha linolenic acid là gì?

Axit alpha linolenic (ALA) là một trong 3 loại axit béo không bão hòa omega-3 chính, cùng đồng hành với Acid eicosapentaenoic (EPA) và Acid docosahexaenoic (DHA). Tuy nhiên, ALA đặc biệt hơn hai loại còn lại vì nó được coi là axit béo thiết yếu của cơ thể.

Cơ thể không có khả năng sản xuất ALA, vì thế cần phải bổ sung từ các nguồn bên ngoài. Trong cơ thể, ALA có thể được chuyển hóa thành EPA và DHA, mang đến lợi ích cho não bộ và ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính.

Bên cạnh đó, đừng nhầm lần giữa linoleic và linolenic. Axit linoleic là một axit béo omega-6 không bão hòa đa. 

Phân biệt axit linolenic và axit linoleic
Phân biệt axit linolenic và axit linoleic

3 Lợi ích

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Axit linolenic có thể mang lại những lợi ích tương tự như EPA và DHA. Vì thế, ALA được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh về tim và mạch máu. 

  • Bệnh tim

Có một số bằng chứng cho thấy ăn thực phẩm giàu ALA có thể hữu ích cho người mắc bệnh tim mạch. 

Một nghiên cứu cho thấy, những người ăn chế độ ăn nhiều ALA ít có khả năng gặp cơn đau thắt ngực gây tử vong hơn. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, phụ nữ ăn nhiều thực phẩm chứa ALA (khoảng 1,5 g mỗi ngày) có nguy cơ đột tử do tim thấp hơn 46% so với những người ít tiêu thụ (khoảng 0,5 g mỗi ngày). Các thống kê trên người dân khác cho thấy, khi mọi người ăn nhiều thực phẩm chứa ALA, thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim sẽ giảm xuống. 

Axit alpha linolenic tốt cho tim mạch
Axit alpha linolenic tốt cho tim mạch
  • Giảm cholesterol

Những thực phẩm giàu ALA, ví dụ như quả óc chó, được chứng minh là làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính là những người có hàm lượng cholesterol cao. 

Vì thế, hoạt chất này có thể góp phần vào việc ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch liên quan. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. 

  • Điều hòa huyết áp

Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu ALA có thể góp phần làm giảm huyết áp nhẹ ở những người mắc chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, khi ăn các thực phẩm giàu ALA, nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp có thể giảm xuống khoảng 30%. 

>>> Xem thêm: Tai biến mạch máu não: Chẩn đoán và phác đồ xử trí

  • Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Đặc tính chống viêm tốt của ALA có khả năng phục hồi và cải thiện chức năng phổi ở một số người mắc bệnh hen suyễn. Điều này giúp giảm tần suất xảy ra các cơn hen cấp tính, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. 

  • Các lợi ích khác

Bên cạnh các lợi ích trên, ALA còn được chứng minh là có liên quan đến sự cải thiện tình trạng khô mắt.Triệu chứng này thường gặp là tác dụng phụ khi sử dụng corticoid. 

4 Thực phẩm giàu Axit alpha linolenic

Khác với EPA và DHA, Axit alpha linolenic thường được tìm thấy ở những thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Cụ thể là:

  • Hạt lanh: chứa 5,055mg ALA/ 28g
  • Hạt óc chó: chứa 2,350mg ALA/ 14g
  • Hạt hướng dương: chứa 79mg ALA/ 14g
  • Đậu nành: chứa 212mg ALA/ 172g
  • Dầu hướng dương: chứa 10,521mg ALA/ 14g
  • Dầu lanh: chứa 7,280mg ALA/ 14g
  • Dầu cải bắp: chứa 6,190mg ALA/ 14g
  • Dầu đậu nành: chứa 1,320mg ALA/ 14g
  • Rau mùi: chứa 170mg ALA/ 60g
Các loại dầu thực vật chứa nhiều Axit alpha linolenic
Các loại dầu thực vật chứa nhiều Axit alpha linolenic

Bạn có thể tìm kiếm và sử dụng các loại dầu ăn chứa nhiều ALA, như Dầu Hạt Cải và dầu đậu nành. Tuy nhiên, ALA có thể bị phá hủy khi tiếp xúc trực tiếp với không khí, nhiệt độ hoặc ánh sáng. Vì thế, hãy đậy nắp kín và bảo quản các loại dầu này ở nơi khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp. 

5 Tác dụng phụ 

Về cơ bản, ở liều lượng khuyến cáo ALA khá an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá mức, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: tăng chảy máu, gây độc cho gan hoặc gây ra dị ứng. 

Một số người có thể bị phát ban, ngứa và viêm da sau khi uống ALA, do cơ địa mẫn cảm với hoạt chất này. 

Nếu gặp các triệu chứng trên trong quá trình sử dụng ALA, hãy ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để có cách xử trí phù hợp. 

6 Thận trọng khi sử dụng

Mặc dù được nhận định là an toàn nhưng bạn vẫn cần chú ý một số điều sau trong quá trình bổ sung Axit alpha linolenic:

Axit alpha linolenic có chứa nhiều calo và có thể gây tăng cân nếu sử dụng quá mức.

Nếu muốn sử dụng các sản phẩm bổ sung ALA cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 

ALA có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì thế, không nên dùng các sản phẩm bổ sung ALA nếu bạn đang bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. 

7 Liều dùng 

Axit linolenic là một axit béo thiết yếu mà cơ thể cần được bổ sung hằng ngày. 

Phụ nữ trưởng thành nên tiêu thụ 1,1 gam mỗi ngày và nam giới trưởng thành tiêu thụ 1,6 gam mỗi ngày để duy trì đủ dinh dưỡng. Khi mang thai, nên tiêu thụ 1,4 gam mỗi ngày và khi cho con bú , nên tiêu thụ 1,3 gam mỗi ngày. Lượng khuyến nghị cho trẻ em tùy thuộc vào độ tuổi.

8 Tương tác thuốc 

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào dưới đây, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thêm các sản phẩm chứa ALA:

  • Thuốc chống đông máu

Axit béo omega-3 nói chung có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông máu. Kết quả là làm tăng nguy cơ chảy máu. Một số thuốc chống đông máu phổ biến hiện nay là warfarin (Coumadin), Clopidogrel (Plavix) và Aspirin,...

  • Thuốc hạ mỡ máu

Sử dụng đồng thời các thuốc hạ mỡ máu với ALA có thể làm tăng hiệu quả giảm cholesterol. Các thuốc hạ lipid máu bao gồm: Atorvastatin (Lipitor), Rosuvastatin (Crestor), Fluvastatin (Lescol), Lovastatin (Mevacor), Simvastatin (Zocor), Pravastatin (Pravachol),...

9 Có nên dùng Axit alpha linolenic để phòng ngừa đột quỵ không?

Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định ALA là một loại hoạt chất tiềm năng để bảo vệ não khỏi đột quỵ. Bởi ALA đặc trưng bởi những tác dụng đa hướng của nó trong bảo vệ tế bào thần kinh, giãn động mạch não,... 

Các nhà nghiên cứu cho biết, liều 1g/ ngày của ALA có thể mang lại lợi ích điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hơn nữa, mức liều này khá an toàn và không có tác dụng phụ. 

Có thể sử dụng Axit alpha linolenic để phòng ngừa đột quỵ
Có thể sử dụng Axit alpha linolenic để phòng ngừa đột quỵ

Axit alpha linolenic được cho là mang đến nhiều lợi ích cho tim mạch, như:

  • Làm giảm cholesterol xấu (LDL), ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám, trên động mạch.  Từ đó giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. 
  • Chống loạn nhịp, từ đó làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh tim thiếu máu cục bộ. 
  • Làm giảm các chất trung gian hóa học gây viêm. 
  • Bảo vệ tế bào thần kinh trong trường hợp xảy ra thiếu máu cục bộ tại các mô não. 
  • Làm tăng mức độ của hoạt chất dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não. Đây là một loại protein được phân bố rộng rãi trong não và thực hiện các chức năng đa dạng, bao gồm: duy trì tế bào thần kinh, học tập, ghi nhớ và duy trì vòng đời của 1 tế bào thần kinh. 
  • Cải thiện hoặc ngăn ngừa nhồi máu và giảm các hậu quả về sau như trầm cảm sau đột quỵ. 

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống nhiều ALA nói riêng và omega-3 nói chung có thể trở thành một giải pháp tốt để phòng ngừa và phục hồi chức năng sau đột quỵ. 

Tóm lại, Axit alpha linolenic là một axit béo không no thuộc nhóm các omega-3. Tuy nhiên, ALA nổi trội hơn EPA và DHA ở công dụng bảo vệ chức năng tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ. Vì thế, nó đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính.

10 Tài liệu tham khảo

1. Webmd (Ngày đăng: Năm 2020). Alpha-Linolenic Acid (Ala) - Uses, Side Effects, and More, Webmd. Ngày truy cập: Ngày 27 tháng 03 năm 2023.

2. Mount Sinai (Ngày đăng: Năm 2020). Alpha-linolenic acid, Mount Sinai. Ngày truy cập: Ngày 27 tháng 03 năm 2023.

3. Nicolas Blondeau, Robert H. Lipsky, Ann M. Marini (Ngày đăng: Ngày 19 tháng 03 năm 2015). Alpha-Linolenic Acid: An Omega-3 Fatty Acid with Neuroprotective Properties—Ready for Use in the Stroke Clinic?, NCBI. Ngày truy cập: Ngày 27 tháng 03 năm 2023.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất α-Linolenic acid (ALA)

Sữa Nature One Dairy SureGrow số 1
Sữa Nature One Dairy SureGrow số 1
Liên hệ
Sữa Meiji 1-3 nội địa Nhật
Sữa Meiji 1-3 nội địa Nhật
Liên hệ
Bổ thận nam Batman 4U
Bổ thận nam Batman 4U
350.000₫
Spirulina EX With Family
Spirulina EX With Family
Liên hệ
Sắc Bảo Ngọc
Sắc Bảo Ngọc
Liên hệ
UBB Omega 3-6-9
UBB Omega 3-6-9
Liên hệ
Aknicare Cream
Aknicare Cream
Liên hệ
Eu-Thion
Eu-Thion
2.000.000₫
Lipofundin MCT/LCT 20%
Lipofundin MCT/LCT 20%
Liên hệ
Omega 3-6-9 BenToc
Omega 3-6-9 BenToc
Liên hệ
Doppelherz Aktiv Prostacalm
Doppelherz Aktiv Prostacalm
450.000₫
Dầu gấc Morita 100 (Lọ)
Dầu gấc Morita 100 (Lọ)
Liên hệ
12 1/2

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633