Lecithin
72 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3
1 Lecithin là gì?
Lecithin là tên gọi chung của một nhóm lipid - hợp chất béo, được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm như trứng, cá, sữa và đậu nành. Ngành công nghiệp thực phẩm cũng sử dụng lecithin làm chất nhũ hóa trong các sản phẩm.
Ngoài việc tiêu thị lecithin từ chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh có thể bổ sung lecithin thông qua các thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy rằng, lecithin đem lại nhiều lợi ích đối với cơ thể, điển hình như làm giảm mức cholesterol trong cơ thể cũng như cải thiện các triệu chứng của viêm loét đại tràng.
2 Lợi ích của việc bổ sung lecithin
Lecithin bổ sung có thể được tìm thấy từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như đậu tương hoặc lòng đỏ trứng. Tùy thuộc vào nguồn lecithin, chất bổ sung được tạo thành từ một số lượng phospholipid khác nhau. Phospholipid là loại chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào của động vật và con người có liên quan đến các chức năng quan trọng như truyền thông tế bào và điều hòa viêm nhiễm.
Mặc dù lecithin và phospholipid có trong lecithin có thể được tìm thấy trong thực phẩm như đậu nành, trứng và dầu thực vật, nhưng việc bổ sung lecithin với liều lượng cao giúp đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất định.
2.1 Cải thiện mức cholesterol trong cơ thể
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất bổ sung lecithin có thể có lợi cho bệnh nhân có mức cholesterol cao. Một nghiên cứu nhỏ, cũ hơn bao gồm 30 người có cholesterol cao cho thấy bổ sung 500mg viên nang lecithin đậu nành mỗi ngày trong hai tháng giúp giảm 42% cholesterol toàn phần và hơn 56% cholesterol LDL so với điều trị bằng giả dược.
LDL, hay lipoprotein mật độ thấp, thường được gọi là cholesterol “xấu” vì có quá nhiều LDL trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà khoa học cho rằng lecithin làm giảm cholesterol bằng cách kích thích tiết axit mật, được tạo ra từ sự phân hủy cholesterol.
Tuy nhiên, nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng lecithin không có bất kỳ tác dụng nào đối với cholesterol LDL hoặc cholesterol toàn phần ở những người có cholesterol cao. Việc bổ sung có thể cải thiện mức cholesterol cho những người chưa được chẩn đoán có cholesterol cao.
2.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Khi thực hiện nghiên cứu trên 89 phụ nữ trung niên Nhật Bản, người ta nhận thấy rằng việc bổ sung 1200mg lecithin đậu nành trong 8 tuần làm giảm đáng kể mức huyết áp tâm trương so với giả dược.
Một giả thuyết về mối quan hệ này là các phospholipid trong chất bổ sung lecithin đậu nành có thể giúp thay thế các màng tế bào bị hư hỏng trong quá trình lão hóa bình thường và do bệnh cấp tính và mãn tính. Điều này có thể giúp cải thiện sức khỏe tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh, như bệnh tim.
2.3 Cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng
Phospholipid phosphatidylcholine, tập trung ở lecithin, chiếm hơn 70% phospholipid tạo nên hàng rào chất nhầy trong ruột. Hàng rào này bảo vệ niêm mạc ruột.
Ở những người bị viêm loét đại tràng - một loại bệnh viêm ruột - hàm lượng phosphatidylcholine của hàng rào chất nhầy ruột giảm khoảng 70% so với những người không bị viêm loét đại tràng.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng chất bổ sung lecithin có thể giúp bổ sung hàng rào chất nhầy và cải thiện hoạt động viêm ở những người bị viêm loét đại tràng.
Một đánh giá năm 2021 về ba nghiên cứu cho thấy rằng các chất bổ sung lecithin giải phóng chậm có chứa 30% phosphatidylcholine giúp cải thiện hoạt động của bệnh và chất lượng cuộc sống ở những người bị viêm loét đại tràng.
3 Liều dùng
Lecithin có thể được bán dưới nhiều dạng bào chế khác nhau, phù hợp với từng đối tượng.
Liều lượng lecithin có thể phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh. Sử dụng lecithin theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
4 Lecithin có an toàn không?
Là một thành phần trong thực phẩm, lecithin thường được công nhận là an toàn. Lecithin dường như cũng an toàn ở dạng bổ sung.
Các nghiên cứu khi sử dụng lecithin có phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ ở liều lượng cao chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Việc bổ sung lecithin cũng có thể gây nên phản ứng dị ứng ở người có tiền sử dị ứng với trứng hoặc đậu nành.
Lecithin được coi là an toàn và không liên quan đến tác dụng phụ bất lợi ngay cả ở liều cao hơn. Tuy nhiên, không nên bổ sung lecithin ở liều lượng cao mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp xuất hiện các phản ứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,... hãy thông báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
5 Tương tác
Lecithin đậu nành có thể tương tác với thuốc đối kháng vitamin K như warfarin, được sử dụng để giảm đông máu.
Thuốc đối kháng vitamin K được kê toa để ngăn ngừa các tình trạng như đột quỵ và cục máu đông. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, hãy thông báo với bác sĩ để giảm nguy cơ xảy ra tương tác không mong muốn.
6 Lưu ý khi sử dụng
Sử dụng theo đúng liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo.
Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.
6.1 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Lecithin rất giàu phosphatidylcholine, đây là nguồn cung cấp choline. Choline là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tế bào, chức năng miễn dịch, trao đổi chất, vận chuyển lipid,... Choline đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và cho con bú, vì nó cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ sơ sinh.
7 Các loại thực phẩm giàu lecithin
Lòng đỏ trứng là một trong những nguồn giàu lecithin nhất trong chế độ ăn uống, cung cấp khoảng 250mg lecithin.
Các nguồn thực phẩm có chứa lecithin bao gồm: Đậu nành, dầu đậu nành, lúa mì, đậu phộng, cá, thịt, nội tạng,..
8 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Wolfgang Stremmel và cộng sự (Ngày đăng năm 2021). Delayed-Release Phosphatidylcholine Is Effective for Treatment of Ulcerative Colitis: A Meta-Analysis, Karger. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
- Tác giả Jillian Kubala (Ngày đăng 10 tháng 2 năm 2023). Health Benefits of Lecithin, Health. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2203.