L-Ornithine
23 sản phẩm
Dược sĩ Thảo Hiền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Hoạt chất L-Ornithine được biết đến với công dụng chính là điều hòa miễn dịch đồng thời tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan. Trong bài viết bày, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất L-Ornithine.
1 Tổng quan
1.1 Đặc điểm của L-Ornithine
Công thức cấu tạo của L-Ornithine là C5H12N2O2 và có khối lượng phân tử bằng 132,16 g/mol.
Hình cấu tạo và đặc điểm cấu tạo: Trong cơ thể, L-Ornithine là một Bazơ liên hợp của L-ornithinium(1+), Acid liên hợp của L-ornithinate và là đồng phân của D-ornithine. Hoạt chất là một Acid Amin không tạo Protein, được tạo ra trong chu trình Ure bằng cách tách Urê ra khỏi Arginine. Về bản chất nó là một dạng Ornithine mang hoạt tính có cấu hình L. Hoạt chất có nhiệm vụ bảo vệ gan, đồng thời tham gia nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể khác.
Trạng thái: L-Ornithine thô tồn tại ở dạng chất rắn không màu, dễ hòa tan trong nước và nóng chảy ở 140 độ C.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
L-Ornithine không phải là một loại Acid Amin thiết yếu và cơ thể có thể tự tổng hợp được hoạt chất này. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất Protein, các loại Enzyme cũng như điều hòa miễn dịch của cơ thể. Hoạt chất đóng vai trò trong tâm trong chu trình Ure và xử lý lượng Amoniac dư thừa, từ đó, ngăn ngừa được tình trạng não gan (hôn mê gan).
L-Ornithine là điểm khởi đầu cho chu trình tổng hợp Polyamine điển hình là Putrescine và tinh trùng.
Bổ sung L-Ornithine còn giúp kích thích cơ thể giải phóng Hormone tăng trưởng, tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên cũng như góp phần bảo vệ gan khỏi những hóa chất độc hại.
Cơ chế tác dụng:
Sau khi vào cơ thể L-Ornithine sẽ được chuyển hóa thành L-Arginine. Trong những trường hợp đặc biệt (bỏng, suy giảm miễn dịch,...), lượng L-arginine được tổng hợp không đủ đáp ứng cho chức năng miễn dịch bình thường cũng như quá trình tái tổng hợp Protein. Khi đó bổ sung L-Ornithine sẽ giúp điều hòa lại hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng cường quá trình chữa lành vết thương trong các trường hợp kể trên (do L-Ornithine sẽ chuyển hóa ngược thành L-Arginine).
2.2 Dược động học
L-Ornithine sau khi vào cơ thể sẽ được hấp thu ở ruột non người, thông qua quá trình vận chuyển phụ thuộc vào natri. Hoạt chất được chuyển hóa chủ yếu tại gan thành L-Arginine, Polyamines cùng một số chất chuyển hóa khác.
Chưa có thông tin liên quan đến con đường loại bỏ, và nửa đời thải trừ của L-Ornithine.
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Chỉ định của L-Ornithine
L-Ornithine được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng, ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng thiếu hụt do sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống.
Ngoài ra hoạt chất còn được sử dụng cho các vận động viên để nâng cao thành thích thể thao, cải thiện sức mạnh của cơ đồng thời tăng lưu thông máu đến cơ bắp. Hoạt chất cũng được dùng để hỗ trợ nhanh lành vết thương mất da (bỏng, ngã xe,...) và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Muối đôi của hoạt chất là L-Ornithine L-Aspartate hàm lượng cao còn được sử dụng để điều trị tình trạng não gan.
3.2 Chống chỉ định của L-Ornithine
Không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn.
4 Ứng dụng trong lâm sàng
Giảm mệt mỏi:
- Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition Research cho thấy L-Ornithine có tác dụng chống mệt mỏi hiệu quả. Nghiên cứu được thực hiện trên 17 tình nguyện viên khỏa mạnh, họ được thiết kế các bài tập thể dục và được bổ sung thêm L-Ornithine khi luyện tập. Kết quả cho thấy, L-Ornithine tăng cường khả năng tiêu thụ năng lượng bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển hóa Lipid, kích hoạt chu trình Urê và giúp các tình nguyện viên loại bỏ Amoniac dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó, giúp làm giảm sự mệt mỏi và cải thiện thể chất của họ.
Giúp vết thương nhanh lành:
- Để chứng minh hiệu quả này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm trên 60 bệnh nhân bị bỏng nặng từ 20 đến 60% bề mặt cơ thể. Đánh giá hiệu quả cho thấy, việc sử dụng L-Ornithine A-ketoglutarate (một dạng của L-Ornithine) giúp tăng tốc độ lành lại của vết thương, đồng thời giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn.
Giúp chức năng gan tốt hơn:
- Amoniac là một chất thải được tạo thành từ Nitơ, việc dư thừa Nitơ trong cơ thể có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng (não gan, nhiễm độc gan,..), thậm chí là tử vong. L-Ornithine có khả năng chuyển đổi Amoniac thành Urê, sau đó được đào thải ra ngoài cơ thể. Do đó, bổ sung L-Ornithine có thể giúp tăng cường chức năng của gan, ngăn ngừa tình trạng não gan do dư thừa Nitơ.
- Hoạt chất còn được chứng minh là an toàn và có hiệu quả đối với những người mắc bệnh gan mãn tính, giúp ổn định chức năng gan và ngăn ngừa xơ gan.
5 Liều dùng - Cách dùng
5.1 Liều dùng
L-Ornithine bổ sung thường ở dạng L-Ornithine Hydrochloride và L-ornithine A-ketoglutarate.
Với L-Ornithine Hydrochloride có liều dùng là 1,5g/lần và có thể dùng đến 3 lần/ngày.
Với L-ornithine A-ketoglutarate mỗi lần dùng từ 1 - 2mg x 1 lần/ngày.
5.2 Cách dùng
Tùy vào dạng bào chế của L-Ornithine mà sẽ có các cách dùng khác nhau.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Loratadine là thuốc gì? Tác dụng ra sao?
6 Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng L-Ornithine thường là chướng bụng, các triệu chứng ở dạ dày hoặc ruột.
7 Tương tác thuốc
Chưa có báo cáo về tương tác giữa L-Ornithine và các hoạt chất khác.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: L-Ornithine L-Aspartate điều trị bệnh lý não gan, xơ gan
8 Thận trọng
Đường uống trên chuột LD50 = 10000 mg/kg, do đó cần tránh việc sử dụng quá liều lượng quy định.
Đến nay vẫn chưa có các báo cáo liên quan đến những thận trọng khi dùng L-Ornithine.
9 Các câu hỏi thường gặp
9.1 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được L-Ornithine không?
Chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc sử dụng L-Ornithine cho thai phụ và bà mẹ cho con bú, do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các chế phẩm có chứa thành phần này.
9.2 L-Ornithine có dùng được cho người lái xe và vận hành máy móc không?
Hoạt chất có thể sử dụng an toàn cho người lái xe và vận hành máy móc.
10 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới của L-Ornithine
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Surgical Research cho thấy việc bổ sung L-Ornithine giúp đẩy nhanh quá trình tự lành lại của vết thương, khi nghiên cứu trên chuột.
Các nhà nghiên cứu đã chia động vật thử nghiệm ra làm 2 nhóm, nhóm 1 có chế độ ăn thông thường và một nhóm được cho ăn uống bình thường và dùng thêm nước có chứa L-Ornithine. Sau đó, động vật thí nghiệm sẽ được tiến hành rạch ra và quan sát sự lành lại của vết thương trong 14 ngày.
Kết quả, vết thương của những con chuột được cho dùng ornithine lành nhanh hơn những con chuột được cho ăn theo chế độ ăn thông thường trong quá trình nghiên cứu.
11 Các dạng bào chế phổ biến
L-Ornithine được bào chế ở dạng viên nang, viên nén, bột pha hoặc Dung dịch uống.
12 Tài liệu tham khảo
1.Chuyên gia NCBI, ORNITHINE, Inxight Drugs. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
2.Chuyên gia WebMD, Ornithine - Uses, Side Effects, and More, WebMD. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.