Kháng nguyên RSVpreF
1 sản phẩm
Dược sĩ Thảo Hiền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Kháng Nguyên RSVpreF là một loại vắc xin được phát triển để điều trị các triệu chứng gây ra do virus hợp bào hô hấp. Trong bài viết bày, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về hoạt chất Kháng Nguyên RSVpreF.
1 Tổng quan
RSV là một loại Virus có khả năng truyền nhiễm mạnh và là nguyên nhân phổ biến gây bệnh hô hấp phổ biến nhất trên toàn thế giới. Chủng virus này có thể tạo thành những ảnh hưởng đến phổi và hô hấp của người bệnh. Tạo ra những triệu chứng nặng, nghiêm trọng hoặc thậm chí là gây ra tình trạng tử vong. Ở Hoa Kỳ, gánh nặng mà RSV gây ra là vô cùng lớn. Mức độ nghiêm trọng có thể tăng theo độ tuổi và đặc biệt nghiêm trọng ở những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền, như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn mạn hoặc suy tim sung huyết.
Những người bị nhiễm RSV thường sẽ xuất hiện các triệu chứng trong vòng từ 4 đến 6 ngày tính từ thời điểm phơi nhiễm. Các triệu chứng bệnh điển hình là:
Sổ mũi, ho, sốt, khò khè, hắt hơi,... Những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện theo từng giai đoạn, không phải dồn dập trong cùng một thời điểm. Ở trẻ em, triệu chứng thường gặp nhất là khó chịu, giảm hoạt động và có biểu hiện khó thở.
Kháng Nguyên RSVpreF được xem là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus hợp bào hô hấp, đồng thời hạn chế những biến chứng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh. Hiện Pfizer RSVpreF là vắc xin được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc dự phòng mắc RSV. Thuốc được chỉ định dùng cho trẻ em, thai phụ, người cao tuổi có nguy cơ cao mắc RSV.
2 Tác dụng dược lý
Vào ngày 31 tháng 5 năm 2023, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt đơn xin cấp phép sinh học cho vắc xin Pfizer RSV một liều duy nhất cho người trên 60 tuổi để phòng ngừa mắc các bệnh lý đường hô hấp liên quan đến chủng Virus hợp bào hô hấp (RSV). Đến thời điểm hiện tại, Pfizer RSVpreF là vắc xin được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc dự phòng mắc RSV.
Cũng trong thời điểm đó chế phẩm cũng được phê duyệt sử dụng cho thai phụ và trẻ em hoặc trẻ sơ sinh.
Trong tiêm chủng tích cực, Kháng Nguyên RSVpreF có thể tạo thành các phản ứng miễn dịch chủ động chống lại chủng virus này, từ đó tạo ra tác dụng tích cực đến các triệu chứng ở đường hô hấp gây ra do RSV.
Tiêm chủng thụ động, Kháng Nguyên RSVpreF khi được tiêm trong thời kỳ mang thai có thể đi qua được hàng rào nhau thai để bảo vệ trẻ nhũ nhi (dưới 6 tháng tuổi) khỏi nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp dưới hoặc các biến chứng nghiêm trọng gây ra do RSV.
3 Công dụng - Chỉ định của Kháng Nguyên RSVpreF
Kháng Nguyên RSVpreF được chỉ định để tiêm chủng tích cực cho thai phụ mang thai ở tuần thai thứ 32 đến 36 để phòng ngừa các bệnh ở đường hô hấp dưới cung như dự phòng các triệu chứng nặng gây ra do RSV ở trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.
Chế phẩm cũng được chỉ định ở những người lớn tuổi (trên 60) để dự phòng biến chứng và hạn chế nguy cơ phơi nhiễm RSV.
4 Ứng dụng trong lâm sàng
Kháng Nguyên RSVpreF thường được sử dụng để dự phòng chủ động hoặc thụ động nguy cơ phơi nhiễm virus hợp bào hô hấp ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao như thai phụ, trẻ nhũ nhi, người trên 60 tuổi.
5 Liều dùng - Cách dùng
5.1 Liều dùng
Kháng Nguyên RSVpreF sẽ được với liều duy nhất khoảng 0,5 ml.
5.2 Cách dùng
Chế phẩm sẽ được dùng bằng đường tiêm bắp, người thực hiện phải là người có chuyên môn và cần có sự giám sát y tế chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Aluminum Chlorohydrate hay nhôm hydroxochloride là một nhóm những muối kiềm của nhôm chloride thường sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm với tác dụng ngăn mồ hôi
6 Tác dụng không mong muốn
Sử dụng vắc xin RSVpreF có thể gia tăng nguy cơ sinh non, để hạn chế nguy cơ này chỉ được sử dụng chế phẩm ở tuần thai thứ 32 đến tuần thai thứ 36.
Các phản ứng tại chỗ cũng đã được báo cáo phổ biến nhất là cảm giác đau nhức tại vị trí tiêm, nhức đầu hoặc buồn nôn.
Ở người cao tuổi trên 60 các phản ứng thường gặp là mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc cảm giác khó chịu tại vị trí tiêm.
7 Lưu ý và thận trọng
Không nên sử dụng chế phẩm cho những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nghiêm trọng từ trước đó như sốc phản vệ, phù mạch,...
Tình trạng ngất xỉu cũng có thể xảy ra sau khi dùng chế phẩm do đó cần có biện pháp phòng ngừa té ngã cũng như chấn thương do ngất xỉu.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người có hệ thống miễn dịch yếu, bao gồm cả những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch do có thể làm giảm đáp ứng với Kháng Nguyên RSVpreF.
Việc sử dụng các chế phẩm chứa Kháng Nguyên RSVpreF chỉ là biện pháp dự phòng phơi nhiễm và biến chứng do đó có thể sẽ không hiệu quả với một số đối tượng.
Khi có bất cứ các dấu hiệu bất thường nào sau khi sử dụng chế phẩm cần báo lại với nhân viên y tế để có biện pháp điều trị thích hợp.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Aluminium Fluoride (hay Nhôm Fluoride) là gì? Ứng dụng của hợp chất này?
8 Các câu hỏi thường gặp
8.1 Kháng Nguyên RSVpreF là gì?
Kháng Nguyên RSVpreF là chế phẩm sinh học được sử dụng để dự phòng phơi nhiễm cũng như hạn chế biến chứng ở người mắc virus hợp bào hô hấp (RSV). Chế phẩm được đánh giá là có hiệu quả lâm sàng khá cao.
8.2 Kháng Nguyên RSVpreF có dùng được cho thai phụ không?
Chế phẩm có thể sử dụng cho thai phụ, tuy nhiên để hạn chế tình trạng sinh non bệnh nhân cần được tiêm trong giai đoạn tuần thai thứ 32 đến 36.
9 Các chế phẩm có chứa Kháng Nguyên RSVpreF
Kháng Nguyên RSVpreF thường được sử dụng để điều dự phòng phơi nhiễm RSV. Dưới đây là chế phẩm có chứa hoạt chất này.
10 Tài liệu tham khảo
1.Tác giả chuyên gia CDC, Symptoms and Care, CDC. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.
2.Chuyên gia CDC, Grading of Recommendations, Assessment, Development, and Evaluation (GRADE): Pfizer RSVpreF Vaccine (ABRYSVO), CDC. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.
3.Tác giả chuyên gia Pfizer (đăng ngày 31 tháng 05 năm 2023), U.S. FDA Approves ABRYSVO™, Pfizer’s Vaccine for the Prevention of Respiratory Syncytial Virus (RSV) in Older Adults, trang chủ Pfizer. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.