Kẽm

674 sản phẩm

Kẽm

Ngày đăng:
Cập nhật:

Kẽm được biết đến trong lâm sàng nhằm mục đích tăng cường miễn dịch, bổ sung Kẽm là vô cùng cần thiết trên người bị tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là trẻ em. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Kẽm.

1 Tổng quan về Kẽm

1.1 Đặc điểm nguyên tố Kẽm

Kẽm hay Zinc là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Nó được tìm thấy trong không khí, đất và nước , và có mặt trong tất cả các loại thực phẩm.

Kẽm nguyên chất là một kim loại sáng bóng màu trắng hơi xanh. Kẽm có nhiều ứng dụng thương mại như lớp phủ để chống rỉ sét, trong pin khô và trộn với các kim loại khác để tạo ra hợp kim như đồng thau.

Trọng lượng phân tử của Kẽm: 65,4 g/mol.

Kẽm hòa tan trong acid và kiềm, không tan trong nước.

Một số biệt dược có chứa Kẽm:

Biệt dược chứa Kẽm
Biệt dược chứa Kẽm

1.2 Kẽm trong cơ thể

Cơ thể người có khoảng: 2,5g Kẽm (30mmol). Kẽm hiện diện trong tất cả các mô và dịch cơ thể. Trong đó:

  • Kẽm phân bố 60% ở cơ bắp, 30% ở xương. 
  • Nồng độ Kẽm khá cao ở mắt, tiền liệt tuyến, thận, gan, tóc và tụy. Trong huyết thanh, hàm lượng Kẽm khoảng 0,9 mg/l, chỉ khoảng 0,1% tổng lượng Kẽm trong cơ thể, và mức này được kiểm soát cân bằng nội môi chặt chẽ.
  • Trong thời gian mang thai, hàm lượng Kẽm trong máu mẹ giảm tới 50% vì đã truyền cho con. 

2 Tác dụng dược lý của Kẽm

2.1 Dược động học

Sự hấp thụ Kẽm phụ thuộc vào nồng độ và diễn ra khắp ruột non. Trong điều kiện sinh lý bình thường, quá trình vận chuyển hấp thu không bão hòa. Kẽm dùng ở dạng dung dịch nước cho các đối tượng khi đói bụng được hấp thu hiệu quả (60–70%), trong khi sự hấp thu từ chế độ ăn khác thì kém hiệu quả hơn và thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng Kẽm và cách bố trí chế độ ăn.

Sự mất Kẽm chủ yếu của cơ thể là qua ruột và nước tiểu, do bong tróc các tế bào biểu mô và qua mồ hôi. Lượng mất nội sinh qua đường ruột có thể thay đổi từ 7 mmol/ngày (0,5 mg/ngày) đến hơn 45 mmol/ngày (3 mg/ngày), tùy thuộc vào lượng Kẽm hấp thu - lượng Kẽm hấp thu càng cao, lượng mất càng nhiều. Lượng mất qua nước tiểu và da vào khoảng 7 - 10 mmol/ngày (0,5 - 0,7 mg/ngày) mỗi loại và ít phụ thuộc vào sự thay đổi bình thường với lượng Kẽm đưa vào cơ thể.

Đói và dị hóa cơ làm tăng mất Kẽm qua nước tiểu. Tập thể dục gắng sức và nhiệt độ môi trường tăng cao có thể dẫn đến lượng Kẽm mất lớn qua mồ hôi.

Cơ thể thường không có dự trữ Kẽm. Trong điều kiện hủy xương và dị hóa mô, Kẽm được giải phóng và có thể được tái sử dụng ở một mức độ nào đó.

2.2 Dược lực học

Kẽm là chất đồng xúc tác hoặc tham gia vào cấu trúc, điều hòa chức năng hơn 200 Enzyme trong cơ thể. Vai trò cụ thể của Kẽm là: 

  • Kích thích phát triển tế bào mới, phục hồi các tế bào bị tổn thương do FR, liên quan đến quá trình sinh trưởng và quá trình liền sẹo. 
  • Điều tiết sự chuyển hóa một số Hormone như: Insulin của tuyến tụy, Gustin của tuyến nước bọt và Testostrol của tuyến sinh dục nam. 
  • Điều hòa các tế bào máu: tiểu cầu, bạch cầu, đại thực bào. 
  • Kẽm đóng vai trò trung tâm trong hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến một số khía cạnh của miễn dịch tế bào và dịch thể.
  • Tăng khả năng hấp thu oxy của hồng cầu qua cơ chế làm tăng độ tinh khiết của Hemoglobin. 
  • Tăng tính bền của thành mạch và màng tế bào. 
  • Điều hòa hoạt động của tuyến tiền liệt, điều này giải thích một số trường hợp vô sinh và rối loạn giới tính do thiếu Kẽm. 
  • Kích thích sự liền sẹo dẫn đến nhanh lành vết thương như vết loét, vết bỏng... 
  • Kích thích chuyển hóa Vitamin A
  • Kích thích hoạt động thị giác và hệ thần kinh trung ương. 
  • Giúp cơ thể loại bỏ các chất độc, các nguyên tốc kim loại nặng, chống lại sự lão hóa, chống stress. 

2.3 Dấu hiệu thiếu Kẽm

Các đặc điểm lâm sàng của tình trạng thiếu Kẽm trầm trọng ở người là chậm lớn, chậm trưởng thành về giới tính và xương, tổn thương da, tiêu chảy, rụng tóc, chán ăn, tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng qua trung gian, khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch và xuất hiện các thay đổi về hành vi. 

Ảnh hưởng của thiếu Kẽm ít hoặc nhẹ là không rõ ràng. Tốc độ tăng trưởng giảm và suy giảm khả năng phòng vệ miễn dịch cho đến nay là những dấu hiệu rõ ràng duy nhất cho thấy tình trạng thiếu Kẽm nhẹ ở người. Các tác động khác, chẳng hạn như vị giác bị suy giảm và khả năng chữa lành vết thương, vốn được cho là do lượng Kẽm thấp, ít được quan sát thấy một cách nhất quán.

Một số tài liệu cũng ghi nhận các biểu hiện thiếu Kẽm như: móng tay dễ gãy, có vết trắng, rụng tóc, khô da, da dễ viêm nhiễm, suy giảm hệ miễn dịch, nam giới bị suy giảm chức năng sinh lý, phụ nữ mang thai dễ sinh con thiếu tháng, sảy thai, trẻ dễ bị dị dạng, chậm lớn hay có bất thường về thần kinh, người già thiếu Kẽm sẽ gây suy thoái cơ bắp, xương, giảm chiều dày của da, kém ăn, ăn không ngon...

3 Chỉ định - Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Bổ sung Kẽm được chỉ định cho những người có biểu hiện thiếu Kẽm.

Hay những người có xét nghiệm chỉ ra cơ thể đang thiếu Kẽm.

Những người muốn nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

3.2 Chống chỉ định

Người có tiền sử dị ứng với Kẽm.

4 Nhu cầu Kẽm hàng ngày: Liều dùng Kẽm cho người lớn

Trẻ sơ sinh 6 mg/ngày
Trẻ 1–9 tuổi 10 mg/ngày 
Trẻ 10–12 tuổi 12 mg/ngày 
Nữ > 13 tuổi12 mg/ngày 
Nam > 13 tuổi 15 mg/ngày 
Phụ nữ mang thai 15 mg/ngày 
Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ 19 mg/ngày 
Người già 12 mg/ngày 

Bảng trên là nhu cầu hàng ngày, với từng đối tượng và các chế phẩm thuốc, thực phẩm bổ sung Kẽm cho người lớn, cho trẻ em... sẽ được nhà sản xuất khuyến cáo liều dùng hay theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên tránh bổ sung liều cao, với liều trên 150 mg Kẽm mỗi ngày sẽ gây thừa Kẽm và có nguy cơ gây hại cho cơ thể.

5 Đối tượng nên bổ sung Kẽm: Khi nào cần bổ sung Kẽm cho người lớn?

  • Trẻ em đang độ tuổi phát triển. 
  • Người bị bệnh tiểu đường, bị thương, người sau phẫu thuật, nghiện rượu, ăn chay, người uống thuốc có Sắt, Aspirine, người bị bỏng, rối loạn tiêu hóa, mắt mờ. 
  • Bổ sung Kẽm cho người lớn: Phụ nữ tuổi sinh đẻ, có thai, cho con bú. 
  • Người cao tuổi, già. 

==>> Xem thêm về hoạt chất: Kẽm sulfate - nguyên tố vi lượng thiết yếu - Dược thư quốc gia Việt Nam 2022

6 Tác dụng không mong muốn của Kẽm

Bổ sung Kẽm với liều lượng lớn trên 150 mg Kẽm mỗi ngày có thể gây dư thừa Kẽm, dẫn đến suy giảm quá trình chuyển hóa

7 Tương tác thuốc của Kẽm

  • Đồng, Sắt, Canxi, Phospho, chất xơ làm hạn chế hấp thu Kẽm.
  • Sữa, rượu vang, axit amin làm tăng khả năng hấp thu Kẽm. 
  • Khi cơ thể bị nhiễm trùng cần ngưng bổ sung Kẽm vì Kẽm có thể làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. 

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Levofloxacin: Thuốc kháng sinh nhóm quinolon - Dược thư Quốc Gia 2022

8 Thận trọng khi sử dụng Kẽm

Chú ý dùng Kẽm với liều khuyến nghị của nhà sản xuất hay của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều.

Không bổ sung Kẽm bừa bãi, tránh gây dư thừa Kẽm.

Nên sử dụng những chế phẩm Kẽm đến từ các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng.

9 Các câu hỏi thường gặp về Kẽm

9.1 Uống Kẽm có tác dụng gì cho da?

Đối với làn da, đặc biệt là những người da dầu, mụn, việc bổ sung Kẽm có vai trò rất quan trọng, giúp giảm tiết dầu trên da mặt, hạn chế viêm nhiễm gây ra mụn. Kẽm còn tham gia vào quá trình sản sinh Collagen, giúp da căng mịn, đàn hồi tốt hơn

9.2 Khi nào cần bổ sung Kẽm cho người lớn?

Thời điểm bổ sung Kẽm cho người lớn tốt nhất là trước khi ăn bữa sáng hay trưa khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ sau bữa sáng hay trưa. Bởi vào thời điểm này, Kẽm được hấp thu qua ruột non tốt hơn, lại tránh gây rối loạn tiêu hóa.

9.3 Thực phẩm bổ sung Kẽm cho người lớn?

Một số loại thực phẩm bổ sung Kẽm cho người lớn có thể kể đến như Sò hến chứa 70 mg Kẽm trong 100g, Sữa bò chứa 20 mg Kẽm trong 100g, gan chứa 7,8 mg Kẽm trong 100g, Thịt đỏ (thịt bò) chứa 4,3 mg Kẽm trong 100g,...

10 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới của Kẽm

Uống Kẽm hai lần mỗi ngày trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh coronavirus 2019: Một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có kiểm soát

Twice-Daily Oral Zinc in the Treatment of Patients With Coronavirus Disease 2019: A Randomized Double-Blind Controlled Trial
Twice-Daily Oral Zinc in the Treatment of Patients With Coronavirus Disease 2019: A Randomized Double-Blind Controlled Trial

Một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có kiểm soát trên bệnh nhân mắc Covid - 19: Cho bệnh nhân uống Kẽm hai lần mỗi ngày có thể làm giảm tỷ lệ tử vong trong 30 ngày, tỷ lệ nhập viện ICU và có thể rút ngắn thời gian triệu chứng.

11 Tài liệu tham khảo

  1. Thực phẩm chức năng - Functional Food (Xuất bản năm 2017). Kẽm (Zn) trang 372 - 374, Thực phẩm chức năng - Functional Food. Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2023.
  2. Vitamin and mineral requirements in human nutrition - second edition (Xuất bản năm 2004). Zinc trang 230 - 243, Vitamin and mineral requirements in human nutrition - second edition. Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2023.
  3. Tác giả: Chuyên gia Pubchem. ZinC, NCBI. Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2023.
  4. Tác giả: Saoussen Ben Abdallah và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 13 tháng 01 năm 2023). Twice-Daily Oral Zinc in the Treatment of Patients With Coronavirus Disease 2019: A Randomized Double-Blind Controlled Trial, Pubmed. Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2023.
Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Kẽm

Special Kid Zinc
Special Kid Zinc
Liên hệ
Vitacomplex Gricar
Vitacomplex Gricar
Liên hệ
Vitabiotics  Perfectil Skin Hair and Nails
Vitabiotics Perfectil Skin Hair and Nails
Liên hệ
Upkid Extra
Upkid Extra
Liên hệ
Nature’s Bounty Calcium Magnesium Zinc
Nature’s Bounty Calcium Magnesium Zinc
Liên hệ
Max Time
Max Time
Liên hệ
Betacan Plus
Betacan Plus
Liên hệ
Kid bipharton
Kid bipharton
Liên hệ
Pre Diamond Mama
Pre Diamond Mama
Liên hệ
Kem dưỡng ẩm Stanhome Clear Emulsion 40ml
Kem dưỡng ẩm Stanhome Clear Emulsion 40ml
Liên hệ
Bánh ăn dặm Happy Baby Superfood Puffs
Bánh ăn dặm Happy Baby Superfood Puffs
Liên hệ
Vitawin Woman Plus 50+
Vitawin Woman Plus 50+
530.000₫

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
1900 888 633
hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA