Ipratropium
8 sản phẩm
Dược sĩ Lan Anh Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Bài viết biên soạn dựa theo
Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba
Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022
IPRATROPIUM BROMID
Tên chung quốc tế: Ipratropium bromide.
Mã ATC: R01AX03, R03BB01.
Loại thuốc: Thuốc kháng cholinergic.
1 Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch dùng cho máy phun khí dung: 0,25 mg/ml (20 ml; 60 ml); 0,5 mg/2 ml (20 ml; 60 ml); dung dịch 0,02%.
Dạng phun sương dùng cho bình hít định liều: 17 microgam/liều phun (200 liều).
Dung dịch xịt mũi: Dung dịch 0,03% (21 microgam/nhát xịt, chai 30 ml chứa 345 nhát xịt); dung dịch 0,06% (42 microgam/nhát xịt, chai 15 ml chứa 165 nhát xịt).
2 Dược lực học
Ipratropium bromid là một amoni bậc 4 tổng hợp, một chất đối kháng cạnh tranh không chọn lọc tại các thụ thể muscarinic trên đường hô hấp và các cơ quan khác. Thuốc làm giãn cơ trơn phế quản và tiểu phế quản bằng cách ngăn cản sự kích thích guanyl cyclase, nhờ đó làm giảm sự hình thành guanosin monophosphat (cGMP), yếu tố trung gian gây co thắt phế quản. Ipratropium có tác dụng kháng muscarinic trên cơ trơn phế quản lớn hơn trên các tuyến tiết (ví dụ tuyến nước bọt, dạ dày). Ipratropium hít qua miệng có tác dụng gây giãn cơ trơn phế quản mà không ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch nhầy phế quản, tác dụng rất ít đến bài tiết nước bọt, không làm giãn đồng tử, tăng nhãn áp, không kích thích hệ TKTW cũng như không ảnh hưởng lên chức năng tim mạch.
3 Dược động học
Hấp thu: Tùy thuộc vào dạng bào chế và kỹ thuật hít, có khoảng 10 - 30% liều hít được giữ lại ở phổi để phát huy tác dụng điều trị. Phần lớn liều dùng bị nuốt theo đường tiêu hóa. Tuy nhiên do kém hấp thu trên đường tiêu hóa, chỉ có khoảng < 20% liều dùng được vào hệ thống tuần hoàn chung khi dùng dưới dạng hít qua mũi và khoảng 2 - 7% khi hít qua miệng.
Tác dụng giãn phế quản xuất hiện khoảng 15 phút sau khi hít, hiệu quả tối đa đạt được sau 1 - 2 giờ, thời gian duy trì tác dụng kéo dài từ 4 - 6 giờ.
Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng ≤ 9%. Thể tích phân bố của thuốc là 338 lít. Thuốc không qua được hàng rào nhau thai hoặc vào sữa mẹ,
Chuyển hóa: Thuốc bị chuyển hóa một phần thành các sản phẩm thủy phân ester không có hoạt tính. Khoảng 60% liều hấp thu toàn phần được chuyển hóa ở gan.
Thời trừ: Ipratropium và chất chuyển hóa được đào thải qua nước tiến và phần. Nửa đời thải trừ của thuốc vào khoảng 2 giờ.
4 Chỉ định
Hiện nay, ipratropium không còn được coi là thuốc hàng đầu để điều trị hơn. Thuốc chỉ được sử dụng khi các thuốc kích thích beta, tác dụng không dù mạnh hoặc có tác dụng phụ nặng. Trong những trường hợp này, ipratropium có thể thay thế hoàn toàn thuốc kích thích beta, hoặc dùng phối hợp với thuốc kích thích beta, liều thấp. Thuốc được sử dụng với mục đích giãn cơ trơn phế quản trong một số trường hợp:
Tắc nghẽn hô hấp có hồi phục.
Tắc nghẽn hô hấp đặc biệt trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Con co thắt phế quản cấp.
Điều trị triệu chứng chảy nước mũi (do viêm mũi dị ứng hoặc không phải dị ứng).
5 Chống chỉ định
Mẫn cảm với ipratropium, atropin và dẫn xuất của atropin.
6 Thận trọng
Thận trọng khi dùng ipratropium bromid cho những người bệnh glôcôm góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang. Bệnh nhân xơ nang có thể dễ bị rối loạn nhu động đường tiêu hóa, nên thận trọng khi sử dụng ipratropium cho các bệnh nhân này.
Thuốc có thể gây phản ứng quá mẫn tức thì như nổi mày đay, phù mạch, phát ban, co thắt phế quản, phù nề hầu họng và sốc phản vệ. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, các biến chứng trên mắt có thể xảy ra khi thuốc tiếp xúc với mắt gồm: giãn đồng tử, tăng nhãn áp, glôcôm góc đóng, đau mắt.
Đau mắt, khó chịu, nhìn mờ, đi kèm với đỏ mắt do sung huyết kết mạc và phù kết mạc có thể là dấu hiệu của glôcôm góc đóng. Nếu các triệu chứng trên tiến triển cần điều trị bằng các thuốc co đồng tử dưới sự giám sát của nhân viên y tế ngay lập tức.
7 Thời kỳ mang thai
Mặc dù trên thực nghiệm không thấy thuốc có tác dụng gây quái thai nhưng thuốc chỉ nên dùng cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết.
8 Thời kỳ cho con bú
Sử dụng thuốc thận trọng ở phụ nữ cho con bú.
9 Tác dụng không mong muốn (ADR)
Tác dụng phụ của ipratropium bromid hit qua đường miệng tương tự các thuốc kháng muscarinic khác, tuy nhiên do hấp thu toàn thân ít nên ipratropium bromid hit qua đường miệng ít gây ADR kiểu kháng cholin (như tăng nhãn áp, giãn đồng tử, bí tiểu) hơn các thuốc kháng muscarinic dùng toàn thân.
Thường gặp
Hô hấp: họ, kích ứng tại chỗ.
TKTW: nhức đầu,
Tiêu hóa: buồn nôn, khó tiêu, táo bón, khô miệng.
Ít gặp
Miễn dịch: phát ban,
Mắt; rối loạn điều tiết mắt, tăng nhãn áp góc đóng.
Tim mạch: nhịp tim nhanh,
Hô hấp: co thắt thanh quản.
Da và mô dưới da: phát ban.
Hiếm gặp
Miễn dịch: phản ứng phản vệ, phù mạch ở lưỡi, môi và mặt.
Mẫu tăng áp lực nhân cầu, đau mắt, giãn đồng tử Tim mạch: đánh trống ngực, nhịp nhanh thất, rung nhĩ Hô hấp co thắt phế quản.
Thận và tiết niệu: bí tiểu,
10 Hướng dẫn cách xử trí ADR
Nếu các triệu chứng tăng nhãn áp góc đóng (đau mắt, khó chịu, nhìn mờ, đi kèm với đó mất tiến triển cần điều trị bằng các thuốc co đồng từ ngay lập tức. Với các ADR nghiêm trọng khác, nếu xuất hiện cầu ngừng dùng ipratropium và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp
11 Liều lượng và cách dùng
11.1 Cách dùng
Ipratropium bromid được dùng hút qua đường miệng dưới dạng phun sương hoặc khí dụng. Để điều trị triệu chứng chảy nước mũi, ipratropium bromid được dùng dưới dạng thuốc xịt mũi.
11.2 Liều lượng
Điều trị tắc nghẽn hô hấp có hồi phục
Dạng khí dung (aerosol)
Trẻ từ 1 tháng - 5 tuổi: 20 microgam, 3 lần/ngày.
Trẻ từ 6 - 11 tuổi: 20 - 40 microgam/lần, 3 lần/ngày.
Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 20 - 40 microgam/lần, 3 - 4 lần/ngày.
Điều trị tắc nghẽn hô hấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Người lớn
Dạng khí dung (aerosol): 20 - 40 microgam/lần, 3 - 4 lần/ngày.
Dạng phun sương (nebulization): 250 - 500 microgam, 3 - 4 lần/ngày.
Cơn co thắt phế quản cấp
Dạng phun sương (nebulization)
Trẻ từ 1 tháng - 5 tuổi: 125 - 250 microgam khi cần, tối đa 1 mg/ngày.
Trẻ từ 6 - 11 tuổi: 250 microgam khi cần, tối đa 1 mg/ngày.
Trên 12 tuổi và người lớn: 500 microgam khi cần, tối đa 2 mg/ngày.
Điều trị triệu chứng chảy nước mũi (do viêm mũi dị ứng hoặc không phải dị ứng)
Dùng dạng xịt mũi.
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 42 microgam (1 nhát xịt dung dịch 0,06% hoặc 2 nhát xịt dung dịch 0,03%) vào mỗi lỗ mũi, 2 - 3 lần mỗi ngày.
12 Tương tác thuốc
Các thuốc tránh phối hợp: aclidinium, các thuốc kháng cholinergic, cimetropium, eluxadolin, glucagon, glycopyrolat, levosulpirid, loxapin, Kali clorid, Tiotropium, umeclidinium.
Các thuốc cần thận trọng khi phối hợp
Ipratropium làm tăng tác dụng/độc tính của: abobotulinumtoxin A, thuốc giảm đau opioid, các sản phẩm chứa cannabinoid, mirabegron, ramosetron, rimabotulinumtoxinB, lợi tiểu thiazid, topiramat Các thuốc làm tăng nồng độ/tác dụng của ipratropium: aclidinium, mianserin, pramlintid.
Ipratropium làm giảm nồng độ/tác dụng của: các thuốc ức chế acetylcholinesterase, các thuốc tác dụng trên Đường tiêu hóa (prokinetic), itopríd, secretin.
Các thuốc làm giảm nồng độ/tác dụng của ipratropium: Các thuốc ức chế acetylcholinesterase.
13 Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Liều ipratropium gây tử vong ở người chưa biết. Triệu chứng quá liều nặng tương tự các triệu chứng gây ra bởi atropin như nhịp tim nhanh, thở gấp, sốt cao, các ảnh hưởng trên TKTW như bồn chồn, lú lẫn, hoang tưởng.
Xử trí: Chủ yếu điều trị triệu chứng. Không nên sử dụng phyostigmin do có thể làm nặng thêm các triệu chứng trên tim mạch và gây co giật.
Cập nhật lần cuối: 2018.