Intralipid (Nhũ tương lipid truyền tĩnh mạch)

0 sản phẩm

Intralipid (Nhũ tương lipid truyền tĩnh mạch)

Ngày đăng:
Cập nhật:

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

INTRALIPID (Nhũ tương lipid truyền tĩnh mạch) 

Tên chung quốc tế: Intralipid (Fat emulsion). 

Mã ATC: B05BAO2. 

Loại thuốc: Cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể qua đường tĩnh mạch. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Intralipid: 10% (100 ml, 500 ml), 20% (100 ml, 250 ml, 500 ml, 1 000 ml) hoặc 30% (500 ml) dầu đậu tương, có chứa Phospholipid từ lòng đỏ trứng, glycerol. 

Có nhiều chế phẩm nhũ tương lipid truyền tĩnh mạch chứa dầu đậu tương với hàm lượng khác nhau như: nutrilipid 20%, liposyn III 20, lipofundin MCT/LCT 10%, 20%, clinoleic (20% của hỗn hợp dầu đậu tương và dầu ô liu). 

2 Dược lực học 

Intralipid là nhũ dịch của dầu đậu tương được đẳng trương hóa bằng glycerol và được nhũ hóa bằng các phospholipid lấy từ lòng đỏ trứng. Intralipid gồm hỗn hợp các triglycerid trung tính của các acid béo chủ yếu như acid linoleic, oleic, palmitic, linolenic, stearic, với xấp xỉ 60% acid béo là những acid béo cần thiết. Kích thước và tính chất sinh học của các tiểu phân nhũ dịch rất gần với tính chất sinh lý của các vị thế đường tấp, do đó đưa được qua đường tĩnh mạch.

Sau khi truyền tĩnh mạch intralipid, nhờ lipoprotein Lipase, các triglycerid được thủy phân thành acid béo tự do và glycerol, sau đó l các acid béo tự do tới các mô, ở đây chúng bị oxy hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể hoặc được tái tổng hợp thành triglycerid để đạt trở hay tham gia tạo thành các cấu trúc cơ quan. Glycerol được chuyển hóa thành carbon dioxyd và glycogen hoặc được sử dụng để tổng hợp chất béo của cơ thể.

Chế phẩm lipid có nồng độ đậm đặc được truyền tĩnh mạch rất phù hợp cho những người cần hạn chế đưa dịch vào cơ thể. Intralipid còn được dùng cho người có nhu cầu về năng lượng tăng hoặc có yêu cầu về năng lượng cơ bản. Năng lượng có chứa trong chế phẩm intralipid như sau: Cứ 1 ml chế phẩm loại 10%, 20% và 30% cung cấp được khoảng 1,1 ; 2 và 3 kilo calo tương ứng. 

Khi sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng, liều lượng của intralipid được xác định bởi nhu cầu về năng lượng và trạng thái làm sáng của người bệnh. Lượng intralipid dùng không nên vượt quá 60% lượng calo hàng ngày của người bệnh. 

3 Chỉ định 

Cung cấp năng lượng (calo) và acid béo cần thiết cho những bệnh nhân cần dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài (thường trên 5 ngày), hoặc khi dinh dưỡng qua đường miệng hoặc đường tiêu hóa không đủ, không thể hoặc chống chỉ định; phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu hụt acid béo cần thiết (EFAD). 

4 Chống chỉ định 

Chuyển hóa lipid bất thường như tăng lipid huyết bệnh lý, thận hư nhiễm mỡ hoặc viêm tụy cấp đi kèm với tăng lipid huyết. 

Dị ứng với protein đậu tương. 

Dị ứng nặng với trứng vì phospholipid của lòng đỏ trứng được sử dụng làm chất nhũ hóa trong intralipid. 

5 Thận trọng 

Dùng thuốc ở trẻ sinh non: Tử vong ở trẻ sinh non sau khi tiêm truyền tĩnh mạch nhũ tương lipid đã được báo cáo. Phải tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo; tốc độ truyền càng chậm càng tốt trong từng trường hợp và không nên truyền tốc độ vượt quá 1 g/kg trong 4 giờ. Trẻ sinh non có độ thanh thải kém, do đó phải xem xét việc dùng ít hơn liều khuyến cáo tối đa, theo dõi lipid huyết hàng ngày, thời gian giữa những lần truyền dịch. 

Dùng thận trọng ở người có bệnh phổi, suy gan nặng, thiếu máu hoặc rối loạn đông máu

Khi dùng intralipid, khả năng loại bỏ chất béo truyền vào cơ thể của bệnh nhân phải được theo dõi bằng cách xác định triglycerid huyết thanh. Tránh dùng quá liều. 

Khi dùng dài ngày intralipid, nên làm các xét nghiệm chức năng gan. Nếu thấy chức năng gan bị suy giảm, nên ngưng điều trị. Đếm số lượng tiểu cầu thường xuyên nên được thực hiện ở những trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng đường tiêm với intralipid. 

Sản phẩm có chứa nhóm nên có thể gây độc. Nhôm có thể đạt đến mức gây độc khi tiêm tĩnh mạch kéo dài nếu chức năng thận suy yếu. Trẻ sơ sinh đẻ non tháng đặc biệt có nguy cơ vì thận của chúng còn non yếu và chúng cần một lượng lớn dung dịch calci, phosphat, tương ứng với lượng nhóm đã có. 

6 Thời kỳ mang thai 

Chưa biết liệu thuốc có ảnh hưởng trên bào thai không. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi cần thiết. 

7 Thời kỳ cho con bú 

Thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú. 

8 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Thường gặp 

Tim mạch: rối loạn nhịp tim (35%). 

Chuyển hóa nội tiết: tăng đường huyết (5 - 7%), tăng triglycerid huyết thanh (3%). 

Tiêu hóa; đau bụng (4%), đầy hơi (4%), nôn (người lớn: lên đến 70%, nhi khoa: 46%). 

Miễn dịch học: bệnh do virus (16%). 

Tâm thần: kích động (35%). 

Hô hấp: ngưng thở (20%). 

ADR nghiêm trọng 

Chuyển hóa nội tiết: nhiễm độc nhôm, tăng triglycerid huyết, hội chứng tái dưỡng. 

Huyết học: xuất huyết (39%). 

Gan: bệnh gan, liên quan đến dinh dưỡng đường tiêm truyền. Miễn dịch học: phản ứng quá mẫn, nhiễm trùng liên quan thiết bị dùng (2%), nhiễm trùng huyết. 

Hô hấp: rối loạn phổi. 

Khác: tử vong, sinh non, hội chứng quá tải chất béo. 

9 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Cần áp dụng kỹ thuật vô khuẩn nghiêm ngặt khi thay túi đựng và khi truyền tĩnh mạch intralipid. 

10 Liều lượng và cách dùng 

Cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

10.1 Cách dùng 

Intralipid được dùng để tiêm truyền tĩnh mạch chậm, là một phần của chế độ dinh dưỡng theo đường tiêm truyền, thường kết hợp với các acid amin hoặc dung dịch carbon hydrat. 

Nếu muốn truyền nhũ dịch lipid với acid amin hoặc carbohydrat, tốt nhất là sử dụng cách truyền qua nhánh chữ Y: Lipid được truyền riêng 1 nhánh, nhánh còn lại dành cho glucid và dung dịch acid amin. Hiện nay có công thức phối hợp 3 thành phần này và sẽ trộn ngay trước khi truyền..

Trước khi bắt đầu điều trị, cần quan sát bệnh nhân bất cứ phản ứng dị ứng nào (như khó thở, tím tái, sốt). 

Nhũ tương lipid có thể hòa tan chất hóa dẻo diethyl hexyl phthalat (DEHP) có trong plastic dùng làm túi đựng và bộ tiêm truyền, vì vậy phải sử dụng thiết bị và đồ bao gói không chứa DEHP. 

Do tính chất kém bền của nhũ dịch, hết sức tránh việc trộn với các dung dịch khác vì sẽ phá vỡ độ bền vững của các tiểu phân chất béo. Các kim loại đa hóa trị như calci, magnesi, có thể làm các hạt chất béo kết tụ lại với nhau, làm tăng kích thước tiểu phân, gây tắc mạch. 

10.2 Liều dùng 

Cung cấp năng lượng (calo) 

Ghi chú: Không nên dùng quá 60% tổng lượng calo hàng ngày. Người lớn: Liều trong ngày đầu tiên: 1 – 1,5 g/kg/ngày (không quá 500 ml với intralipid 10% hoặc 20% hoặc 330 ml với intralipid 30% (truyền trong 4 - 6 giờ); liều hàng ngày có thể truyền trong 12 - 24 giờ. Nếu không có phản ứng dị ứng nào, có thể tăng liều.Tối đa: 2,5 g/kg/ngày. 

Trẻ em 1 tháng - dưới 1 tuổi: Liều đầu tiên 1 - 2 g/kg/ngày, tăng liều mỗi lần 0,5 - 1 g/kg/ngày tới tối đa 3 g/kg/ngày phụ thuộc vào nhu cầu hay mục tiêu điều trị. Liều hàng ngày có thể truyền trong 24 giờ. 

Trẻ em 1 - 10 tuổi: Liều đầu tiên 1 - 2 g/kg/ngày, tăng liều mỗi lần 0,5 - 1 g/kg/ngày tới tối đa 2 - 3 g/kg/ngày phụ thuộc vào nhu cầu hay mục tiêu điều trị. Liều hàng ngày có thể truyền trong 24 giờ. Thanh thiếu niên: Liều ngày đầu tiên 1 g/kg/ngày (không quá 500 ml với intralipid 10% hoặc 20% hoặc 330 ml với intralipid 30% (truyền trên 4 - 6 giờ); sau đó tăng mỗi lần 1 g/kg/ngày tới tối đa 2,5 g/kg/ngày phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể. Liều hàng ngày có thể truyền trong 12 - 24 giờ. 

Phòng thiếu hụt acid béo thiết yếu (EFAD) 

Người lớn, trẻ em: Truyền tĩnh mạch ít nhất 2 - 4% tổng lượng calo tiêu thụ dưới dạng acid linoleic và 0,25 - 0,5% dưới dạng acid alpha linolenic. 

Điều trị thiếu hụt acid béo thiết yếu (EFAD) 

Người lớn, trẻ em: Truyền tĩnh mạch 8 - 10% tổng lượng calo tiêu thụ dưới dạng nhũ tương lipid, có thể truyền 1 lần trong ngày. Nếu EFAD có kèm theo stress, có thể tăng liều. 

Người suy thận, suy gan: Theo nhà sản xuất, không cần điều chỉnh liều. Sử dụng thận trọng. 

11 Tương kỵ 

Theo quy định chung, cần tránh thêm những chất khác vào intralipid vì như vậy có thể phá hủy nhũ dịch và tăng nguy cơ tắc mạch do lipid. 

Nhũ tương chất béo có thể hòa tan chất hóa dẻo diethyl hexyl phthalat có trong plastic dùng làm túi đựng và bộ tiêm truyền, vì vậy nhất thiết phải sử dụng thiết bị và đồ bao gói không chứa diethyl hexyl phthalat. 

Cập nhật lần cuối: 2018. 

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Intralipid (Nhũ tương lipid truyền tĩnh mạch)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633