Hydroxyprogesterone
1 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Oanh Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
. Bài viết do ban biên tập dược sĩ Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy biên soạn
Hoạt chất Hydroxyprogesterone được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ.Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Hydroxyprogesterone
1 Tổng quan
1.1 Đặc điểm hoạt chất Hydroxyprogesterone
CTCT: C21H30O3
Trọng lượng phân tử: 330,5 g/mol
1.2 Hình cấu tạo và đặc điểm cấu tạo
Đây là dẫn xuất 17alpha-hydroxy của progesterone, Nó là một steroid 17alpha-hydroxy, một steroid 17alpha-hydroxy-C21 và một ketone alpha-hydroxy bậc ba.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Chống viêm và tăng nồng độ Progesterone cục bộ trong thai kỳ,chống lại sự suy giảm chức năng của progesterone đẫn đến sinh non
2.2 Dược động học
Phân bố: là thuốc ưa lipid và gắng nhiều với protein huyết tương
Chuyển hoá: chuyển hoá nhờ enzym CYP450, chủ yếu là CYP3A4, CYP3A5.
Các yếu tố làm thay đổi biểu hiện và hoạt động của CYP có thể ảnh hưởng đến Độ thanh thải của 17-OHPC, hoạt động của CYP3A tăng lên khi tuổi thai tăng lên và các hình thái di truyền của CYP3A5 ảnh hưởng đến độ thanh thải của cơ chất CYP3A5. Thải trừ: chủ yếu quá phân (50%0, nước tiểu (30%)
3 Chỉ địn
Hydroxyprogesterone được sử dụng để giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ đã sinh non một lần.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho những trường hợp sau:
- Mẫn cảm với Hydroxyprogesterone hoặc dầu thầu dầu
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Huyết áp cao không kiểm soát được
- Bệnh gan hoặc ung thư gan;
- Vàng da do mang thai
- Tiền sử ung thư vú,
- Ung thư tử cung/cổ tử cung hoặc âm đạo; hoặc
- Tiền sử đột quỵ, bệnh tim,
- Cục máu đông
- Bệnh tiểu đường
- Hen suyễn
- Động kinh
- Sản giật hoặc tiền sản giật khi mang thai;
- Bệnh thận;
- Đối tượng nhỏ hơn 16 tuổi
5 Liều dùng - Cách dùng
5.1 Liều dùng
Thời gian bắt đầu điều trị từ tuần 16, ngày thứ 0 đến tuần 20, ngày thứ 6 của thai kỳ
Tiêm bắp: 250mg 1 tuần 1 lần, vị trí tiêm ở góc phần tư phía trên bên ngoài của cơ mông lớn.
Tiêm dưới da: 275 mg 1 tuần 1 lần, vị trí tiêm ở mặt sau của cánh tay
Dùng tiếp đến tuần thứ 37 hoặc đến lúc sinh, mỗi tuần tiêm 1 lần
5.2 Cách dùng
Dùng đường tiêm
Lịch tiêm: Mũi 1 được tiêm vào 3 tháng giai đoạn 2, tức là tháng thứ 4, 5, 6 của thai kỳ, các mũi sau tiêm mỗi tuần cho đến tuần thứ 37 hoặc đến khi bạn sinh con.
Chú ý tuân theo lời hướng dẫn của bác sĩ
6 Tác dụng không mong muốn
Khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như phản ứng dị ứng
- nổi mề đay,
- khó thở,
- ngứa,
- sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng.
Nếu thấy biểu hiện như trên hãy đến ngay cơ sở y tế khám bệnh.
Thuốc Hydroxyprogesterone dưới dạng tiêm có thể gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hơn:
- Vị trí tiêm bị sưng, chảy nước, chảy máu
- Vàng da, vàng mắt
- Stress dẫn đến khó ngủ, tâm trạng thất thường
- Sưng ở tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân
- Huyết áp cao
- Đau đầu, mờ mắt, lo âu
- Chảy máu cam
- Vấn đề đông máu
- Thị lực giảm
- Tiêu chảy, buồn nôn, nôn
7 Tương tác thuốc
Trong khi bạn dùng Hydroxyprogesterone, bạn có dùng thêm các thuốc, thực phẩm chức năng, sản phẩm thảo dược khác thì phải nói với bác sĩ điều trị để tránh có tương tác nào xảy ra.
8 Thận trọng
8.1 Lưu ý và thận trọng
Nếu bệnh nhân gặp một trong các vấn đề sau thì không nên dùng thuốc
- Huyết áp cao
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Bệnh về gan, ung thư gan
- Vàng da
- Bệnh về tim, đột quỵ, cục máu đông
- Ung thư vú, tử cung, cổ tử cung, âm đạo
- Thận trọng với trẻ sơ sinh
- Không dùng cho phụ nữ đang mai thai đôi, ba, … chỉ dùng cho phụ nữ mang thai đơn con
- Hydroxyprogesterone không ngăn chặn được tình trạng chuyển dạ sớm đã bắt đầu
8.2 Xử trí quên liều
Liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn thêm, tuỳ thuộc vào thời gian bạn quên được bao lâu
8.3 Xử trí quá liều
Liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn thêm
9 Các dạng bào chế phổ biến
Hydroxyprogesterone dùng đường tiêm, tiêm vào cơ hoặc dưới da
10 Tài liệu tham khảo
Maisa Feghali 1, Raman Venkataramanan 2, Steve Caritis (đăng tháng 12 năm 2014), Prevention of preterm delivery with 17-hydroxyprogesterone caproate: pharmacologic considerations, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2024
Emma D Deeks (đăng ngày 1 tháng 10 năm 2011), 17 α-Hydroxyprogesterone caproate (Makena™): in the prevention of preterm birth, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2024