Vitamin B12 (Cyanocobalamin, Mecobalamin)

1091 sản phẩm

Ước tính: 6 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Vitamin B12 (Cyanocobalamin, Mecobalamin)

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

Trang 1697-1701, tải PDF TẠI ĐÂY

VITAMIN B12 

(Cyanocobalamin, hydroxocobalamin, mecobalamin) 

Tên chung quốc tế: Vitamin B12 (cyanocobalamin, hydroxocobalamin, mecobalamin).

Mã ATC:

  • Cyanocobalamin: B03BA01.
  • Hydroxocobalamin: B03BA03, V03AB33.
  • Mecobalamin: B03BA05. 

Loại thuốc: thuốc điều trị thiếu máu.

1 Dạng thuốc và hàm lượng

1.1 Cyanocobalamin 

Viên nén: 50 microgam, 100 microgam, 250 microgam, 500 microgam, 1.000 microgam. 

Dung dịch uống: 7 microgam/ml (lọ 200 ml), 1 000 microgam/2 ml (ống 2 ml), 1 000 microgam/4 ml (ống 4 ml).

Dung dịch tiêm: 1 000 microgam/1 ml (ống 1 ml), 1 000 microgam/2 ml (ống 2 ml), 1 000 microgam/4 ml (ống 4 ml).

Dung dịch nhỏ mắt: 0,05% (lọ 10 ml, ống 0,4 ml).

Dạng xịt mũi: 500 microgam/0,1 ml (1 nhát xịt) (bình xịt định liều dùng 1 lần chứa 0,125 ml dung dịch).

1.2 Hydroxocobalamin 

Bột pha tiêm truyền: 5 g. 

Dung dịch tiêm: 500 microgam/1 ml (ống 2 ml), 1 000 microgam/ 1 ml (ống 1 ml). 

1.3 Mecobalamin

Dung dịch tiêm: 500 microgam/1 ml (ống 1 ml).

2 Dược lực học 

Vitamin B12, là tên gọi chung cho một nhóm các hợp chất có chứa cobalt (các cobalamin), trong đó Cyanocobalamin, hydroxocobalamin và Mecobalamin là các thuốc được dùng trong lâm sàng. 

Ở người lớn, nhu cầu vitamin B12, hàng ngày khoảng 1 - 2 microgam và lượng này có trong hầu hết các chế độ ăn thông thường. Tuy nhiên, vitamin B12, chỉ có ở các sản phẩm động vật, không có ở thực vật, vì vậy, chế độ ăn kiêng trong nhiều năm có thể dẫn đến thiếu vitamin B12,. Tình trạng thiếu vitamin B12, còn gặp ở những người bệnh có hội chứng kém hấp thu, rối loạn chuyển hóa, bệnh nguyên hồng cầu khổng lồ gây ra do nitơ oxyd hoặc sau phẫu thuật cắt dạ dày hoặc phẫu thuật cắt đoạn hồi tràng dài. Thiếu vitamin B12, dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và mất myelin cũng như các tổn thương thần kinh khác. 

Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin (mecobalamin) và 5- deoxyadenosylcobalamin (cobamamid) rất cần thiết cho các tế bào sao chép và tăng trưởng, tạo máu, tổng hợp nucleoprotein và myelin. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylmethionin từ homocystein.

Methylcobalamin cũng liên quan chặt chẽ với Acid Folic trong một số con đường chuyển hóa quan trọng. Khi nồng độ vitamin B12, không đủ sẽ gây ra suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác ở trong tế bào. Bất thường về huyết học ở những người bệnh thiếu vitamin B12, là do quá trình này. 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần cho sự đồng phân hóa, chuyển L-methylmalonyl CoA thành succinyl CoA. Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô có tốc độ sinh trưởng mạnh như các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu vitamin B12, có thể gây tổn thương không hồi phục ở hệ thống thần kinh, myelin bị phá hủy, đã thấy các tế bào thần kinh ở cột sống và vỏ não bị chết, gây ra một số triệu chứng thần kinh như dị cảm ở bàn tay, chân, mất phản xạ gân xương, lú lẫn, mất trí nhớ, ảo giác, rối loạn tâm thần. Các tổn thương thần kinh này có thể xảy ra mà không có thay đổi trong hệ thống tạo máu. Vì vậy thiếu hụt vitamin B12, cũng cần phải đặt ra đối với người cao tuổi bị sa sút trí tuệ hoặc có biểu hiện tâm thần ngay cả khi không có thiếu máu. Cơ chế gây tổn thương thần kinh do thiếu vitamin B12, còn chưa được biết rõ, có thể do thiếu hụt methionin synthetase và do methionin không chuyển được sang S-adenosylmethionin. 

Điều trị bằng vitamin B12 thường nhanh chóng cải thiện các triệu chứng thiếu máu, còn các triệu chứng thần kinh thường đáp ứng chậm hơn. Hydroxocobalamin còn có ái lực mạnh đối với ion cyanid nên đã được dùng làm thuốc giải độc khi nhiễm độc cyanid. Mỗi phân tử hydroxocobalamin có thể gắn với một ion cyanid bằng cách thay thế vị trí gắn hydroxo vào ion cobalt hóa trị ba để tạo thành cyanocobalamin, một hợp chất không độc, ổn định và thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy vậy, một số người bệnh điều trị bằng hydroxocobalamin đã thấy xuất hiện kháng thể kháng phức hợp hydroxocobalamin-transcobalamin II. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Sau khi uống, vitamin B12, xuống dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, vitamin B12, được giải phóng ra khỏi protein thức ăn, sau đó được gắn với yếu tố nội (một glycoprotein do tế bào thành dạ dày tiết ra) tạo thành phức hợp vitamin B12 - yếu tố nội. Khi phức hợp này xuống tới phần cuối hồi tràng sẽ gắn vào các thụ thể trên niêm mạc hồi tràng, sau đó được hấp thu tích cực vào tuần hoàn. Để gắn vào thụ thể, cần phải có calci và pH > 5,4. Quá trình hấp thu giảm ở những người thiếu yếu tố nội, hội chứng kém hấp thu, bị bệnh hoặc bất thường ở ruột hoặc sau cắt dạ dày. Một lượng nhỏ vitamin B12, cũng được hấp thu thụ động qua khuếch tán. Nồng độ đinh trong huyết tương đạt được sau khi uống 8 - 12 giờ; sau tiêm bắp 1 giờ; sau khi xịt mũi là 1,25 - 1,9 giờ. 

3.2 Phân bố

Vào máu, vitamin B, gắn vào transcobalamin II là một globulin trong huyết tương để được vận chuyển tới các mô. Hydroxocobalamin gắn với transcobalamin nhiều hơn và được giữ lại trong cơ thể lâu hơn cyanocobalamin. 

3.3 Chuyển hóa và thải trừ

Thuốc được chuyến hóa ở gan. Nửa đời thải trừ khoảng 6 ngày. Khoảng 3 - 8 microgam vitamin B12, được thải trừ qua mật và có chu kỳ gan - ruột; ở người bình thường có đủ yếu tố nội, khoảng 1 microgam thuốc được tái hấp thu. Khi vitamin B12, đưa vào bão hòa khả năng gắn với protein huyết tương và gan, dạng vitamin B12, tự do sẽ nhanh chóng thải trừ qua nước tiểu. Vitamin B12, qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.

4 Chỉ định 

Vitamin B12 điều trị thiếu máu ác tính
Vitamin B12 điều trị thiếu máu ác tính

4.1 Cyanocobalamin 

Phòng và điều trị thiếu vitamin B12.

Điều trị thiếu máu ác tính. 

Phòng thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12 sau cắt dạ dày, do hội chứng kém hấp thu. 

Dùng trong nghiệm pháp Schilling để kiểm tra sự hấp thu và tình trạng thiếu vitamin B12. Hỗ trợ điều trị rối loạn quá trình liền giác mạc (đường nhỏ mắt).

4.2 Hydroxocobalamin 

Điều trị thiếu vitamin B12.

Điều trị thiếu máu ác tính. 

Phòng thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12 sau cắt dạ dày, do hội chứng kém hấp thu.

Điều trị giảm thị lực do hút thuốc lá. Điều trị bệnh teo thần kinh thị giác Leber’s. Điều trị ngộ độc cyanid (nên dùng cùng các biện pháp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và các biện pháp hỗ trợ).

Mecobalamin: Thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12.

5 Chống chỉ định 

Có tiền sử dị ứng với các cobalamin. 

U ác tính, do vitamin B12, làm tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ làm u tiến triển. 

6 Thận trọng 

6.1 Thận trọng chung 

Không chỉ định khi chưa có chẩn đoán xác định. Thường xuyên theo dõi xét nghiệm máu của người bệnh.

Với người bệnh thiếu máu ác tính, phải dùng liều phù hợp và đánh giá xét nghiệm máu thường xuyên ít nhất 3 tháng 1 lần trong 18 tháng cho đến khi bệnh ổn định. 

Đa số thiếu máu hồng cầu khổng lồ là do thiếu vitamin B12 hoặc gây đáp ứng huyết học ở người bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu acid folic. Dùng quá 10 microgam vitamin B12 hàng ngày có thể khổng lồ do thiếu acid folic và có thể che lấp dấu hiện của tỉnh trạng bệnh lý thiếu acid folic. Vitamin B12 không thay thế được acid folic. Nhất thiết phải xác định được nguyên nhân trước khi điều trị, không được dùng acid folic để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa xác định được nguyên nhân, trừ khi phối hợp với vitamin B12 nếu không sẽ thúc đẩy tổn thương thần kinh do thiếu vitamin B12. Nên thường xuyên theo dõi tình trạng huyết học và thần kinh để đảm bảo liệu pháp điều trị là phù hợp.

Sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong đã được báo cáo khi tiêm vitamin B12 đường tiêm.

Rối loạn nhịp tim thứ phát do hạ Kali huyết và tăng tiểu cầu khi điều trị bằng vitamin B12 đã được báo cáo. Nên theo dõi nồng độ kali và số lượng tiểu cầu trong những tuần đầu điều trị và trong suốt thời gian điều trị. 

Không dùng cyanocobalamin, mecobalamin điều trị bệnh Leber’s hoặc giảm thị lực do hút thuốc lá. 

Khi dùng dạng xịt mũi: Ở người bệnh có triệu chứng ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, hiệu quả của vitamin B12 xịt mũi chưa được xác định.

Khi dùng đường nhỏ mắt: Không nên dùng kính áp tròng trong suốt quá trình điều trị. Nếu dùng cũng các thuốc nhỏ mắt khác, phải cách nhau ít nhất 15 phút giữa hai thuốc.

Truyền hydroxocobalamin điều trị ngộ độc cyanid:

Điều trị ngộ độc cyanid phải chú ý ngay lập tức đảm bảo thông khí, cung cấp đủ oxy, bù dịch, hỗ trợ tuần hoàn và điều trị co giật cho người bệnh. Sử dụng biện pháp thích hợp để loại bỏ chất độc tùy theo đường đưa vào cơ thể. 

Một số trường hợp bệnh nhân suy thận cấp kèm hoại tử ống thận cấp, suy thận và có tinh thể calci oxalat trong nước tiểu đã được báo cáo ở người bệnh dùng hydroxocobalamin điều trị ngộ độc cyanid. Trong một số trường hợp, người bệnh cần chạy thận nhân tạo để điều trị. Vì vậy, thường xuyên theo dõi chức năng thận cho bệnh nhân (bao gồm định lượng urê, creatinin) trong vòng 7 ngày sau khi điều trị. 

Tăng huyết áp thoáng qua, thường không có triệu chứng có thể xảy ra, huyết áp tăng cao nhất được quan sát thấy ở cuối thời gian truyền hydroxocobalamin. 

Do có màu đỏ đậm, hydroxocobalamin có thể gây nhuộm đỏ màu da và có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá vết bỏng; đồng thời, có thể làm ảnh hưởng đến việc đánh giá các chỉ số xét nghiệm (như xét nghiệm hóa sinh máu, huyết học, đông máu và xét nghiệm nước tiểu). Ngoài ra, hydroxocobalamin có thể làm máy chạy thận nhân tạo đóng do nhầm lẫn phát hiện ra “vết máu”. Cần xem xét đến điều này trước khi bắt đầu chạy thận nhân tạo cho người bệnh điều trị bằng hydroxocobalamin.

Tính an toàn khi dùng các thuốc giải độc cyanid khác cùng hydroxocobalamin chưa được thiết lập. Nếu quyết định dùng thuốc giải độc cyanid khác cùng hydroxocobalamin, không được dùng các thuốc này trong cùng một đường truyền tĩnh mạch.

7 Thời kỳ mang thai 

Chưa có đầy đủ dữ liệu về sử dụng vitamin B12, ở phụ nữ mang thai. Không dùng vitamin B12, để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ cho phụ nữ mang thai trừ khi chứng minh được nguyên nhân là do thiếu vitamin B12 

Để điều trị ngộ độc cyanid cho phụ nữ mang thai, có thể dùng hydroxocobalamin khi người bệnh ở tình trạng đe dọa tính mạng, không có biện pháp nào thay thế và không dùng quá 2 liều hydroxocobalamin. Trong trường hợp biết người bệnh có thai trong khi điều trị hoặc sau khi điều trị, cần theo dõi sát người bệnh và thai nhi. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Vitamin B12, có phân bố vào sữa mẹ. Chưa có vấn đề gì xảy ra khi dùng thuốc với liều khuyến cáo hàng ngày. Khi phải dùng vitamin B12, cho người mẹ trong trường hợp bệnh lý, không chống chỉ định cho con bú. 

Do chưa có đầy đủ dữ liệu ở phụ nữ cho con bú, nên dừng cho con bú khi dùng hydroxocobalamin điều trị ngộ độc cyanid.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Các phản ứng dị ứng tuy hiếm gặp, nhưng đôi khi rất nặng có thể gây chết người sau khi tiêm các chế phẩm có cobalamin. Đã có kháng thể kháng phức hợp hydroxocobalamin-transcobalamin II trong quá trình điều trị bằng hydroxocobalamin. 

Không có nghiên cứu lâm sàng nào để xác định tần suất gặp ADR của vitamin B12, vì vậy, các ADR của vitamin B12 được xếp ở nhóm “không rõ tần số”, bao gồm: 

Huyết học: Tăng tiểu cầu (phản ứng có thể xảy ra ở tuần đầu điều trị ở người bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ).

Miễn dịch: Phản ứng quá mẫn bao gồm phát ban, ngứa, ban đỏ, xuất hiện kháng thể kháng phức hợp hydroxocobalamin- transcobalamin II, phản ứng phản vệ.

Chuyển hóa và dinh dưỡng: hạ kali huyết.

Thần kinh: đau đầu, run, dị cảm. 

Tim mạch: rối loạn nhịp tim thứ phát do hạ kali huyết.

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy. 

Toàn trạng: sốt, ớn lạnh, nóng bừng, khó chịu. 

Tại chỗ tiêm: đau, ban đỏ, ngứa, chai và phù tại chỗ tiêm.

Da và tổ chức dưới da: mụn, ban dạng bọng nước.

Thận - tiết niệu: nước tiểu có màu đỏ. 

9.1 ADR khi dùng hydroxocobalamin điều trị ngộ độc cấp cyanid

Huyết học: giảm tỷ lệ tế bào lympho. 

Miễn dịch: phản ứng dị ứng bao gồm phù mạch thần kinh, phát ban da, mày đay, ngứa. 

Tâm thần: hội chứng không nghỉ.

Thần kinh: suy giảm trí nhớ, chóng mặt.

Mắt: sưng, kích ứng, đỏ mắt.

Tim: ngoại tâm thu thất, tăng nhịp tim. 

Mạch: tăng huyết áp thoáng qua, thường khỏi trong vòng vài giờ, nóng bừng. 

Hô hấp: tràn dịch màng phổi, khó thở, nghẹt họng, khô họng, khó chịu ở ngực. 

Da: đỏ da và màng nhầy hồi phục được (phần lớn bệnh nhân hồi phục trong vòng 15 ngày), ban da mụn mủ (chủ yếu ở mặt và cổ, có thể kéo dài vài tuần). 

Thận - tiết niệu: nước tiểu đỏ sẫm, rõ nhất trong 3 ngày đầu sau khi dùng thuốc, có thể kéo dài đến 35 ngày sau khi điều trị. Suy thận cấp kèm hoại tử ống thận, suy thận, tinh thể calci oxalat trong nước tiểu. 

Toàn thân: đau đầu, phù ngoại biên.

Phản ứng tại chỗ tiêm. 

Xét nghiệm: Ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu và xét nghiệm nước tiểu. huyết học, đông máu và xét nghiệm nước tiểu. 

9.2 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu người bệnh bị phản ứng phản vệ, phải điều trị cấp cứu phản ứng phản vệ bằng tiêm adrenalin, hô hấp nhân tạo, thở oxygen.

10 Liều lượng và cách dùng

10.1 Cyanocobalamin

10.1.1 Cách dùng

Tiêm: tiêm bắp, không tiêm tĩnh mạch.

Uống: nên dùng giữa các bữa ăn. 

Xịt mũi: Nên dùng trước hoặc sau khi dùng các loại thực phẩm/ thức uống nóng ít nhất 1 giờ vì những thực phẩm nóng có thể gây tiết dịch mũi và làm mất thuốc. An toàn và hiệu quả của dạng xịt mũi chưa được thiết lập ở trẻ em. 

Nhỏ mắt: Không đeo kính áp tròng trong thời gian dùng thuốc.

10.1.2 Phòng thiếu vitamin B12

Uống: Người lớn, 50 - 150 microgam mỗi ngày. Trẻ em, 50 microgam mỗi ngày theo chỉ định của thầy thuốc.

Xịt mũi: Người lớn, 1 nhát xịt (500 microgam) xịt vào một bên mũi mỗi tuần 1 lần. Điều chỉnh liều hoặc đổi sang dạng thuốc khác sau 1 tháng nếu cần. Trẻ em: độ an toàn và hiệu quả của dạng xịt mũi chưa được thiết lập.

10.1.3 Điều trị thiếu vitamin B12

Tiêm bắp: Người lớn, 100 microgam/ngày trong 6 - 7 ngày, sau đó cách một ngày tiêm 1 lần, trong 7 liều tiếp theo, sau đó cách 3 - 4 ngày tiêm 1 lần, trong 2 - 3 tuần. Khi xét nghiệm huyết học trở về bình thường, dùng liều duy trì 100 microgam, mỗi tháng 1 lần. Có thể dùng liều cao hơn trong trường hợp thiếu nặng: liều khởi đầu tử 100 - 1 000 microgam hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần, trong 1 - 2 tuần, sau đó dùng liều 100 - 1 000 microgam, mỗi 1 - 3 tháng hoặc 1 000 microgam, 1 tuần 1 lần, trong 8 tuần, sau đó liều 1 000 microgam, 1 tháng 1 lần. Trẻ em: Tiêm bắp 250 - 1 000 microgam hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần, trong 1 tuần, sau đó dùng hàng tuần và điều chỉnh liều theo đáp ứng của trẻ. 

Xịt mũi: Người lớn, 1 nhát xịt (500 microgam) xịt vào một bên mũi, mỗi tuần 1 lần. Điều chỉnh liều hoặc đổi sang dạng thuốc khác sau 1700 Vitamin B12 1 tháng nếu cần. Trẻ em, độ an toàn và hiệu quả của dạng xịt mũi chưa được thiết lập. 

Đường uống: 1 - 2 mg mỗi ngày, trong 1 – 2 tuần; điều trị duy trì: 1 mg mỗi ngày. 

10.1.4 Điều trị thiếu máu ác tỉnh 

Tiêm bắp: Người lớn và trẻ em, 100 microgam/ngày, trong 6 - 7 ngày, sau đó cách 1 ngày tiêm 1 lần, trong 7 liều tiếp theo, sau đó cách 3 - 4 ngày tiêm 1 lần, trong 2 - 3 tuần. Khi xét nghiệm huyết học trở về bình thường, dùng liều duy trì 100 microgam, mỗi tháng 1 lần. Hoặc có thể dùng liều như sau: 

Điều trị thiếu máu ác tính và các trường hợp thiếu máu hồng cầu to khác không có tổn thương thần kinh: Liều khởi đầu 250 - 1 000 microgam, tiêm bắp 2 ngày 1 lần, trong 1 - 2 tuần, sau đó 250 microgam, mỗi tuần 1 lần, cho đến khi công thức máu bình thường. Liều duy trì: 1.000 microgam, mỗi tháng 1 lần. 

Điều trị thiếu máu ác tính và các trường hợp thiếu máu hồng cầu to khác có tổn thương thần kinh: Liều khởi đầu 1 mg, tiêm bắp 2 ngày 1 lần, cho đến khi có sự cải thiện. Liều duy trì: 1 mg, mỗi tháng 1 lần. 

Uống: Để điều trị thiếu máu ác tính khi không dùng được đường tiêm, uống, dùng liều ít nhất 300 microgam mỗi ngày. Có thể tăng liều theo chỉ định của thầy thuốc đến 1 - 2 mg mỗi ngày.

Xịt mũi: Điều trị duy trì thiếu máu ác tính ở người lớn bệnh đã thuyên giảm sau khi dùng vitamin B12 tiêm bắp và không có triệu chứng ở hệ thần kinh liên quan đến bệnh. Người lớn: 1 nhát xịt (500 microgam) xịt vào một bên mũi, mỗi tuần 1 lần. Điều chỉnh liều hoặc đổi sang dạng thuốc khác sau 1 tháng nếu cần.

10.1.5 Phòng thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12 sau cắt dạ dày, do hội chứng kém hấp thu

Người lớn và trẻ em: Tiêm bắp 250 - 1 000 microgam, mỗi tháng 1 lần. 

10.1.6 Dùng trong nghiệm pháp Schilling

Tiêm bắp 1 mg. Phải dùng vitamin B12 gắn phóng xạ 57Co hoặc 58Co uống cùng với tiêm bắp vitamin B12. Lấy nước tiểu 24 giờ để tìm lượng vitamin B12 được đào thải. 

10.1.7 Hỗ trợ điều trị rối loạn quá trình liền giác mạc

Nhỏ 1 giọt vào túi kết mạc dưới, 3 - 4 lần 1 ngày tùy vào rối loạn ở mắt.

10.2 Hydroxocobalamin 

10.2.1 Cách dùng

Tiêm: Tiêm bắp, không tiêm tĩnh mạch. 

Bột pha tiêm truyền tĩnh mạch: Dùng theo đường truyền tĩnh mạch. Lọ bột 5 g được hoàn nguyên tạo thành thể tích 200 ml để truyền thuốc. Khuyến cáo dùng dung dịch Natri clorid 0,9% để pha thuốc. Sau khi cho dung dịch natri clorid vào lọ thuốc, úp ngược lọ thuốc và lật ngược lại nhiều lần trong ít nhất 1 phút để thuốc tan hoàn toàn, không được lắc lọ thuốc. Chỉ khi không dịch natri clorid 0,9% thì có thể dùng dung dịch Ringer lactat hoặc dịch natri clorid 0,9% thì có thể dùng dung dịch Ringer lactat hoặc glucose 5%. 

10.2.2 Điều trị thiếu vitamin B12

Người lớn: Nhẹ: Tiêm bắp 1 mg, mỗi tuần 1 lần hoặc tới 3 lần 1 tuần đến khi cải thiện, sau đó duy trì liều 1 mg, 2 – 3 tháng 1 lần. 

Nặng: Tiêm bắp 1 mg, 2 ngày 1 lần, tới 3 tuần, sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng; liều duy trì 1 mg, 2 - 3 tháng 1 lần.

Trẻ em: Tiêm bắp 250 - 1 000 microgam hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần, trong 1 tuần, sau đó dùng hàng tuần và điều chỉnh liều theo đáp ứng của trẻ. 

10.2.3 Điều trị thiếu máu ác tính 

Người lớn và trẻ em: Nhẹ đến vừa: Tiêm bắp liều khởi đầu 100 microgam mỗi ngày trong từ 2 tuần trở lên đến khi đạt tổng liều 1 - 5 mg; liều duy trì: 30 - 50 microgam mỗi tháng. Nặng: Tiêm bắp liều khởi đầu 1 mg mỗi ngày, trong 7 ngày hoặc 2 ngày 1 lần, trong 7 - 14 ngày; sau đó duy trì 1 mg, mỗi 2 - 3 tháng.

Hoặc có thể dùng liều như sau: 

Điều trị thiếu máu ác tính và các trường hợp thiếu máu hồng cầu to khác không có tổn thương thần kinh: Liều khởi đầu 250 - 1 000 microgam, tiêm bắp 2 ngày 1 lần, trong 1 - 2 tuần, sau đó 250 microgam, 1 tuần 1 lần, cho đến khi công thức máu bình thường.

Liều duy trì: 1 mg, 2 - 3 tháng 1 lần. 

Điều trị thiếu máu ác tính và các trường hợp thiếu máu hồng cầu to khác có tổn thương thần kinh: Liều khởi đầu tiêm bắp 1 mg, 2 ngày 1 lần, cho đến khi có sự cải thiện. Liều duy trì: 1 mg, 2 tháng 1 lần.

10.2.4 Phòng thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12

Tiêm bắp 1 mg, 2 - 3 tháng 1 lần. 

10.2.5 Điều trị giảm thị lực do hút thuốc lá và bệnh teo thần kinh thị giác Leber's 

Liều khởi đầu 1 mg, tiêm bắp mỗi ngày 1 lần, trong 2 tuần, sau đó 2 lần 1 tuần cho đến khi có sự cải thiện. Liều duy trì: 1 mg, 3 tháng 1 lần. 

10.2.6 Điều trị ngộ độc cyanid (bột pha tiêm truyền tĩnh mạch 5 g)

Dùng theo đường truyền tĩnh mạch. 

Nên dùng cùng các biện pháp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và các biện pháp hỗ trợ. 

Liều khởi đầu ở người lớn là 5 g (thể tích 200 ml), ở trẻ em là 70 mg/kg trọng lượng cơ thể nhưng không vượt quá 5 g. Tùy vào mức độ ngộ độc và đáp ứng lâm sàng, có thể dùng thêm liều thứ hai như liều khởi đầu. Liều khởi đầu được truyền tĩnh mạch trên 15 phút, liều thứ hai được truyền trong khoảng thời gian từ 15 phút đến 2 giờ tùy vào tình trạng bệnh nhân.

Tổng liều tối đa ở người lớn không quá 10 g, ở trẻ em không quá 140 mg/kg và không vượt quá 10 g.

10.3 Mecobalamin 

Thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12: Người lớn, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 500 microgam, 3 lần 1 tuần. Sau khoảng 2 tháng, dùng liều duy trì 500 microgam, 1 - 3 tháng 1 lần.

Một số sản phẩm chứa Vitamin B12
Một số sản phẩm chứa Vitamin B12

11 Tương tác thuốc 

Hấp thu vitamin B12 từ Đường tiêu hóa có thể bị giảm khi dùng cùng Neomycin, acid aminosalicylic, các thuốc kháng histamin H2, biguanid, cholestyramin, Kali clorid, MethyldopaColchicin. Nồng độ trong huyết thanh có thể bị giảm khi dùng đồng thời với Cloramphenicol có thể làm giảm tác dụng của vitamin B12 trong thuốc tránh thai đường uống. 

Cloramphenicol có thể làm giảm tác dụng của vitamin B12 trong bệnh thiếu máu. 

Tác dụng điều trị của vitamin B12, có thể bị giảm khi dùng đồng thời với omeprazol. Omeprazol làm giảm acid dịch vị, nên làm giảm hấp thu vitamin B12,. Nếu dùng phối hợp, nên tiêm vitamin B12, Nếu dùng thuốc nhỏ mắt chứa vitamin B12, cùng các thuốc nhỏ mắt khác, phải đợi ít nhất 15 phút giữa 2 thuốc. 

Do có màu đỏ đậm, dung dịch hydroxocobalamin truyền tĩnh mạch có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá các chỉ số xét nghiệm (như xét nghiệm hóa sinh máu, huyết học, đông máu và xét nghiệm nước tiểu). Dựa vào một số nghiên cứu in vitro, ảnh hưởng của liều 5 g hydroxocobalamin lên một số xét nghiệm như sau: 

Ảnh hưởng của liều 10 g hydroxocobalamin có thể kéo dài thêm 24 giờ. Mức độ và thời gian ảnh hưởng trên bệnh nhân ngộ độc cyanid có thể thay đổi tùy theo mức độ ngộ độc. Kết quả có thể khác nhau giữa các máy phân tích khác nhau, vì vậy, cần phải thận trọng khi báo cáo và đánh giá kết quả xét nghiệm.

Hydroxocobalamin còn có thể ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm nước tiểu. Ảnh hưởng của các xét nghiệm này có thể kéo dài 48 giờ sau liều 5 g hoặc có thể kéo dài hơn. Cần phải thận trọng khi đánh giá kết quả xét nghiệm nước tiểu. 

Chỉ số xét nghiệm Không quan sát thấy ảnh hưởngGây tăng Gây giảmKhông dự đoán trước đượcThời gian ảnh hưởng sau liều 5g
Sinh hoá 

Calci 

Natri 

Kali  

Clorid 

Urê

GGT

Creatinin 

Bilirubin toàn phần và liên hợp

Triglycerid  

Cholesterol 

Protein toàn phần 

Glucose 

Albumin 

Phosphatase kiềm

ALT

Amylase

Phosphat

Acid uric

AST

Creatin kinase

Creatin kinase isoenzym

MB (CKMB)

Lactat dehydrogenase (LDH)

24 giờ (ngoại trừ bilirubin có thể tới 4 ngày)
Huyết học

Hồng cầu 

Haematocrit 

Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) 

Bạch cầu 

Bạch cầu lympho 

Bạch cầu mono

Bạch cầu ưa base 

Bạch cầu trung tính Tiểu cầu 

Hemoglobin (Hb)

Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH)

Hemoglobin trung bình trong một thể tích máu (MCHC)

  12 - 16 giờ
Đông máu   

Tăng thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá (aPTT)

Thời gian prothrombin (PT), Quick, IRN

24 giờ

12 Tương kỵ 

Hydroxocobalamin dạng bột 5 g: 

Không được pha thuốc với các sản phẩm khác, ngoại trừ dung dịch natri clorid 0,9%, Glucose 5% và Ringer lactat. 

Tương kỵ vật lý (xuất hiện kết tủa) đã được quan sát khi trộn dung dịch hydroxocobalamin hoàn nguyên với các thuốc sau: Diazepam, dobutamin, dopamin, Fentanyl, Nitroglycerin, pentobarbital, natri Phenytoin, Propofol và thiopental. 

Tương kỵ hóa học đã được quan sát khi trộn dung dịch hydroxocobalamin hoàn nguyên với các thuốc sau: epinephrin, lidocain hydroclorid, adenosin, atropin, Midazolam, ketamin, succinylcholin clorid, amiodaron hydroclorid, Natri bicarbonat, natri thiosulfat, natri nitrit, Acid Ascorbic

Do đó, những thuốc này và các thuốc khác không được tiêm đồng thời vào cùng một đường truyền tĩnh mạch với hydroxocobalamin. Không khuyến cáo truyền đồng thời hydroxocobalamin với máu và các sản phẩm từ máu vào cùng một đường truyền tĩnh mạch.

13 Quá liều và xử trí 

Hydroxocobalamin dùng để điều trị ngộ độc cyanid: Nếu quá liều xảy ra, điều trị các triệu chứng, có thể chạy thận nhân tạo trong trường hợp độc tính liên quan rõ rệt đến hydroxocobalamin. Tuy nhiên, do có màu đỏ sẫm, hydroxocobalamin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy chạy thận nhân tạo.

Cập nhật lần cuối: 2019. 

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Vitamin B12 (Cyanocobalamin, Mecobalamin)

Nước rửa mắt Rohto Lycee
Nước rửa mắt Rohto Lycee
Liên hệ
Red-Life For Women
Red-Life For Women
780.000₫
Hycoba-BFS 10mg
Hycoba-BFS 10mg
Liên hệ
FeMax 10ml Olympia
FeMax 10ml Olympia
150.000₫
Areum
Areum
Liên hệ
Viên uống bổ khớp Q&P Kowa 120
Viên uống bổ khớp Q&P Kowa 120
Liên hệ
3B Gold Vinaphar
3B Gold Vinaphar
65.000₫
NMN 21600 Premium Jpanwell
NMN 21600 Premium Jpanwell
Liên hệ
Vitamin 3B4++ HP Pharma
Vitamin 3B4++ HP Pharma
Liên hệ
Detox-Bogan
Detox-Bogan
105.000₫
V-Ginsoft
V-Ginsoft
Liên hệ

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633