Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria L.)

19 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria L.)

Hoàng đằng được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị viêm, giúp giải độc. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Hoàng đằng.

1 Giới thiệu về cây Hoàng đằng

Hoàng đằng là cây gì? Hoàng đằng còn có tên gọi khác là Hoàng Liên đằng, Dây vàng giang, Nam hoàng liên, mọc dưới tán rừng thứ sinh, ở độ cao 10-200m, gặp nhiều từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Tên khoa học của Hoàng đằngFibraurea tinctoria L., cây Hoàng đằng thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Mời các bạn theo dõi hình ảnh cây Hoàng đằng trong hình dưới đây.

Hình ảnh thân lá và hoa của cây Hoàng đằng
Hình ảnh thân lá và hoa của cây Hoàng đằng

1.1 Đặc điểm thực vật

Dây leo to có rễ và thân già màu vàng, cứng, thân có rễ. Lá mọc so le, to bằng bàn tay, mặt trên láng bóng, cuống uốn đặc biệt; dài 9-20cm, rộng 4-10cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có ba gân chính rõ; cuống lá dài, hơi gắn vào trong phiến, phình lên ở hai đầu. 

Hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chùy dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh 2 lần, dài 30-40cm. Hoa có lá dài hình tam giác, hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa cái có 3 lá noãn. Quả hạch hình trái xoan, khi chín chuyển vàng.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ và thân già.

Rễ cây Hoàng đằng và thân già được thu hái vào tháng 8-9, sau khi cạo sạch lớp bần bên ngoài chặt thành từng đoạn, phơi khô hoặc sấy khô.

Hoàng đằng
Hoàng đằng

==>> Mời bạn đọc xem thêm vị thuốc cùng công dụng: Hoàng bá - Vị thuốc bổ đắng, giúp thanh nhiệt và giải độc hiệu quả

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, Hoàng đằng có từ Nghệ An tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Ngoài ra, cây còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia. 

2 Thành phần hóa học

2.1 Nhóm hợp chất

Kết quả sàng lọc hàm lượng hóa học từ chiết xuất etanolic và chiết xuất nước nóng được thể hiện trong bảng 1. Chiết xuất etanol của Hoàng đằng chứa alkaloid, terpenoid, steroid, flavonoid và anthraquinon. Trong khi đó, chiết xuất nước nóng cho thấy có alkaloid, terpenoid, flavonoid, steroid, polyphenol, tanin và anthraquinon.

Các hợp chất hóa học có trong Hoàng đằng khiến loài cây này có khả năng kháng khuẩn là flavonoid và alkaloid. Các hợp chất flavonoid được tiết ra từ thực vật như một chất bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của vi sinh vật. Vì vậy, flavonoid thu được từ thực vật có hiệu quả như chất chống vi trùng. Flavonoid là một hợp chất polyphenol có nhiều khả năng chống oxy hóa, chống khối u, chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Cơ chế kháng khuẩn của alkaloid là do phá vỡ peptidoglycan từ tế bào vi khuẩn khiến thành tế bào không dính vào nhau.

Kết quả đo quang phổ UV-vis cho thấy tổng thành phần tanin, alcaloid và Saponin trong dịch chiết etanol của Hoàng đằng cao hơn dịch chiết nước. Trong khi đó, thành phần phenol của dịch chiết gốc nước cao hơn so với dịch chiết Ethanol. Hàm lượng tanin, phenol, alkaloid và saponin tổng số từ dịch chiết dạng nước lần lượt là 37,14 %, 15,40 %, 1,96 % và 3,31 % và từ dịch chiết etanol là 57,20 %, 17,38 %. , 0,54 % và 4,13 % tương ứng.

Các nhóm hợp chất trong Hoàng đằng
Các nhóm hợp chất trong Hoàng đằng

2.2 Alkaloid và diterpenoid

Các nhà khoa học đã phân lập 45 hợp chất, bao gồm protoberberin alkaloid và furanoditerpenoid, từ thân cây Hoàng đằng. Các hợp chất furanoditerpenoid được phân lập từ cây này bao gồm epi-8-hydroxycolumbin, fibrauretin B, fibrauretin C, fibrauretin D, fibrauretin E, fibrauretin F, epi-12 -palmatoside G, floribundic ester, fibraurin, fibraurinoside, fibleucin, fibleucinoside, chasmanthin, fibrauretin A, fibrauretinoside A và epifibrauretinoside A. 

Các hợp chất khác đã được xác định là palmatin, jatrorrhizin, columbamin, stepharanin, 8-trichloromethyl-7,8-dihydropalmatin, hỗn hợp của N -( p - trans - coumaroyl)-tyramin và N-( p-cis-coumaroyl)-tyramin, N-trans-feruloyl tyramin, N -cis -feruloyl tyramin, corydaldin, thalifolin, p -hydroxybenzaldehyde, vanillin, syrigaldehyd, metyl vanit, metyl syringat, axit vanillic, axit syringic, axit ferulic, axit caffeic, fibraurecdyside A, makisterone A, hỗn hợp β-sitosterol và sigmasterol, β-sitosterol 3- O -β-D-glucopyranoside, physcion, dehydrogormouregin và dimethyl este axit thomasidioic.

3 Tác dụng - Công dụng của Hoàng đằng

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Kháng khuẩn, kháng nấm, chống sốt rét

Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm kháng sốt rét và độc tính tế bào trên một số cây trồng ở miền Nam Việt Nam. Hoàng đằng có hoạt tính cao nhất trong số 38 loài thực vật được kiểm tra về hoạt tính chống sốt rét, với giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 0,40 - 1,10 μg/mL. Một nghiên cứu về các hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm của một số loài thực vật mọc trên đảo Borneo cho thấy rằng lá và thân được chiết xuất bằng dichloromethan và metanol có hoạt tính chống lại Bacillus cereus và Staphylococcus aureus với các vùng ức chế lần lượt là 10mm và 16mm, đồng thời có các giá trị Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) nằm trong khoảng từ 25 - 100 μg/mL.

3.1.2 Hoạt tính chống viêm

Trong các nghiên cứu khác, floribundic ester và fibraurin từ Hoàng đằng cho thấy hoạt tính chống viêm đáng kể khi dùng ở liều 100 mg/kg để giảm phù chân chuột bằng carrageenan. Ngoài ra, năm thành phần từ cây, cụ thể là Epi-12-palmatoside G, fibraurin, fibraurinoside, fibrauretin A và epifibrauretinoside A, đã ức chế sản xuất NO từ đại thực bào ở mức 1–4 μg/mL. Người ta cũng phát hiện ra rằng chiết xuất metanol đã ức chế cytochrom P450 3A4 với IC50 là 5,10 μg/mL.

3.1.3 Chống oxy hóa, chống khối u

Nghiên cứu đã đo hoạt tính chống oxy hóa, độc tính cấp tính và độc tính tế bào của Hoàng đằng trồng ở Thái Lan. Thử nghiệm chất chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazil) cho thấy rằng các chiết xuất chloroform và metanol của cây thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh với các giá trị IC50 là 78,80 và 83,60 μg/mL. Ngược lại, chiết xuất ether dầu hỏa và nước cho thấy hoạt tính chống oxy hóa yếu hơn. Dịch chiết chloroform của cây cho thấy hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư ở người MCF-7. Hoàng đằng cũng cho thấy hoạt động chống tăng sinh vừa phải chống lại ung thư cổ tử cung ở người (HeLa), ung thư miệng (KB) và ung thư tế bào gan ở người (HepG2).

Tác dụng của Hoàng đằng
Tác dụng của Hoàng đằng

==>> Bạn đọc có thể tham khảo: Đan sâm - Vị thuốc giảm đau, bổ huyết và nhuận tràng hiệu quả

3.2 Cây Hoàng đằng chữa bệnh gì?

Hoàng Đằng có tính hàn, vị đắng, quy vào kinh can, phế, tỳ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng.

Trong đông y, cây Hoàng đằng được dùng trong trị các loại sưng viêm, đau mắt, sốt rét, kiết lỵ, viêm ruột tiêu chảy, viêm tai, lở ngứa ngoài da và làm thuốc bổ đắng.

4 Các bài thuốc từ cây Hoàng đằng

4.1 Trị viêm đường tiết niệu, viêm gan virus, viêm âm đạo, bạch đới, viêm tai trong và hội chứng lỵ

Nguyên liệu: Hoàng đằng, Mộc thông, Huyết dụ mỗi vị 10-12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống. Hoặc có thể sử dụng cây Hoàng đằng ngâm rượu. 

4.2 Viêm tai có mủ

Nguyên liệu: Bột Hoàng đằng 20g, Phèn chua 10g.

Cách làm: Trộn đều nguyên liệu, thổi dần vào tai 2-3 lần mỗi ngày.

4.3 Mắt sưng đỏ hoặc có màng

Nguyên liệu: Hoàng đằng 4g, 1 ít phèn chua.

Cách làm: Tán nhỏ, đun cách thủy lấy phần dịch trong nhỏ mắt.

4.4 Hoàng liên giải độc thang

Nguyên liệu: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng đằng, Chi Tử mỗi vị 8-12g.

Cách làm: Sắc nước uống chia làm 2 lần trong ngày, dùng để tả hỏa, giải độc.

Hoàng liên giải độc thang
Hoàng liên giải độc thang

4.5 Trị kiết lỵ

Nguyên liệu: Hoàng đằng và cao Mức hoa trắng hoặc cao Hoàng đằng và cao Cỏ sữa lá lớn.

Cách làm: Tán thành bột, luyện thành thuốc viên uống mỗi ngày.

Hoặc: 14g Hoàng đằng, 20g lá mô, 20g cỏ sữa lá lớn.

Cách làm: Sắc với nước 20 phút, uống khi còn ấm.

4.6 Trị vàng da do bệnh gan

Nguyên liệu: Hoàng đằng, Xạ vàng mỗi vị 25g.

Cách làm: Sắc với nước uống trong ngày.

4.7 Trị tiêu chảy, sốt rét, kiết lỵ

Nguyên liệu: 10 – 15g hoàng đằng.

Cách làm: Sắc với 600ml nước tới khi còn khoảng 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày khi còn ấm.

4.8 Trị kẽ chân viêm lở chảy nước

Nguyên liệu: 15g Hoàng đằng và 10g Kha tử.

Cách làm: Tán nhỏ, sắc lấy nước đặc, ngâm chân 1-2 lần mỗi ngày.

4.9 Trị đau mắt sưng đỏ kèm chảy nước mắt

Nguyên liệu: Hoàng đằng 8g, Mật mông 9g, Cúc Hoa, Kinh Giới, Long đởm thảo, Phòng Phong, Bạch Chỉ mỗi vị 4g, Cam Thảo 2g.

Cách làm: Sắc với nước uống mỗi ngày.

5 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Indah Purwaningsih và cộng sự (Ngày đăng 29 tháng 1 năm 2023). A Review of Fibraurea tinctoria and Its Component, Berberine, as an Antidiabetic and Antioxidant, MDPI. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023. 

2. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Hoàng đằng trang 162-163, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.

3. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Hoàng đằng trang 1106-1107, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria L.)

Koras Đại Tràng
Koras Đại Tràng
Liên hệ
Xịt vết thương Santago
Xịt vết thương Santago
Liên hệ
Minh Nhãn Khang Platinum
Minh Nhãn Khang Platinum
Liên hệ
Vương Niệu Đơn
Vương Niệu Đơn
245.000₫
Flobee Extra (50 viên)
Flobee Extra (50 viên)
Liên hệ
Viên Xương Khớp Chỉ Thống Cốt
Viên Xương Khớp Chỉ Thống Cốt
195.000₫
Chính khí K-G
Chính khí K-G
Liên hệ
Ci Baberin
Ci Baberin
Liên hệ
Tràng Khang Đan Viphar New
Tràng Khang Đan Viphar New
Liên hệ
Ích Tâm Khang Platinum
Ích Tâm Khang Platinum
495.000₫
Đại tràng Pharbaco
Đại tràng Pharbaco
165.000₫
12 1/2
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633